Kinh doanh
Những kiến nghị của doanh nghiệp ngành điện tử đã được Thủ tướng lắng nghe
Hạnh Vy - Chủ Nhật, 08/08/2021 6:10 CH
Vietnet24h - Sáng nay, ngày 8 tháng 8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc với đại diện doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh nhiều địa phương đang phải thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, thua lỗ, đời sống nhân dân nói chung và công nhân nói riêng gặp khó khăn. Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, đóng cửa, rút khỏi thị trường.

Phát biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp trong sự phát triển kinh tế đất nước. Trong điều kiện khó khăn gây ra bởi dịch bệnh, doanh nghiệp vẫn luôn đồng hành, sát cánh, tin tưởng vào Chính phủ, ủng hộ Chính phủ trong cuộc chiến chống lại Covid 19.

Với phương châm "chia sẻ, thấu hiểu", Thủ tướng đã đưa ra khẩu hiệu của hội nghị để các đại biểu trao đổi là" "Đánh giá - Giải pháp - Thiết thực - Hiệu quả", trên tinh thần "Lợi ích hài hòa - Rủi ro chia sẻ".

Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành tham dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.

Đại diện cho các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên BCH Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) đã có cơ hội được chia sẻ những khó khăn của doanh nghiệp ngành điện tử đang phải đối diện và đưa ra những kiến nghị tại Hội nghị.

Ngành điện tử là ngành có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước, trong vòng 10 năm trở lại đây, luôn đứng đầu kim ngạch xuất khẩu của các ngành công nghiệp chế biến chế tạo và chiếm tỷ trọng từ 30 – 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. 

Năm 2020 tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành điện tử năm đạt 91,98 tỷ Đô la Mỹ(1), chiếm 34,05% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 42,93 tỷ Đô la Mỹ; điện thoại và linh kiện là 49,05 tỷ Đô la Mỹ. Về nhập khẩu: Tổng kim ngạch nhập khẩu ngành điện tử năm 2020 (2) là 74,28 tỷ USD. Như vậy, ngành điện tử đã thực hiện xuất siêu 17,7 tỷ đồng năm 2020. 

Sang năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn, biến động do bệnh dịch covid-19, song 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của ngành điện tử đạt 48,91 tỷ USD, chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tiếp tục đứng đầu trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Về nhập khẩu, kim ngạch nhập ngành điện tử đạt 42,57 tỷ USD. Như vậy, 6 tháng đầu năm 2021, ngành điện tử tiếp tục thực hiện xuất siêu 6,4 tỷ USD. Trong bối cảnh 6 tháng đầu năm, cả nước vẫn đang còn phải nhập siêu 1,47 tỷ USD (3) thì việc ngành điện tử xuất siêu đến 6,4 tỷ USD đã đóng góp đáng kể vào việc cân đối ngoại tệ của đất nước. 

Các sản phẩm của doanh nghiệp ngành điện tử mang tính ứng dụng cao, là sản phẩm thiết yếu của người tiêu dùng trong mùa dịch đảm bảo làm việc và học tập trực tuyến (điện thoại di động, máy tính, TV, các thiết bị ngoại vi…), cũng đồng thời là một trong những bộ phận thiết yếu của nhiều ngành kinh tế khác như quân đội, an ninh quốc phòng, đặc biệt là của ngành y tế (máy thở, máy X quang, máy siêu âm, máy lọc máu, thậm chí đến cả thiết bị đo thân nhiệt từ xa). 

Đại diện một số hiệp hội và doanh nghiệp tham dự Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.

Về lực lượng lao động ngành điện tử, theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến hết năm 2017 đã có trên 1 triệu lao động thuộc ngành này. Con số này tăng nhanh trong những năm gần đây. Hiện nay, lao động của ngành điện tử ước khoảng 1,5 triệu lao động. Ngành điện tử là ngành sản xuất tập trung vốn và công nghệ, tuy nhiên tại Việt Nam, có thêm đặc thù là tập trung lao động, do Việt Nam đang ở phân khúc cuối cùng của chuỗi sản xuất toàn cầu ngành điện tử, tập trung vào những công đoạn đòi hỏi nhiều lao động. 

