Xã hội
Làm thế nào để việc cải cách thể chế ban hành luật ở Việt Nam: Nhanh - Hiệu quả - Thường xuyên - Bền vững
Lê Cường - Thứ Ba, 19/01/2021 2:45 CH
Vietnet24h - Phát triển kinh tế số đang là mục tiêu hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhưng cơ chế ban hành luật ở nước ta hiện nay, theo nhận định của nhiều chuyên gia luật, thường gây chồng chéo, mâu thuẫn, cản trở sự phát triển của kinh tế. Cuộc hội thảo “dòng chảy pháp luật kinh doanh 2020” do VCCI tổ chức gần đây đã ghi nhận được nhiều ý kiến đóng góp hữu ích cũng như các giải pháp được đề xuất cho ‘nút thắt’ này.
Theo báo cáo từ VCCI, năm 2020, đã có 17 luật, 158 nghị định, 39 quyết định cùng 310 thông tư được các cấp có thẩm quyền ban hành. So với các năm trước, số luật, nghị định và quyết định không biến động nhiều nhưng số thông tư giảm mạnh.
 
Thực tế cho thấy, chất lượng xây dựng thể chế và chất lượng các quy định pháp luật nói chung đã và đang dần được nâng lên một bước, với nội dung thiết thực và dễ thực thi hơn cho dù không cần ban hành thêm nhiều thông tư ở cấp Bộ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khúc mắc trong công tác ban hành Luật và chưa đảm bảo tính tiên phong trong phát triển kinh tế số. 
 
Tình trạng mỗi Bộ quản lý viết luật theo một cách riêng là nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn, chồng chéo.
 
“Vấn đề sự chồng chéo và mâu thuẫn của các văn bản luật là rất lớn, tuân thủ luật này thì lại không tuân thủ luật kia. Luật ban hành không phải để quản lý mà để xử lý, giải quyết các vấn đề của nền kinh tế”, Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam phát biểu. “Không phải ngồi ở vị trí này thì viết luật quản lý thế này, ngồi ở vị trí kia thì viết luật quản lý thế kia. Cần phải đổi tư duy và cách nhận biết vấn đề. Nếu không, sự mâu thuẫn và chồng chéo sẽ còn tiếp diễn mãi”. 
 
Để loại bỏ sự chồng chéo trong Luật cần thành lập một cơ quan soạn thảo chung cho tất cả.
 
“Việc ban hành chính sách và soạn thảo ra các văn bản luật cần tiếng nói chung. Mỗi Bộ có thể ban hành chính sách riêng nhưng cần có một cơ quan soạn thảo chung để soạn thảo luật cho tất cả. Ở đó, người ta sẽ dễ dàng kiểm tra xem chính sách này đã ban hành chưa? và có chồng chéo hay mâu thuẫn với chính sách khác không?”. Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng nói. 
Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, Giám đốc Trung tâm Hòa giải Việt Nam phát biểu
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, việc giám sát các văn bản luật thuộc trách nhiệm của các Ủy ban của Quốc hội. Nhưng doanh nghiệp nếu có chịu ‘rào cản’ do luật gây ra thì cũng rất khó ‘kêu ai’ bởi rất ít được tiếp xúc với các Ủy ban này. Và tất nhiên, việc VCCI phải làm công việc rà soát và khuyến nghị các văn bản luật thay cho các Ủy Ban trong những năm gần đây là minh chứng rõ ràng nhất. 
 
Trong sự phát triển như vũ bão của kinh tế số, các văn bản luật nếu chậm thay đổi tất sẽ trở thành rào cản. 
 
Những vấn đề mâu thuẫn trong đất đai đầu tư xây dựng tồn tại khoảng từ 4 đến 5 năm nay đã được ông Phan Đức Hiếu - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế trung ương chỉ rõ: “Đến năm 2020 chúng ta mới đề xuất sửa luật thì quãng thời gian 4 năm đó doanh nghiệp mắc kẹt không thể triển khai được dự án”. 
 
