Thị trường
Việt Nam - Nhân tố then chốt trong chuỗi cung ứng điện tử thông minh
Tiểu Phương - Thứ Bảy, 30/11/2024 6:29 SA
Vietnet24h - Việt Nam đã và đang trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu. Nhờ vào các chính sách hỗ trợ đầu tư hiệu quả, hạ tầng công nghiệp hiện đại, cũng như sự gia tăng các dự án FDI từ các ông lớn ngành điện tử, Việt Nam không chỉ thu hút vốn đầu tư mà còn đang dần chiếm lĩnh vị trí chiến lược trong chuỗi cung ứng điện tử thông minh toàn cầu.

Năm 2024 đang mở ra một bức tranh kinh tế toàn cầu với nhiều biến động và thách thức, đặc biệt là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nền kinh tế lớn như Mỹ và Trung Quốc, cùng với các căng thẳng địa chính trị không ngừng gia tăng như cuộc chiến Nga-Ukraine và xung đột Israel-Palestine. Mặc dù vậy, nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là ngành điện tử, vẫn giữ được vị thế vững vàng và có triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào những xu hướng toàn cầu và chính sách phát triển công nghiệp hợp lý.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương – Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam, UVBCH Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo: Nâng tầm doanh nghiệp điện tử Việt Nam dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu.

 

Ngành điện tử Việt Nam, với vai trò là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là trong các công đoạn gia công linh kiện và lắp ráp, được cho là đang hưởng lợi từ các xu hướng và chính sách này. Việc các chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc, cùng với sự cạnh tranh gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, đã tạo ra một làn sóng chuyển dịch đầu tư vào các thị trường tiềm năng như Việt Nam. Các nhà đầu tư lớn, đặc biệt là từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Samsung, Foxconn, và Pegatron, tiếp tục đổ vốn vào Việt Nam để tận dụng lợi thế về chi phí sản xuất, cũng như sự ổn định chính trị và môi trường đầu tư hấp dẫn.

Việt Nam đã chứng tỏ khả năng thu hút dòng vốn FDI mạnh mẽ vào ngành điện tử. Chỉ trong tháng 1 năm 2024, Việt Nam đã ghi nhận hơn 2,36 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư quốc tế đối với thị trường này. Dự báo, năm 2024, tổng vốn đầu tư thực hiện vào Việt Nam có thể đạt khoảng 23,5 tỷ USD, tăng nhẹ so với năm 2023. Với việc thu hút các dự án FDI lớn vào ngành điện tử, Việt Nam đang dần trở thành một trung tâm sản xuất linh kiện điện tử và lắp ráp quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo các doanh nghiệp trong ngành, các chuyên gia, kỹ sư công nghệ trong và ngoài nước tham dự.

Các tập đoàn lớn như Samsung, LG, Intel, Amkor,... đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử và bán dẫn tại Việt Nam, đồng thời thúc đẩy việc phát triển các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị điện tử thông minh. Điều này không chỉ góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mà còn tạo ra những cơ hội việc làm mới, nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động và thúc đẩy chuyển đổi công nghiệp quốc gia.


Ông Sam Hui, Phó Chủ tịch Global Sources, phát biểu tại Hội thảo Nâng tầm doanh nghiệp điện tử Việt Nam dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tại Hội thảo “Nâng tầm doanh nghiệp điện tử Việt Nam dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu do Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam tổ chức trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Linh kiện Điện tử và Sản xuất Thông minh tại Việt Nam 2024 (GEIMS Việt Nam 2024), Bà Đỗ Thị Thúy Hương – Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam, UVBCH Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam đã nhận định, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của ngành điện tử tại Việt Nam đạt mức cao, tính đến hết tháng 10 năm 2024 kim ngạch xuất khẩu của điện tử Việt Nam đã đạt con số 105 tỷ Đô la Mỹ, xấp xỉ bằng giá trị xuất khẩu cả năm 2024 (109 tỷ Đô la Mỹ), song lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất gia công của doanh nghiệp nội địa vẫn còn khá khiêm tốn.