Hiện nay, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh là do nhu cầu thị trường tăng cao (ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến người lao động bắt buộc phải làm việc tại nhà). Ngoài ra, dịch Covid-19 khiến các công ty sản xuất máy tính tại Trung Quốc, công xưởng sản xuất của thế giới phải đóng cửa, nhiều doanh nghiệp trang bị máy tính cá nhân cho lao động làm việc tại nhà, không đến công sở làm việc để phòng chống dịch bệnh lây lan. Nhờ đó, doanh nghiệp điện tử trong nước nhận được nhiều đơn hàng hơn. Song cũng đang đứng trước nguy cơ bị phá vỡ hợp đồng, mất đơn hàng, đứt gãy chuỗi cung ứng và đứt gãy lực lượng lao động sản xuất có tay nghề do phải dừng sản xuất trong thời kỳ cách ly xã hội của các vùng kinh tế trọng điểm, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp điện tử sản xuất như: Bắc Ninh, Bắc Giang, TP. Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp phía Nam. 

Một số doanh nghiệp đầu chuỗi có xu hướng tìm kiếm và chuyển một phần sản xuất sang những nơi an toàn hơn. Hãng Apple tiếp tục tìm kiếm các đối tác sản xuất của họ tại Trung Quốc, mặc dù nhà sản xuất lớn nhất theo hợp đồng của họ đã đặt nhà máy tại Bắc Giang vào cuối năm ngoái. Nhà máy của Samsung tại khu vực Bắc Ninh đã buộc phải bị gián đoạn sản xuất trong quý II năm nay. Tập đoàn Samsung cũng có dấu hiệu tìm kiếm các đối tác gia công khác ngoài Việt Nam. Do ảnh hưởng có bệnh dịch, dẫn đến doanh thu xuất khẩu mảng điện thoại di động của họ đã giảm nhẹ vào năm 2020, mặc dù đang có xu hướng phục hồi vào năm nay, nếu tình hình dịch bệnh trong nước được khống chế. 

Tại các doanh nghiệp điện tử phía Nam, hầu hết phải dừng sản xuất do không đủ điều kiện thực hiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến”. Một số công ty cố gắng duy trình sản xuất ở mức 30% hoặc 50% nhưng cho biết tình trạng thực hiện “3 tại chỗ” khó có thể lâu dài, do tâm lý người lao động không muốn phải ăn ở tạm bợ tại công ty, cũng như việc duy trì công suất tối thiểu cũng khó đảm bảo đơn hàng với các đối tác. Chi phí doanh nghiệp tăng cao. Riêng chi phí test covid-19 cho người lao động, trung bình doanh nghiệp phải chi thêm khoảng 3 triệu đồng/1người/1 tháng. Ngoài ra, còn các chi phí phòng dịch khác như: mua bổ sung thêm trang thiết bị phục vụ ăn ở cho lao động tại chỗ; chi phí sát trùng, khử khuẩn, vệ sinh công nghiệp, v.v. Thậm chí ngay cả khi doanh nghiệp phải đóng cửa vẫn có nhiều khoản chi phí phải trả như trả lương ngừng việc cho người lao động, trả tiền thuê đất, trả lãi vay ngân hàng, chi phí điện, nước, hạ tầng để duy trì hệ thống máy móc thiết bị trong lúc dừng sản xuất, v.v. 

Việc nhập xuất và lưu thông hàng hóa phức tạp và không thống nhất giữa các địa phương có dịch và vùng giáp ranh, đã làm kéo dài thời gian lưu thông, tăng chi phí cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các quy định chưa thống nhất giữa các địa phương đan xen vùng dịch gây nhiều khó khăn cho các chuyên gia, người lao động khi di chuyển từ chỗ ở đến nơi làm việc. Các yêu cầu về test covid-19 đối với người lao động còn bất cập, tạo nguy cơ lây nhiễm khi tập trung quá đông người tại các địa điểm test covid và mất nhiều thời gian chờ đợi, thậm chí người lao động phải mất cả ngày chờ kết quả xét nghiệm để có thể di chuyển qua các chốt kiểm dịch. 