“Vấn đề chính mà tôi muốn nói cũng là câu hỏi “Làm thế nào để cải cách thể chế trở nên bền vững, nhanh và hiệu quả hơn?”. Doanh nghiệp ngoài việc phải chịu các loại phí thuế theo văn bản quy định còn phải chịu thêm những tác động rất lớn là những rủi ro về thời gian - những chi phí cơ hội. Điều này có thể khiến doanh nghiệp bị đào thải”, ông Phan Đức Hiếu nhận định. 
Ông Phan Đức Hiếu - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế trung ương
Cần thành lập một cơ quan có thẩm quyền, làm đầu mối chính, phụ trách thể chế ban hành luật. 
 
Việt Nam chưa có một cơ quan đúng nghĩa làm đầu mối có thể kiểm soát được nội dung chất lượng của các quy định mới. Giả sử như quy định giấp phép và các điều kiện kinh doanh có những điều được bãi bỏ thì ngay sau đó những điều kiện tương tự lại ‘mọc ra’! 
 
Những hoạt động chỉ mang tính ‘rà soát và khuyến nghị’ giống như VCCI đang làm đòi hỏi rất nhiều công sức, nỗ lực cả năm của nhiều chuyên gia luật hàng đầu Việt Nam nhưng đem lại rất ít hiệu quả. Bởi nhẽ, VCCI không được trao thẩm quyền gì! 
 
Ông Phan Đức Hiếu nhận định: “Tôi tin rằng việc này khó đảm bảo hiệu quả. Nếu như chúng ta kiến nghị lên Bộ, Bộ trình lên Thủ tướng rồi Thủ tướng lại giao trả về Bộ, để tự rà soát và tiếp thu kiến nghị thì khó đảm bảo hiệu quả!”. 
 
Nguyên nhân vì sao lại như vậy thật dễ hiểu nhưng khó nói! 
 
...Và có một người dám nói là Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng trung ương các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đã can đảm nói ra điều khó ấy ở cuộc họp “Tư nhân hóa dịch vụ công” gần đây: “Chúng ta phải nói với nhau một điều rằng, bởi nhẽ, việc này liên quan đến thu - chi nên các bộ, ngành muốn giữ lại để có nguồn thu cho cơ quan họ”. 
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, Chủ tịch Hội đồng trung ương các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam
VCCI - nhân vật lao tâm khổ tứ - trong “cuốn tiểu thuyết” thể chế ban hành luật Việt Nam.
 
VCCI đã thực hiện nghiên cứu rà soát, khuyến nghị nhiều văn bản luật của Việt Nam nhằm chống lại sự chồng chéo mâu thuẫn nhưng nếu không có sự thay đổi từ gốc rễ của thể chế thì việc này sẽ tiếp tục lặp đi lặp lại trong cái vòng luẩn quẩn dù có nói thêm nhiều lần nữa.
 
Chẳng cần lấy ví dụ đâu xa, ngay sự kiện ngày 12/1/2021 VCCI tổ chức ‘dòng chảy Pháp Luật kinh doanh 2020’ thì sau đó 2 ngày là 14/1/2021 họ lại tổ chức Hội thảo “Nghị định sửa đổi 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử” do Bộ Công Thương phụ trách. Và tất nhiên, nghị định này được viết ‘theo ý riêng của Bộ Công Thương’ nên không tránh khỏi nỗi lo ngại về những mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định. Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật TNHH SB Law đã chỉ rõ vấn đề này tại Hội thảo hôm đó:  
 
“Tuy nhiên điều này có thể gây ra mối lo ngại lớn từ phía các doanh nghiệp vì quy định này mâu thuẫn với quy định về bảo vệ thông tin cá nhân đã được cụ thể hóa theo điểm 1, Điều 17 của Luật An toàn thông tin  mạng hay khoản 3 Điều 38 của Bộ Luật Dân sự 2015”, Luật sư Hà nói. “Quy định về điều kiện tiếp cận thị trường của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại điện tử theo văn bản dự thảo nghị định dường như chưa có sự thông thoáng, nhiều giấy tờ có liên quan làm tăng thủ tục hành chính và gây khó khăn gấp nhiều lần cho doanh nghiệp”.
 
