Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số châu Âu (DMA) chính thức có hiệu lực đã khiến nhiều hãng công nghệ, trong đó có Apple, phải đau đầu. Mục tiêu của đạo luật là tạo ra sân chơi công bằng và giảm sức mạnh của những người gác cửa ngõ dẫn vào Internet như Big Tech.
Mới đây, tòa án tối cao Mỹ đã bác bỏ kháng cáo của Apple, buộc công ty cho phép nhà phát triển ứng dụng liên kết đến các hệ thống thanh toán bên ngoài.
Kết quả của phiên tòa Apple và Epic năm 2021 đã chứng kiến Apple giành chiến thắng trên hầu hết các phương diện, ngoại trừ việc thẩm phán ra phán quyết buộc Apple phải nới lỏng chính sách chống định hướng của App Store và cho phép các nhà phát triển như Epic Games tích hợp các liên kết đến các hệ thống thanh toán thay thế trong ứng dụng của họ.
Apple đã trì hoãn việc thực hiện phán quyết này bằng cách gửi đơn kháng cáo. Nhưng mới đây, tòa đã từ chối xem xét đơn kháng cáo của Apple với phán quyết ban đầu sẽ được duy trì. App Store đã phải đối mặt với nhiều áp lực về quy định trong những năm gần đây, khi các chính phủ nhắm vào sự độc quyền của Apple đối với hệ sinh thái phần mềm iPhone.
Trong những năm gần đây, App Store đã phải đối mặt với nhiều áp lực từ các chính phủ vì sự độc quyền của Apple đối với hệ sinh thái phần mềm trên iPhone. Apple đã thu phí hoa hồng từ 15% đến 30% cho tất cả các giao dịch thông qua hệ thống mua hàng trong ứng dụng của họ. Hơn nữa, công ty còn cấm các ứng dụng thông báo cho người dùng về các phương thức thanh toán thay thế có thể tồn tại.
Quyết định của tòa án sẽ cho phép các ứng dụng được phép cho người dùng biết chúng có các tùy chọn thanh toán khác, với liên kết trực tiếp đến trang web ngoài. Nếu khách hàng chọn sử dụng phương thức thanh toán thay thế, các nhà phát triển sẽ có thể thu được nhiều doanh thu hơn vì họ sẽ không phải chi trả khoản hoa hồng của Apple.
Tuy nhiên, Apple vẫn có thể yêu cầu các nhà phát triển chia sẻ hoa hồng. Ví dụ, ở Hà Lan, các ứng dụng hẹn hò được phép sử dụng các phương thức thanh toán thay thế nhưng Appe vẫn yêu cầu các nhà phát triển phải trả hoa hồng.
Nhật Bản cũng đang chuẩn bị quy định chống độc quyền buộc Apple cho phép sideload trong iOS. Dự luật dự kiến đệ trình lên Quốc hội trong năm nay và tập trung vào 4 lĩnh vực: chợ ứng dụng và thanh toán, tìm kiếm, trình duyệt, hệ điều hành. Nếu được chấp thuận, Ủy ban Thương mại Công bằng Nhật Bản sẽ có thể phạt tiền đối với các công ty vi phạm luật mới.
Năm 2020, chính phủ Nhật Bản bắt đầu điều tra Google, Apple, Amazon và Facebook vì những lo ngại liên quan đến chống độc quyền. Cùng năm này, nhiều nhà phát triển Nhật Bản bày tỏ không hài lòng với mô hình kinh doanh của App Store. Năm 2023, cơ quan quản lý Nhật Bản đã hoàn thành nghiên cứu và kết luận rằng thị trường ứng dụng di động đang bị Apple và Google chi phối.