Theo các chuyên gia, tỷ lệ lợi nhuận từ gia công điện tử tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 5-10% tổng giá trị sản phẩm. Điều này chủ yếu do Việt Nam tham gia vào các công đoạn cuối cùng của chuỗi cung ứng, chủ yếu là gia công 
 và sản xuất linh kiện, lắp ráp, là vị trí thấp nhất trong đường cong nụ cười về giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng. Trong khi các công đoạn có giá trị gia tăng cao như nghiên cứu và phát triển (R&D), thiết kế sản phẩm, và kiểm tra chất lượng sản phẩm đều được thực hiện ở các quốc gia phát triển, hay các dịch vụ logistics, dịch vụ sau bán hàng cũng chưa được thực hiện bởi doanh nghiệp nội địa.


Một yếu tố quan trọng giúp Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn trong chuỗi cung ứng điện tử chính là hệ thống hạ tầng công nghiệp ngày càng hoàn thiện. Nhiều khu công nghiệp (KCN) tại Việt Nam được xây dựng với cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu về kho bãi, nhà xưởng, và các tiện ích khác cho doanh nghiệp sản xuất điện tử. Các KCN này chủ yếu phục vụ các hoạt động sản xuất gia công, lắp ráp linh kiện điện tử, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, từ đó tạo ra môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) hỗ trợ doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Không chỉ có cơ sở hạ tầng công nghiệp, các KCN còn có lợi thế về vị trí chiến lược, khi nhiều KCN được xây dựng gần các tuyến cao tốc, cảng biển, và sân bay quốc tế. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu đầu vào và sản phẩm hoàn thiện ra thế giới. Các tuyến cao tốc quan trọng, như cao tốc Bắc - Nam, đã và đang được hoàn thiện, giúp kết nối các khu công nghiệp với các thành phố lớn và các khu vực logistics quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của ngành điện tử tại Việt Nam.

Ngoài hạ tầng công nghiệp, chính sách pháp lý cũng là yếu tố không thể thiếu giúp Việt Nam thu hút các khoản đầu tư FDI vào ngành điện tử. Các chính sách ưu đãi về thuế, ưu tiên các ngành công nghiệp công nghệ cao và điện tử, cũng như các quy định thuận lợi trong việc thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, đã góp phần lớn vào việc hình thành chuỗi cung ứng điện tử tại Việt Nam.

Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo các doanh nghiệp trong ngành, các chuyên gia, kỹ sư công nghệ trong và ngoài nước tham dự.

Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu) và CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), mở ra cơ hội lớn cho ngành điện tử Việt Nam khi tiếp cận các thị trường lớn như EU, Nhật Bản và Mỹ. Những hiệp định này giúp giảm bớt rào cản thuế quan, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm ra thế giới.

Ông Sam Hui - Phó Chủ tịch Global Sources đưa ra nhận định xu hướng tìm nguồn cung ứng của nhà mua hàng là điều quan trọng đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường xuyên biên giới. Khi toàn cầu hóa phát triển, các công ty phải bắt kịp những xu hướng mới nhất trong việc tìm nguồn cung ứng quốc tế nếu muốn giữ vững vị thế cạnh tranh.

Global Sources cung cấp những dữ liệu phân tích thực tế về hành vi khách hàng và công cụ cần thiết để các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong môi trường năng động hiện nay và mở ra những cơ hội mới bền vững trên toàn cầu. Đặc biệt, Global Source hy vọng triển lãm GEIMS Việt Nam 2024 tạo nên một không gian giao lưu và trao đổi kinh nghiệm bổ ích cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các nhà triển lãm.

Triển lãm GEIMS Việt Nam 2024 thu hút hơn 200 gian hàng với sự tham gia của hơn 100 nhà cung cấp hàng đầu trong ngành từ nhiều quốc gia trên thế giới, các doanh nghiệp Việt cần tận dụng triển lãm thương mại để phát triển kinh doanh, tìm kiếm đối tác một cách hiệu quả. Ông Nguyễn Ngọc Sơn - chuyên gia tư vấn quốc tế và đào tạo của VASI đã chia sẻ những kinh nghiệm thực tế để giúp doanh nghiệp chuẩn bị hành trang tốt nhất khi tham dự các kỳ hội chợ, giao thương trong nước và quốc tế. 