Do đó, cần coi lực lượng lao động ngành điện tử là lực lượng trên tuyến đầu của sản xuất, góp phần quan trọng trong đảm bảo mục tiêu kép của Chính phủ. Đồng thời đưa khối doanh nghiệp ngành sản xuất chủ chốt là một bộ phận quan trọng cùng tham gia chống dịch với những đóng góp đáng kể cho phòng chống dịch, như: tham gia sản xuất, cung ứng các vật tư, thiết bị y tế thiết yếu; cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho đời sống dân sinh trong mùa dịch như: điện thoại di động, máy vi tính, màn hình, thiết bị ngoại vi trong nhà dùng cho làm việc và học tập trực tuyến, v.v. Do vậy, lực lượng lao động ngành điện tử cần được quan tâm ưu tiên tiêm vắc xin sớm. Đồng thời, đề nghị Chính phủ hỗ trợ các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp thẩm định, đàm phán và nhập khẩu vắc xin khi các hiệp hội tìm được nguồn cung phù hợp.

Hội nghị được kết nối với các điểm cầu của cả nước.

Cộng đồng doanh nghiệp ngành điện tử đã gửi 8 kiến nghị lên Thủ tướng, cụ thể như sau:
1. Giải pháp căn cơ là cần cho người lao động các doanh nghiệp ngành điện tử được tiêm vắc xin sớm nhất và nhanh nhất có thể, đồng thời nên ứng dụng mạnh công nghệ thông tin trong việc tổ chức tiêm chủng để tiến trình này diễn ra nhanh chóng, kịp thời và khoa học; 

2. Cho phép doanh nghiệp chủ động đưa ra các giải pháp tổ chức sản xuất an toàn trong mùa dịch và đăng ký thực hiện với chính quyền địa phương sở tại, thay vì áp dụng cứng nhắc các biện pháp “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 địa điểm”; 

3. Cho phép doanh nghiệp được tự tổ chức test Covid-19 cho người lao động tại doanh nghiệp 1 tuần/1 lần và yêu cầu doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất an toàn với phương châm “Vắc xin + 5K”; 

4. Chỉ đạo để chính quyền địa phương và y tế địa phương thống nhất một quy trình hướng dẫn y tế về phòng dịch đối với doanh nghiệp để đảm bảo cho doanh nghiệp kịp thời tách các ca F0 ra khỏi doanh nghiệp để có thể tiếp tục tổ chức sản xuất. 

5. Hàng hóa, linh kiện, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của ngành điện từ cần được xem là hàng hóa thiết yếu, được đưa vào “luồng xanh” để vận chuyển, lưu thông. 

6. Những quy định đối với hàng hóa nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, việc đi lại đối với chuyên gia, người lao động qua các tỉnh, địa phương thuộc diện cách ly, giãn cách cần được sự chỉ đạo xuyên suốt từ Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng từ khâu vận tải; 

7. Cần có đường dây nóng xử lý khẩn cấp những tình huống phát sinh trong và ngoài vùng dịch để xử lý kịp thời những vướng mắc cho doanh nghiệp trong lưu thông con người và hàng hóa. 

8. Các kiến nghị về chính sách thuế: a. Giảm 50% tất cả các loại thuế: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thu nhập cá nhân cho người lao động, thuế khác đồng thời xin giãn thời gian nộp từ 6 - 12 tháng. b. Giảm 50% tiền thuê đất cho hai năm 2020 & 2021 và xin giãn thời gian nộp 12 tháng vì chi phí này hiện tại là gánh nặng của doanh nghiệp. c. Giãn thời gian trả nợ vay đến hạn cho doanh nghiệp từ 6-12 tháng, lãi suất vay giảm 30% so với lãi suất theo quy định thông thường đối với các khoản đã vay và khoản vay mới. d. Giảm 50% chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và xin giãn thời gian nộp từ 6 - 12 tháng. e. Giảm giá bán điện, nước, xăng. 

Toàn bộ các kiến nghị của doanh nghiệp ngành điện tử đã Thủ tướng lắng nghe, ghi nhận và  được phản ánh trong báo cáo tổng hợp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng chí Vũ Tiến Lộc.

Trong kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh bốn nội dung chính: 1. Ghi nhận, đánh giá cao cộng đồng doanh nghiệp đang chung tay đóng góp chống dịch với Đảng và Nhà nước; 2. Sẽ ban hành nghị quyết hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong tình hình hiện nay đáp ứng cao nhất có thể các yêu cầu của doanh nghiệp; 3. Mục tiêu cao nhất của Chính phủ là đảm bảo sức khỏe của người dân trên hết và trước hết. 4. Không để xảy ra khủng hoàng kinh tế.