Việt Nam cần nhìn ra thế giới để tham khảo các giải pháp hiệu quả
Các hình thái cải cách thể chế trong bài trình bày của ông Phan Đức Hiếu
Ông Phan Đức Hiếu - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế trung ương cho biết: Việt Nam không phải là nước duy nhất cải cách thể chế hiện nay, các nước phát triển trên thế giới vẫn liên tục làm điều đó. Ý tưởng chủ đạo trong việc cải cách được nêu lên bằng các thông điệp như: 
 
- Úc: “Quy định ít nhưng hiệu quả”
- Canada: “Những quy định thông minh hơn”
- Nhật Bản: “tự do là nguyên tắc còn quy định chỉ là ngoại lệ”
- Anh: “Quy định ít hơn, tốt hơn, đơn giản hơn”
- Mỹ: “Luật pháp là để bảo vệ người dân chứ không phải chống lại họ”
 
Điều quan trọng nhất mà ông Phan Đức Hiếu muốn nhấn mạnh là “Cải cách thể chế của các nước luôn bắt đầu từ 'các cơ quan bên ngoài' chứ không phải ‘tự thân các Bộ’ như chúng ta đang làm hiện nay. Vì một người 'tự ban hành' thì rất khó có thể ‘tự xem xét lại mình’ đúng hay sai, nên luôn đòi hỏi một ‘cơ chế bổ sung cho cơ chế ban hành luật”, ông Phan Đức Hiếu cũng giới thiệu thêm về vai trò chức năng của cơ quan này:   
 
Cơ quan này có những chức năng chính: 
 
- Xác định trọng tâm những vấn đề cần cải cách trong thể chế hiện tại để nhanh chóng đổi mới cho phù hợp, lúc này không thể đợi kết quả của việc “rà soát toàn diện’ sẽ mất nhiều thời gian. 
 
Việt Nam đang rất cần, thiếu một cơ quan như vậy. Canada có một ủy ban đặc biệt thuộc Hội đồng Bộ trưởng phụ trách các vấn để về thể chế.  Hàn Quốc cũng có một ủy ban như vậy do Thủ tướng làm chủ tịch ủy ban và tổng thống chỉ định các thành viên tham gia. Ở Anh những cơ quan này có thẩm quyền rất mạnh, có thể ‘tạm đề xuất chính sách’ trước khi trình lên Bộ Tư pháp. Ở Hoa Kỳ cũng có đơn vị tương tự như vậy. 
 
“Tôi nghĩ rằng ở Việt Nam chưa có một cơ quan đúng nghĩa là ‘có thẩm quyền’ để thực hiện chức năng về thể chế. Trong việc cải cách thể chế mới cần phải mạnh dạn để tạo ra cơ chế bổ sung – tạo ra một đơn vị mới đầy chức năng có ‘quyền đệ trình các dự thảo luật pháp’ thì mới thực hiện được cải cách một cách: Nhanh – Hiệu quả - Thường xuyên – Bền vững, chứ không thể để như thế này được”, ông Hiếu nhấn mạnh.  
 
Hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia Luật khác nhau:
 
Ông Ngô Trung Thành - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội cho rằng các Báo cáo của VCCI rất hữu ích và cần thiết. 
Ông Ngô Trung Thành phát biểu tại Hội thảo
Ông Đồng Ngọc Ba - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư Pháp rất ủng hộ cách tiếp cận của VCCI, báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh hàng năm đã trở thành kênh thông tin hữu ích. Tuy nhiên cần nghiên cứu thêm phần tổ chức thực hiện pháp luật, vì đây mới chỉ dừng lại ở sự ‘đánh giá’ các văn bản quy phạm pháp luật. 
 