Ông Nguyễn Ngọc Sơn, chuyên gia tư vấn quốc tế, Ban Đào tạo VASI, chia sẻ những kinh nghiệm thực chiến khi tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế tại Hội thảo.

Bên cạnh đó đại diện của Global Source – Ông Khiem Vu đã chia sẻ những cơ hội giúp doanh nghiệp Việt mở rộng kết nối chuỗi cung ứng Đông Nam Á thông qua sự kiện triển lãm, hội chợ tại HongKong, đặc biệt là đẩy mạnh doanh số bán hàng xuất khẩu & chuỗi cung ứng thông qua mô hình triển lãm O2O (Online to Offline). O2O không chỉ giúp các doanh nghiệp mở rộng tầm ảnh hưởng mà còn tạo cơ hội kết nối khách hàng quốc tế với sản phẩm, dịch vụ. Việc tham gia triển lãm trực tuyến và trực tiếp giúp thúc đẩy giao dịch nhanh chóng, nâng cao hiệu quả marketing và gia tăng cơ hội hợp tác, xuất khẩu trên thị trường toàn cầu.

Đại diện của Global Source – Ông Khiem Vu chia sẻ về mô hình AAA và O2O tới các doanh nghiệp.


Nhiều doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc tham dự hội thảo đã chia sẻ câu chuyện thành công của công ty và những sản phẩm cốt lõi mang đến buổi triển lãm GEIMS Việt Nam 2024:

Đại diện đến từ nhà máy thông minh Lumi Vĩnh Phúc.
Ông Phan Đức Quang - Giám đốc công ty PROVIEW chuyên cung cấp các giải pháp, công nghệ tiên tiến giải quyết các thách thức và vấn đề cho doanh nghiệp.
Câu chuyện thành công của công ty Mianyang Jiancheng Hengrui được chia sẻ bởi ông Hao Chen - Giám đốc công ty

Việt Nam đang trở thành một nhân tố then chốt trong chuỗi cung ứng điện tử thông minh toàn cầu nhờ vào những chính sách thu hút đầu tư mạnh mẽ, sự phát triển hạ tầng công nghiệp hiện đại, và các hiệp định thương mại tự do thuận lợi. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa cơ hội từ ngành điện tử, Việt Nam cần đẩy mạnh việc gia tăng giá trị gia tăng trong các công đoạn sản xuất, tập trung vào khâu thiết kế, nghiên cứu và phát triển, đồng thời cải thiện khả năng kết nối của các doanh nghiệp trong nước với các thương hiệu lớn. Chỉ khi làm được điều này, Việt Nam mới có thể vươn lên thành một trung tâm sản xuất điện tử không chỉ ở mức gia công mà còn sáng tạo ra các sản phẩm công nghệ cao, từ đó góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành điện tử tại Việt Nam.