1 Theo số liệu thống kê do TCHQ cung cấp. 
2 Nguồn số liệu: TCHQ.  
3. Số liệu của Tổng Cục thống kê 6 tháng đầu năm 2021  

Duy trì sản xuất trong mùa dịch COVID-19: Kiến nghị và giải pháp từ cộng đồng doanh nghiệp Vietnet24h - Ngày 4 tháng 8 vừa qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Viện Quản lý Kinh tế Trung ương và 16 hiệp hội ngành hàng thuộc các khối sản xuất trọng yếu của nền kinh tế đã tổ chức tọa đàm trực tuyến bàn các biện pháp duy trì sản xuất trong mùa dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Giá trị thị trường của Nvidia tăng 2 nghìn tỷ đô la vào năm 2024 nhờ sự phục hồi của AI Vietnet24h - Nvidia nổi lên là công ty có mức tăng vốn hóa thị trường lớn nhất toàn cầu trong năm 2024, được thúc đẩy bởi sự quan tâm ngày càng tăng đối với trí tuệ nhân tạo và nhu cầu mạnh mẽ đối với các chip tập trung vào AI của công ty trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau.
Nvidia hoàn tất thương vụ mua lại Run:ai trị giá 700 triệu đô la Vietnet24h - Nhà sản xuất chip Nvidia đã hoàn tất việc mua lại công ty AI Run:ai của Israel, công ty khởi nghiệp này cho biết vào thứ Hai, sau khi bị kiểm tra chống độc quyền về vụ mua lại này.
Tesla đảo ngược đà giảm để tăng giá trong một tuần biến động đối với cổ phiếu EV Vietnet24h - Cổ phiếu Tesla tăng giá vào thứ sáu (20/12), đảo ngược mức giảm của đầu ngày.
Nvidia rơi sâu hơn vào vùng điều chỉnh, Broadcom đảo ngược mức tăng Vietnet24h - Cổ phiếu Nvidia giảm vào thứ Ba, trong khi cổ phiếu Broadcom cũng giảm nhẹ sau khi tăng lúc đầu.
Broadcom đạt định giá nghìn tỷ đô la nhờ dự báo lạc quan về nhu cầu AI Vietnet24h - Broadcom dự đoán nhu cầu về chip hỗ trợ AI sẽ tăng mạnh - và thị trường hiện đang mua hết.
Cổ phiếu Meta tăng do lệnh cấm TikTok tiềm tàng tại Hoa Kỳ, đóng cửa ở mức kỷ lục cùng mức với Amazon Vietnet24h - Cổ phiếu Meta tiếp tục đà tăng vào thứ Sáu, tăng 2,4% và đóng cửa ở mức kỷ lục sau khi tòa án duy trì luật yêu cầu ByteDance bán hoạt động kinh doanh TikTok tại Hoa Kỳ.
Ô tô Nhật Bản gặp khó: Cạnh tranh gay gắt và lợi nhuận sụt giảm mạnh Vietnet24h - Sự sụt giảm 57% lợi nhuận của bảy hãng xe lớn Nhật Bản phản ánh một thị trường ô tô đang gặp phải không ít khó khăn. Các hãng xe hàng đầu như Toyota và Nissan đang đối mặt với không chỉ thách thức từ chi phí mà còn với áp lực cạnh tranh khốc liệt từ xe điện Trung Quốc.
Sự sụt giảm 45% của Super Micro trong tuần này đã xóa sạch mức tăng của cổ phiếu trong năm Vietnet24h - Đợt bán tháo cổ phiếu Super Micro tiếp tục diễn ra vào thứ Sáu, khi giá cổ phiếu giảm thêm 10%, nâng mức lỗ trong tuần lên 44%.
Samsung Electronics công bố doanh thu quý 3 cao kỷ lục, nhưng doanh thu bộ phận bán dẫn vẫn yếu Vietnet24h - Samsung Electronics đã ghi nhận doanh thu quý cao nhất từ ​​trước đến nay trong quý 3 năm nay, mặc dù lợi nhuận trong lĩnh vực bán dẫn (DS) chậm chạp do chi phí một lần tăng.
Cổ phiếu Tesla đóng cửa ở mức cao nhất trong vòng 13 tháng gần đây Vietnet24h - Sau ngày giao dịch tốt nhất của Tesla trên thị trường kể từ năm 2013, cổ phiếu này đã tăng hơn 3% vào thứ Sáu, đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 9 năm ngoái.