Luật sư Nguyễn Hưng Quang VP Luật sư NH Quang & Cộng sự : “Việc thay đổi chính sách lớn cần thay đổi quy trình làm luật. Nếu vẫn làm theo cách cũ thì lại gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp”. 
Luật sư Nguyễn Hưng Quang VP Luật sư NH Quang & Cộng sự
Phát biểu kết thúc Hội Thảo, Chủ tọa, Tiến Sỹ Nguyễn Đình Cung -  nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương phát biểu: “nếu chúng ta làm luật chỉ nhằm mục đích quản lý và mỗi Bộ làm một kiểu thì không xử lý được vấn đề kinh tế số. Vì đó là những vấn đề toàn cầu cần giải quyết ngay lập tức. Chúng ta nói quá nhiều cụm từ ‘Kinh tế số là động lực”, đề cập đến cơ hội nhưng lại nói rất ít đến những thách thức, đặc biệt là ít đề cập đến cái gì đang cản trở sự phát triển kinh tế số".
Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam 2020: Điều kiện ra nhập thị trường và Kinh tế số Vietnet24h - Ngày 12/1, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chính thức công bố Báo cáo “Dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam năm 2020” để điểm lại một số quy định pháp luật đáng chú ý trong năm 2020.
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Tesla đảo ngược đà giảm để tăng giá trong một tuần biến động đối với cổ phiếu EV Vietnet24h - Cổ phiếu Tesla tăng giá vào thứ sáu (20/12), đảo ngược mức giảm của đầu ngày.
Nvidia rơi sâu hơn vào vùng điều chỉnh, Broadcom đảo ngược mức tăng Vietnet24h - Cổ phiếu Nvidia giảm vào thứ Ba, trong khi cổ phiếu Broadcom cũng giảm nhẹ sau khi tăng lúc đầu.
Broadcom đạt định giá nghìn tỷ đô la nhờ dự báo lạc quan về nhu cầu AI Vietnet24h - Broadcom dự đoán nhu cầu về chip hỗ trợ AI sẽ tăng mạnh - và thị trường hiện đang mua hết.
Cổ phiếu Meta tăng do lệnh cấm TikTok tiềm tàng tại Hoa Kỳ, đóng cửa ở mức kỷ lục cùng mức với Amazon Vietnet24h - Cổ phiếu Meta tiếp tục đà tăng vào thứ Sáu, tăng 2,4% và đóng cửa ở mức kỷ lục sau khi tòa án duy trì luật yêu cầu ByteDance bán hoạt động kinh doanh TikTok tại Hoa Kỳ.
Ô tô Nhật Bản gặp khó: Cạnh tranh gay gắt và lợi nhuận sụt giảm mạnh Vietnet24h - Sự sụt giảm 57% lợi nhuận của bảy hãng xe lớn Nhật Bản phản ánh một thị trường ô tô đang gặp phải không ít khó khăn. Các hãng xe hàng đầu như Toyota và Nissan đang đối mặt với không chỉ thách thức từ chi phí mà còn với áp lực cạnh tranh khốc liệt từ xe điện Trung Quốc.
Sự sụt giảm 45% của Super Micro trong tuần này đã xóa sạch mức tăng của cổ phiếu trong năm Vietnet24h - Đợt bán tháo cổ phiếu Super Micro tiếp tục diễn ra vào thứ Sáu, khi giá cổ phiếu giảm thêm 10%, nâng mức lỗ trong tuần lên 44%.
Samsung Electronics công bố doanh thu quý 3 cao kỷ lục, nhưng doanh thu bộ phận bán dẫn vẫn yếu Vietnet24h - Samsung Electronics đã ghi nhận doanh thu quý cao nhất từ ​​trước đến nay trong quý 3 năm nay, mặc dù lợi nhuận trong lĩnh vực bán dẫn (DS) chậm chạp do chi phí một lần tăng.
Cổ phiếu Tesla đóng cửa ở mức cao nhất trong vòng 13 tháng gần đây Vietnet24h - Sau ngày giao dịch tốt nhất của Tesla trên thị trường kể từ năm 2013, cổ phiếu này đã tăng hơn 3% vào thứ Sáu, đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 9 năm ngoái.
SK Hynix công bố lợi nhuận quý kỷ lục nhờ sự bùng nổ chip AI Vietnet24h - Lợi nhuận hoạt động trong quý 3 đạt mức kỷ lục 7,03 nghìn tỷ won (5,08 tỷ đô la), vượt qua dự báo 6,8 nghìn tỷ won của LSEG và phục hồi sau khoản lỗ 1,8 nghìn tỷ won trong cùng kỳ năm ngoái.