Nâng tầm doanh nghiệp điện tử Việt Nam dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu Vietnet24h - Hội thảo: “Nâng tầm doanh nghiệp điện tử Việt Nam dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu” do Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra ngày 28 tháng 11 năm 2024 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Quốc tế Hà Nội, 91 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Triển lãm GEIMS Việt Nam 2024 – Làn Gió Mới Định Hình Tương Lai Ngành Sản Xuất Linh kiện Điện Tử Vietnet24h - Triển lãm Quốc tế Linh kiện Điện tử và Sản xuất Thông minh tại Việt Nam 2024 (GEIMS Việt Nam 2024) do Global Sources tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 28 đến 30 tháng 11 năm 2024, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE Hà Nội), 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Lượng PC xuất xưởng tăng trong quý đầu tiên khi các công ty chuẩn bị cho thuế quan Vietnet24h - Nhiều công ty đã đẩy nhanh quá trình giao hàng để chuẩn bị cho mức thuế quan sắp tới có thể gây áp lực lên thị trường máy tính và thiết bị điện tử đang phục hồi.
Trò chơi Xbox sẽ sớm có trên TV LG thông qua dịch vụ chơi game đám mây Vietnet24h - Theo LG Electronics, gần đây họ đã ký kết một quan hệ đối tác để cung cấp hàng trăm tựa game Xbox cho webOS của LG.
Tấn công mạng làm gián đoạn hoạt động của Japan Airlines Vietnet24h - Vừa qua, Japan Airlines đã trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công mạng nghiêm trọng, gây tác động lớn đến các hệ thống nội bộ của hãng. Các chuyên gia cho rằng vụ việc có thể dẫn đến sự cố chậm trễ và hủy chuyến bay trong những ngày tới.
Tình trạng tấn công mạng tại Việt Nam: Mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng với hơn 659.000 vụ Vietnet24h - Năm 2024, các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với hơn 659.000 vụ tấn công mạng, trong đó hình thức tấn công APT (Advanced Persistent Threat) trở thành mối đe dọa lớn nhất. Báo cáo của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia chỉ ra rằng không chỉ số lượng mà cả quy mô các vụ tấn công đang gia tăng, đồng thời nhân lực an ninh mạng tại Việt Nam vẫn đang thiếu hụt trầm trọng, tạo ra nhiều lỗ hổng dễ dàng bị tội phạm mạng khai thác.
Realme 13+ 5G: đột phá công nghệ dành cho game thủ thể thao điện tử Vietnet24h - Realme 13+ 5G là mẫu smartphone mới nhất vừa ra mắt, được trang bị công nghệ tiên tiến với chipset Dimensity 7300 và RAM mở rộng đến 26GB. Sản phẩm hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm chơi game tuyệt vời với chế độ GT tối ưu hóa hiệu suất, cùng với sạc siêu nhanh 80W giúp người dùng không lo về thời gian chờ đợi.
Chip Core Ultra 200S của Intel: Cuộc cách mạng trong xử lý máy tính để bàn Vietnet24h - Intel vừa ra mắt chip Core Ultra 200S, sản phẩm mới nhất trong dòng máy tính để bàn, với những cải tiến đáng kể về hiệu suất và công nghệ AI. Sự ra mắt này không chỉ mang lại những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng mà còn mở ra kỷ nguyên mới trong ngành công nghiệp công nghệ.
Thị trường máy tính cá nhân giảm 1,3% trong quý III năm nay Vietnet24h - Lượng máy tính cá nhân xuất xưởng trong quý 3 đạt 62,9 triệu chiếc, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước so với quý 3 năm 2023 sau ba quý liên tiếp tăng trưởng theo năm.