Trump và Musk: Cùng đấu tranh bảo vệ lao động công nghệ qua thị thực H-1B Vietnet24h - Cựu Tổng thống Donald Trump và tỷ phú Elon Musk đã cùng nhau đưa ra lập trường mạnh mẽ về thị thực H-1B, cho rằng chương trình này không chỉ mang lại lợi ích cho các công ty công nghệ mà còn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Mỹ.
Sự thật phía sau hầm ngầm của Mark Zuckerberg ở Hawaii Vietnet24h - Mark Zuckerberg bác bỏ tin đồn về “hầm trú ẩn tận thế” tại khu phức hợp 567 hecta ở Hawaii. Tuy nhiên, các chi tiết về công trình như cửa thép, hệ thống cách âm và trang trại tự cung tự cấp khiến nhiều người đặt câu hỏi.
Vụ tai nạn máy bay Jeju Air gây ra trò đổ lỗi giữa hãng hàng không và Boeing Vietnet24h - Vụ tai nạn chết người của một máy bay chở khách của Jeju Air đã gây ra tranh cãi về việc liệu hãng hàng không giá rẻ (LCC) hay Boeing, nhà sản xuất máy bay 737-800 xấu số, phải chịu trách nhiệm lớn hơn.
Cuộc tấn công mạng quy mô lớn của Nga vào hệ thống đăng ký quốc gia Ukraine Vietnet24h - Một cuộc tấn công mạng quy mô lớn của Nga vào hệ thống đăng ký quốc gia Ukraine đã làm gián đoạn các dịch vụ công quan trọng. Chính phủ Ukraine đang khẩn trương khôi phục và bảo vệ các cơ sở hạ tầng để đối phó với các mối đe dọa mạng trong tương lai.
Jeju Air sẽ phải đối mặt với các cuộc thanh tra an toàn nghiêm ngặt do liên tục gặp sự cố về bánh đáp Vietnet24h - Hãng hàng không này đang trong quá trình điều tra về vụ tai nạn của chuyến bay 7C2216, chuyến bay này đã chệch khỏi đường băng khi hạ cánh bằng bụng và đâm vào hàng rào tại Sân bay quốc tế Muan ở Quận Muan, cách Seoul khoảng 290 km về phía tây nam.
Quyền Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố quốc tang vì vụ tai nạn máy bay Muan Vietnet24h - Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok hôm Chủ Nhật đã công bố thời gian quốc tang cho vụ tai nạn máy bay thảm khốc khiến ít nhất 177 người thiệt mạng, với hai người vẫn mất tích.
Hàn Quốc hứng chịu vụ tai nạn máy bay chết người đầu tiên sau 11 năm Vietnet24h - Kể từ vụ hạ cánh khẩn cấp năm 2013 của chuyến bay Asiana Airlines tại San Francisco, các hãng hàng không Hàn Quốc vẫn không có vụ tai nạn chết người nào cho đến Chủ Nhật (29/12).
Hơn 50.000 thiết bị Ruijie Networks đối mặt với nguy cơ bảo mật nghiêm trọng Vietnet24h - Một loạt lỗ hổng bảo mật vừa được phát hiện trên nền tảng đám mây của Ruijie Networks, khiến hàng nghìn thiết bị kết nối đám mây gặp rủi ro cao. Các chuyên gia cảnh báo rằng nếu những lỗ hổng này bị khai thác, chúng có thể gây ra thiệt hại lớn cho người dùng trên toàn cầu.
LG Electronics được niêm yết trên Chỉ số phát triển bền vững Thế giới Down Jones năm thứ 13 Vietnet24h - LG Electronics đã được niêm yết trên Dow Jones Sustainability Index World trong năm thứ 13 liên tiếp, công ty thông báo hôm thứ Ba.
Tổng thống đắc cử Donald Trump ủng hộ việc cho phép TikTok ở lại Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn Vietnet24h - Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật vào tháng 4 yêu cầu công ty mẹ của TikTok tại Trung Quốc, ByteDance, phải thoái vốn khỏi ứng dụng này, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.