Cổ phiếu bán dẫn châu Á tăng sau khi cổ phiếu của Nvidia, công ty chip AI được yêu thích, đạt mức cao kỷ lục Vietnet24h - Giá cổ phiếu tăng của Nvidia vào thứ Hai đã nâng giá trị thị trường của công ty lên 3,4 nghìn tỷ đô la, vượt qua Microsoft để trở thành công ty có giá trị thứ hai trên Phố Wall và chỉ thấp hơn một chút so với mức định giá khoảng 3,55 nghìn tỷ đô la của Apple.
LG Electronics được niêm yết trên Chỉ số phát triển bền vững Thế giới Down Jones năm thứ 13 Vietnet24h - LG Electronics đã được niêm yết trên Dow Jones Sustainability Index World trong năm thứ 13 liên tiếp, công ty thông báo hôm thứ Ba.
Tổng thống đắc cử Donald Trump ủng hộ việc cho phép TikTok ở lại Hoa Kỳ trong một thời gian ngắn Vietnet24h - Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật vào tháng 4 yêu cầu công ty mẹ của TikTok tại Trung Quốc, ByteDance, phải thoái vốn khỏi ứng dụng này, với lý do lo ngại về an ninh quốc gia.
OpenAI cho biết dịch vụ ChatGPT đã phục hồi sau nhiều giờ ngừng hoạt động Vietnet24h - Sự cố ngừng hoạt động của OpenAI vào thứ Tư khiến người dùng không thể truy cập ChatGPT hoặc trình tạo video Sora.
Hàn Quốc: ngành viễn thông trong tình trạng khẩn cấp khi các cuộc biểu tình lớn tiếp tục Vietnet24h - Các công ty viễn thông Hàn Quốc sẽ vẫn ở chế độ khẩn cấp để ngăn chặn bất kỳ sự cố mạng bất ngờ nào tại một số điểm tụ tập lớn ở Seoul và các thành phố lớn, vì công chúng, tức giận vì nỗ lực luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol không thành công của Quốc hội, dự kiến ​​sẽ tiếp tục xuống đường.
SpaceX đối mặt với sự phản đối việc mở rộng Starlink từ nhóm người Ukraine lo ngại về mối quan hệ của Musk với Nga Vietnet24h - Một nhóm phi lợi nhuận đại diện cho người Mỹ gốc Ukraine đã yêu cầu FCC từ chối cấp phép cho SpaceX đưa gần 22.500 vệ tinh vào quỹ đạo Trái Đất tầm thấp ít nhất cho đến khi xem xét thêm.
Sự cố mạng xảy ra trong bối cảnh các cuộc biểu tình luận tội ở Seoul Vietnet24h - Mặc dù tuyên bố bất ngờ về thiết quân luật của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol không được thông qua ngay cả trong đêm, nhưng tình trạng bất ổn chính trị như vậy ở một quốc gia có nhiều gã khổng lồ công nghệ hàng đầu có thể dẫn đến hậu quả lâu dài cho thị trường, có khả năng làm suy yếu vai trò của Hàn Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Cuộc chiến pháp lý giữa Elon Musk và OpenAI: Musk yêu cầu ngừng chuyển đổi vì lợi nhuận Vietnet24h - Elon Musk tiếp tục đối đầu với OpenAI khi yêu cầu tòa án ngừng công ty này hoàn tất việc chuyển đổi thành doanh nghiệp vì lợi nhuận. Vụ kiện này không chỉ là một cuộc đấu pháp lý mà còn phản ánh cuộc cạnh tranh gay gắt trong thị trường AI đang ngày càng trở nên căng thẳng.
Các công tố viên Hàn Quốc đề nghị mức án tù 5 năm đối với Chủ tịch điều hành Samsung trong vụ kháng cáo Vietnet24h - Hôm thứ Hai (25/11), các công tố viên Hàn Quốc đã yêu cầu mức án tù năm năm đối với Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-Young vì hành động trong một vụ sáp nhập gây tranh cãi giữa các công ty liên kết giúp củng cố quyền kiểm soát của ông trong một vụ án đang được xét xử tại tòa phúc thẩm.
Đài Loan xếp thứ 9 về khả năng cạnh tranh kỹ thuật số Vietnet24h - Đài Loan tiếp tục được xếp hạng thứ chín trên thế giới về khả năng cạnh tranh kỹ thuật số theo báo cáo năm 2024 của Viện Phát triển Quản lý Quốc tế (IMD) có trụ sở tại Thụy Sĩ được công bố vào thứ năm tuần qua.