Black Myth: Wukong ra mắt bản mở rộng đầu tiên vào đầu năm 2025 Vietnet24h - Black Myth: Wukong không chỉ gặt hái thành công khủng ngay từ khi ra mắt mà còn chuẩn bị phát hành bản mở rộng đầu tiên vào đầu năm 2025. Các fan của Tôn Ngộ Không sẽ được trải nghiệm những trận đánh đỉnh cao cùng cốt truyện lôi cuốn.
Sony ra mắt PlayStation 5 Pro nâng cấp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh máy chơi game Vietnet24h - Hôm qua, thứ ba (10/9), Sony đã tiết lộ phiên bản nâng cấp của máy chơi game PlayStation 5, có tên là PlayStation 5 Pro.
Black Myth: Wukong bứt phá doanh số, trở thành hiện tượng game mới Vietnet24h - Black Myth: Wukong, tựa game hành động nhập vai dựa trên tiểu thuyết Tây Du Ký, đang khiến làng game toàn cầu xôn xao với thành tích ấn tượng: bán được 10 triệu bản chỉ trong hơn ba ngày kể từ ngày phát hành. Thành tích này không chỉ xác lập một kỷ lục mới mà còn cho thấy sự bùng nổ của trò chơi trong giới game thủ.
Made in USA: Nvidia gia nhập “cuộc chiến chip” bằng siêu máy tính AI nội địa Vietnet24h - Dưới sức ép ngày càng tăng từ các lệnh kiểm soát xuất khẩu sang Trung Quốc, Nvidia tuyên bố sản xuất siêu máy tính AI tại Mỹ. Đây không chỉ là một bước lùi chiến thuật, mà có thể trở thành nước đi chiến lược giúp Mỹ củng cố lại thế trận trong cuộc chiến công nghệ toàn cầu.
Doanh số bán thiết bị sản xuất chất bán dẫn năm 2024 tăng 10% so với cùng kỳ năm trước Vietnet24h - SEMI cho biết doanh số bán thiết bị sản xuất chất bán dẫn tăng 10% lên 117,1 tỷ đô la vào năm 2024 từ mức 106,3 tỷ đô la vào năm 2023.
AMD dự kiến ​​thiệt hại 800 triệu đô la do lệnh hạn chế chip của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc Vietnet24h - Advanced Micro Devices cho biết họ có thể phải chịu khoản phí lên tới 800 triệu đô la khi xuất khẩu sản phẩm MI308 sang Trung Quốc và các nước khác.
Mỹ công bố điều tra nhập khẩu chip, điện tử, mở đường cho thuế quan mới Vietnet24h - Cuộc thăm dò bao gồm một loạt các mặt hàng, bao gồm các thành phần chip, thiết bị sản xuất chip và "các sản phẩm hạ nguồn có chứa chất bán dẫn", theo một thông báo của Đăng ký Liên bang.
Đây là giá của một chiếc iPhone "Made in the USA" Vietnet24h - Bảo vệ “thuế quan qua lại” của mình, tuần này Nhà Trắng cho biết Tổng thống Donald Trump tin rằng Hoa Kỳ có đủ lực lượng lao động và nguồn lực để sản xuất iPhone tại Hoa Kỳ.
iPhone 3.500 USD và ảo tưởng “hồi hương” sản xuất: Cái giá không hề rẻ cho giấc mơ Made in USA Vietnet24h - Viễn cảnh một chiếc iPhone gắn mác “sản xuất tại Mỹ” từng là lời hứa mang tính biểu tượng cho chủ nghĩa bảo hộ hiện đại. Nhưng thực tế lại cho thấy điều ngược lại: nếu Apple hồi hương toàn bộ chuỗi cung ứng về Mỹ, giá iPhone có thể tăng gấp ba – lên tới 3.500 USD, theo chuyên gia Dan Ives từ Wedbush Securities. Và câu hỏi đặt ra là: người dùng Mỹ có sẵn sàng chi trả cho một chiếc điện thoại đắt ngang laptop cao cấp, chỉ để đổi lấy dòng chữ “Made in America”?
Cổ phiếu của Bảy ông trùm công nghệ Magnificent Seven tăng giá trở lại tăng thêm 1,5 nghìn tỷ đô la khi Trump tạm dừng thuế quan Vietnet24h - Cổ phiếu "Bảy công ty vĩ đại" đã tích lũy được hơn 1,5 nghìn tỷ đô la giá trị thị trường vào thứ Tư sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tạm dừng các mức thuế quan toàn diện của mình trong 90 ngày, làm giảm bớt áp lực lên các công ty công nghệ khổng lồ đã lao dốc trong các phiên gần đây.
Liệu Samsung và SK hynix có chuyển gánh nặng thuế quan cho khách hàng không? Vietnet24h - Khi các mức thuế "có đi có lại" của chính quyền Donald Trump đối với các đối tác thương mại lớn có hiệu lực vào thứ Tư, sự chú ý của ngành công nghiệp chip hiện đang đổ dồn vào việc liệu các gã khổng lồ sản xuất chip của Hàn Quốc là Samsung Electronics và SK hynix có chuyển thêm chi phí cho khách hàng Mỹ của họ hay không.