Squid Game mùa 2: Cơn sốt hay bẫy lừa đảo tiền số? Vietnet24h - Với sự phổ biến của Squid Game mùa hai, các token liên quan đến bộ phim này đã thu hút hàng triệu USD. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư đã mất trắng khi các token này bị sụt giảm giá trị chỉ trong thời gian ngắn, báo hiệu một làn sóng lừa đảo "rút thảm" trên thị trường tiền số.
Lễ chùa thời công nghệ: Nhật Bản số hóa nghi lễ đầu năm Vietnet24h - Chùa Zojoji, biểu tượng Phật giáo tại Tokyo, đang tiên phong tích hợp công nghệ thanh toán QR cho nghi lễ Saisen, vừa tiện lợi vừa giữ nguyên tinh thần truyền thống.
TikTok gặp rắc rối tại Nga: bị phạt vì không gỡ nội dung cấm Vietnet24h - Vừa qua, TikTok bị phạt gần 30.000 USD tại Nga vì vi phạm các quy định pháp lý về nội dung. Quyết định này cho thấy Nga đang quyết liệt hơn trong việc kiểm soát các nền tảng mạng xã hội.
Hoàn thiện hạ tầng viễn thông tại làng Nủ sau thảm họa lũ quét Vietnet24h - Vừa qua, nhà mạng VNPT đã chính thức khởi công lắp đặt trạm phát sóng di động (BTS) tại khu vực xây dựng bản tái định cư mới cho người dân thôn Làng Nủ, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Thành công rực rỡ: Black Myth - Wukong thu về gần 1 tỷ USD Vietnet24h - Black Myth: Wukong, tựa game hành động nhập vai của Game Science, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường game quốc tế, với doanh thu gần chạm ngưỡng 1 tỷ USD chỉ sau hai tuần ra mắt.
Trải nghiệm âm nhạc kết hợp công nghệ đỉnh cao của Galaxy AI Immersive Vietnet24h - Sự kiện hoành tráng chào đón thế hệ điện thoại gập mới Galaxy Z Fold6 và Galaxy Z Flip6 - nơi âm nhạc và công nghệ hội tụ, thể hiện vị thế tiên phong dẫn đầu kỷ nguyên AI mới đã bùng nổ với 50.000 người tham gia.
Tùng Tán Lâm - Vẻ đẹp thiêng liêng giữa lòng Shangri-La Vietnet24h - Đối với những tín đồ đam mê du lịch tâm linh, tu viện Tùng Tán Lâm (Songzanlin) là một điểm đến không thể bỏ qua. Những người từng đặt chân đến Shangri-la đều khẳng định đây là một trong những tu viện đáng ghé thăm nhất trên thế giới.
Galaxy S24 của Samsung sẽ phát trực tiếp lễ khai mạc Thế vận hội Paris Vietnet24h - Samsung, đối tác chính thức của các sự kiện Olympic và Paralympic toàn cầu, đã thông báo rằng họ sẽ lắp đặt hơn 200 chiếc điện thoại thông minh hiện đại nhất của mình ở mũi và hai bên của mỗi chiếc trong số 85 chiếc tàu sẽ chở 10.500 vận động viên khi bơi trên mặt nước. xuôi sông Seine trong cuộc diễu hành khai mạc Thế vận hội.
Euro 2024: Những dự đoán sắc bén từ AI Vietnet24h - Trong bối cảnh Euro 2024 đang diễn ra, các mô hình AI từ khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu "tranh tài", đưa ra những dự đoán thú vị về kết quả của giải đấu.
Starlink - Sự hiện diện đột phá trong cuộc sống của bộ tộc Marubo Vietnet24h - Với sự đổ bộ của dự án Internet vệ tinh Starlink vào vùng Amazon, bộ tộc Marubo đã chứng kiến một sự hiện diện đột phá trong cuộc sống hàng ngày. Sự kết nối này không chỉ mở ra cánh cửa cho tiềm năng mới, mà còn đem lại những thách thức và cơ hội cho bộ tộc.