Kế hoạch cắt giảm các cơ quan chính phủ và quy định của Elon Musk có thể mang lại lợi ích gì cho đế chế của ông Vietnet24h - Đế chế kinh doanh của Elon Musk đang mở rộng. Nó bao gồm nhà sản xuất xe điện Tesla, công ty truyền thông xã hội X, công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo xAI, công ty giao diện máy tính Neuralink, liên doanh đào hầm Boring Company và công ty hàng không vũ trụ SpaceX.
Hoàn thiện hạ tầng viễn thông tại làng Nủ sau thảm họa lũ quét Vietnet24h - Vừa qua, nhà mạng VNPT đã chính thức khởi công lắp đặt trạm phát sóng di động (BTS) tại khu vực xây dựng bản tái định cư mới cho người dân thôn Làng Nủ, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Thành công rực rỡ: Black Myth - Wukong thu về gần 1 tỷ USD Vietnet24h - Black Myth: Wukong, tựa game hành động nhập vai của Game Science, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường game quốc tế, với doanh thu gần chạm ngưỡng 1 tỷ USD chỉ sau hai tuần ra mắt.
Trải nghiệm âm nhạc kết hợp công nghệ đỉnh cao của Galaxy AI Immersive Vietnet24h - Sự kiện hoành tráng chào đón thế hệ điện thoại gập mới Galaxy Z Fold6 và Galaxy Z Flip6 - nơi âm nhạc và công nghệ hội tụ, thể hiện vị thế tiên phong dẫn đầu kỷ nguyên AI mới đã bùng nổ với 50.000 người tham gia.
Tùng Tán Lâm - Vẻ đẹp thiêng liêng giữa lòng Shangri-La Vietnet24h - Đối với những tín đồ đam mê du lịch tâm linh, tu viện Tùng Tán Lâm (Songzanlin) là một điểm đến không thể bỏ qua. Những người từng đặt chân đến Shangri-la đều khẳng định đây là một trong những tu viện đáng ghé thăm nhất trên thế giới.
Galaxy S24 của Samsung sẽ phát trực tiếp lễ khai mạc Thế vận hội Paris Vietnet24h - Samsung, đối tác chính thức của các sự kiện Olympic và Paralympic toàn cầu, đã thông báo rằng họ sẽ lắp đặt hơn 200 chiếc điện thoại thông minh hiện đại nhất của mình ở mũi và hai bên của mỗi chiếc trong số 85 chiếc tàu sẽ chở 10.500 vận động viên khi bơi trên mặt nước. xuôi sông Seine trong cuộc diễu hành khai mạc Thế vận hội.
Euro 2024: Những dự đoán sắc bén từ AI Vietnet24h - Trong bối cảnh Euro 2024 đang diễn ra, các mô hình AI từ khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu "tranh tài", đưa ra những dự đoán thú vị về kết quả của giải đấu.
Starlink - Sự hiện diện đột phá trong cuộc sống của bộ tộc Marubo Vietnet24h - Với sự đổ bộ của dự án Internet vệ tinh Starlink vào vùng Amazon, bộ tộc Marubo đã chứng kiến một sự hiện diện đột phá trong cuộc sống hàng ngày. Sự kết nối này không chỉ mở ra cánh cửa cho tiềm năng mới, mà còn đem lại những thách thức và cơ hội cho bộ tộc.
SKT mang dịch vụ cộng đồng người hâm mộ K-pop lên nền tảng metaverse Vietnet24h - Nhà cung cấp dịch vụ di động Hàn Quốc SK Telecom đã tiết lộ dịch vụ K-pop mới cho nền tảng metaverse của mình, ifland, được thiết kế như một đấu trường nơi các thần tượng K-pop và người hâm mộ toàn cầu của họ tụ tập và giao tiếp với nhau.
5 điều hối tiếc nhất của con người khi qua đời Vietnet24h - Vào cuối cuộc đời, nhiều người có xu hướng suy ngẫm về những điều họ ước mình đã làm khác đi.
Học nhạc tại Kim Bảo Nam: lắng nghe lời tâm sự từ học viên Vietnet24h - Những lời tâm sự chân thành từ học viên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên tại trung tâm âm nhạc Kim Bảo Nam. Qua đó, bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu và mục tiêu học nhạc của mình.