Sợ iPhone tăng giá 40%, người Mỹ chen nhau “gom hàng” Vietnet24h - Các chuyên gia dự báo iPhone có thể tăng giá tới 40% nếu Apple chuyển phần thuế mới sang người tiêu dùng. Trước nguy cơ ấy, người Mỹ đang vội vã mua sắm, tạo nên cơn sốt lặng lẽ tại các cửa hàng Apple trên toàn quốc.
Sự sụt giảm trong 4 ngày của Apple đưa Microsoft trở lại vị trí công ty có giá trị nhất Vietnet24h - Microsoft một lần nữa có giá trị cao hơn Apple khi cổ phiếu của nhà sản xuất iPhone đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi kế hoạch thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
Samsung Display đặt mục tiêu tăng trưởng 50% trong lô hàng tấm nền màn hình QD-OLED Vietnet24h - Samsung Display đặt mục tiêu tăng trưởng 50 phần trăm trong lô hàng tấm nền màn hình chấm lượng tử (QD)-OLED trong năm nay,
TV OLED của LG càn quét top 10 bảng xếp hạng của US Consumer Reports Vietnet24h - TV OLED của LG Electronics gần đây đã càn quét tất cả 10 vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng của tổ chức người tiêu dùng Mỹ Consumer Reports.
Xiaomi đưa điều hòa, tủ lạnh về Việt Nam: Tham vọng lớn hơn cả smartphone? Vietnet24h - Không chỉ dừng lại ở điện thoại và thiết bị thông minh, Xiaomi tiếp tục tham vọng lấn sân sang thị trường gia dụng. Điều hòa, tủ lạnh và máy giặt sẽ là những sản phẩm chủ lực tiếp theo của hãng tại Việt Nam.
LG Electronics sắp trở thành nhà cung cấp TV cao cấp số 1 thế giới Vietnet24h - LG Electronics đang hướng đến mục tiêu trở thành công ty hàng đầu về doanh số và doanh thu trong phân khúc TV cao cấp và công ty đang tiến gần hơn đến mục tiêu này.
LG phản ứng trước đề xuất áp thuế TV của Trump Vietnet24h - LG Electronics đang vật lộn với mức thuế dự kiến ​​từ chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đối với tivi nhập khẩu.
Nhà Trắng nhắc đến Samsung, LG như một phần trong nỗ lực thúc đẩy sản xuất của Hoa Kỳ Vietnet24h - Nhà Trắng đã đề cập đến hai gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc vào thứ Hai (10/3) khi nêu rõ tiến triển trong nỗ lực của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhằm đưa hoạt động sản xuất trở lại Hoa Kỳ thông qua thuế quan.
LG Electronics ra mắt dòng sản phẩm TV OLED và QNED 2025 Vietnet24h - LG Electronics cho biết OLED evo 2025 tích hợp công nghệ tăng cường độ sáng, tối ưu hóa thuật toán hiển thị và cấu trúc hợp chất hữu cơ để cung cấp hình ảnh sáng hơn gấp ba lần so với TV OLED thông thường.
Samsung Electronics kỷ niệm 11 năm thống trị thị trường Soundbar toàn cầu Vietnet24h - Samsung chiếm 20,1% thị phần về giá trị; duy trì vị thế vững chắc với 18,4% doanh số bán hàng.
Các nhà sản xuất TV Trung Quốc bị kiện tại Hoa Kỳ vì 'quảng cáo sai sự thật' trên TV QD Vietnet24h - Hai gã khổng lồ truyền hình Trung Quốc là TCL và Hisense đã phải đối mặt với các vụ kiện tập thể tại Hoa Kỳ vì cáo buộc "quảng cáo sai sự thật" về TV LED chấm lượng tử (QLED) của họ sau một cuộc tranh cãi ở Hàn Quốc rằng TV của họ thiếu các yếu tố chính cần thiết cho công nghệ chấm lượng tử (QD).
Aux gia nhập thị trường máy lạnh Việt Nam với những cải tiến mới Vietnet24h - Aux Air Conditioning đã chính thức gia nhập thị trường Việt Nam, đánh dấu sự ra mắt bằng hai hội nghị đại lý lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.