Johannes Caspar, người đứng đầu cơ quan quyền riêng tư thành phố Hamburg, ban hành lệnh cấm khẩn cấp kéo dài 3 tháng. Theo đó, Facebook bị cấm tiếp tục hành vi thu thập dữ liệu. Ông cũng đề nghị hội đồng về dữ liệu thuộc Liên minh Châu Âu hành động và ra phán quyết trong cả khối. Điều khoản mới của WhatsApp yêu cầu thu thập dữ liệu là vô hiệu vì chúng không minh bạch và quá rộng.
Từ đầu năm nay, WhatsApp yêu cầu người dùng phải đồng ý với chính sách mới của họ để có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ sau ngày 15/5. Theo đó, bản cập nhật sẽ cho phép chia sẻ thêm thông tin từ WhatsApp với Facebook và các ứng dụng khác như Instagram và Messenger.
Nhà chức trách Đức lo ngại, không chỉ vấn đề riêng tư mà các hồ sơ có thể bị lợi dụng để tác động đến các lựa chọn của cử tri và thao túng các quyết định dân chủ.
WhatsApp yêu cầu người sử dụng phải đồng ý với chính sách mới của họ để có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ sau ngày 15/5, trong đó bản cập nhật sẽ cho phép chia sẻ thêm thông tin từ WhatsApp với Facebook và các ứng dụng khác như Instagram và Messenger (chẳng hạn như danh bạ và dữ liệu hồ sơ), ngoại trừ nội dung trò chuyện đã được mã hóa.
Phản ứng trước lệnh cấm trên, người phát ngôn của WhatsApp khẳng định, lệnh cấm được đưa ra không có cơ sở chính đáng và dựa trên sự hiểu nhầm cơ bản về bản cập nhật của họ. Do vậy, WhatsApp vẫn sẽ tiếp tục triển khai bản cập nhật.
Lệnh cấm của Đức đánh trúng vào trọng tâm mô hình kinh doanh và chiến lược quảng cáo của Facebook. Trước đó, văn phòng chống độc quyền nước này cũng chỉ trích công ty vì thói quen thu thập dữ liệu về những người người dùng làm trên mạng và kết hợp với hồ sơ cá nhân Facebook. Lượng thông tin khổng lồ cho phép quảng cáo trúng mục tiêu và mang đến doanh thu lớn cho mạng xã hội.