Xã hội
Ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ Hiệp định RCEP
Lê Cường - Thứ Tư, 20/01/2021 4:15 CH
Vietnet24h - Chính phủ đã xác định công nghiệp phụ trợ là thành phần kinh tế quan trọng trong sự phát triển của đất nước thời gian tới. Thế nhưng, với việc ký kết Hiệp định RCEP gần đây, nếu để hàng Trung Quốc chất lượng thấp tràn ngập thị trường thì các doanh nghiệp trong ngành mới non trẻ này sẽ chịu hậu quả khôn lường.
So với các Hiệp định khác, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được coi là ‘dễ dãi’ nhất về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. Mới đây, Việt Nam đã ký kết Hiệp định này ngày 15/11/2020 và trong bối cảnh cần hoàn thiện thể chế chính sách cho phù hợp, nỗi lo về nhập khẩu hàng hóa chất lượng thấp từ nước ngoài sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam lại dấy lên. 
 
Để thực hiện hoàn thiện thể chế chính sách cho RCEP, sáng nay, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã tổ chức hội thảo xin ý kiến của các chuyên gia kinh tế đầu ngành về vấn đề này. Chủ tọa Hội thảo có TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng, cùng các khách mời danh dự có ông Aedan Puleston, Bí thư thứ hai, Đại sứ quán Australia cùng các và khách mời khác...
Các chuyên gia kinh tế nước ngoài tham dự hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Viện Trưởng Trần Thị Hồng Minh cho biết thông tin về tiến triển đối với RCEP hầu như rất hạn chế trong suốt 3 quý đầu năm 2020, và chỉ được đề cập nhiều hơn gần thời điểm ký kết Hiệp định này. Mặc dù vậy, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương vẫn theo dõi sát những diễn biến của Hiệp định. 
 
“Ngay đầu năm 2020, tôi cũng đã chỉ đạo thực hiện nghiên cứu về thực hiện RCEP hiệu quả gắn với cải thiện tính tự chủ của nền kinh tế Việt Nam”, TS Hồng nói. 
 
Nền kinh tế Việt Nam cũng đang phải chịu khó khăn và hệ lụy tiêu cực do đại dịch COVID-19. Trong đó, những cụm từ như “gián đoạn” hay “đứt gãy” chuỗi cung ứng được nhắc đến thường xuyên, và thực tế đã có những thời điểm gây ra nhiều quan ngại cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. 
 
Đặt trong bối cảnh ấy, Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định xuất khẩu vẫn là một cấu phần quan trọng trong “cỗ xe tam mã” để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, Việt Nam đã có những kết quả quan trọng về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có việc phê chuẩn và thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), và mới nhất là ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào ngày 15/11/2020.
 
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương có bài tham luận tại Hội thảo đã chỉ rõ những thách thức đan xen khi ký kết RCEP. 
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương
Đối với đầu tư nước ngoài, RCEP cũng có cả cơ hội và thách thức đan xen nhau. Việt Nam có thêm cơ hội thu hút FDI từ sự dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc do tác động của chiến tranh thương mại, công nghệ Mỹ - Trung Quốc, cũng như những xu hướng cân nhắc mới trong và sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, thách thức cũng không nhỏ, bởi: (i) nhìn nhận và xử lý hiệu quả nhập siêu gắn với đầu tư nước ngoài ở thị trường RCEP là một thách thức lớn, thậm chí trở nên phức tạp hơn; (ii) sàng lọc chất lượng của dự án FDI là chủ trương đúng, nhưng thực hiện không dễ sau khi RCEP đi vào thực thi; (iii) kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài từ RCEP và hệ lụy đối với kinh tế vĩ mô vẫn là một vấn đề phức tạp; và (iv) khó khăn trong cân đối giữa thu hút, bảo vệ nhà đầu tư và quyền xây dựng chính sách của Việt Nam. 
 
Chính vì vậy, khác với CPTPP và EVFTA, RCEP nhận được nhiều ý kiến trái chiều hơn. Có ý kiến cho rằng RCEP vẫn có lợi ích ròng về kinh tế, có ý kiến cho rằng RCEP làm tăng rủi ro nhập siêu trong khi không có nhiều tác động về thể chế đối với Việt Nam. Trong khi đó, chúng ta lại chứng kiến những đề xuất mới mang dáng dấp “cạnh tranh” với RCEP, chẳng hạn như chuỗi cung ứng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
 
Đa phần các chuyên gia kinh tế đều bày tỏ nỗi lo về hàng Trung Quốc chất lượng thấp sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam.
 
Trước đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị Quyết 115/NQ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2020 về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, một lần nữa khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc phát triển công nghiệp hỗ trong giai đoạn 5, 10 năm tới. Thế nhưng, sau cảnh báo Hiệp định RCEP có tiêu chuẩn chất lượng thấp hơn so với các hiệp định CPTPP và EVFTA của Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WHO và Hội nhập, VCCI đưa ra,  việc nhập khẩu hàng hóa chất lượng thấp từ Trung Quốc và các nước Asean sẽ tăng lên gây ảnh hưởng không nhỏ đối với ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam.
 
 “Nguy cơ nhập khẩu hàng Trung Quốc chất lượng thấp bùng phát tràn ngập thị trường là khó tránh khỏi. Điều này không đem lại nhiều lợi ích mà còn gây ảnh hưởng xấu các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam”. TS. Nguyễn Thị Thu Trang phát biểu.
Tiến Sỹ Trang lo ngại hàng Trung Quốc chất lượng thấp tràn vào Việt Nam sẽ tác động xấu đến ngành công nghiệp phụ trợ còn non yếu
“Việc nhập khẩu dễ dàng hàng hóa từ một nước sẽ làm tăng gian lận thương mại và thặng dư thương mại. Như ở Mỹ, dưới thời tổng thống Trump, đã trừng phạt 10 quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ”, bà Trang nói. “Đây chỉ là một trong số các hiệp định, chúng ta có nhiều sự lựa chọn tương tự khác, và cần nghiên cứu về ‘tương lai của RCEP’ trong bối cảnh các chính sách Trung Quốc ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và RCEP nói riêng”.
 
Cùng quan điểm với bà Trang, chuyên gia kinh tế, Phó GS, TS Lê Xuân Bá cho rằng mỗi Hiệp định đều có những lợi ích và thách thức khác nhau. Việc tham gia cần được nghiên cứu kỹ lưỡng: “Chúng ta cần tính toán cẩn thận, nếu lợi nhiều thì làm, lợi ít mà tác hại nhiều thì không làm. Tiềm năng xuất khẩu chưa thấy đâu nhưng nguy cơ hàng rẻ chất lượng thấp tràn ngập thị trường thì phải tính đến”.
 
“Nếu chúng ta làm cái dễ quen rồi thì sẽ mất đi động lực nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa. RCEP là Hiệp định có tiêu chí chất lượng thấp hơn, như vậy về lâu dài sẽ không có lợi cho sự phát triển về chất lượng của nền kinh tế Việt Nam”, TS. Lê Xuân Bá nói.  
 
Kết thúc Hội thảo TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng phát biểu: Việt Nam và các nước ASEAN có vai trò trung tâm trong việc hình thành ý tưởng và quá trình đàm phán Hiệp định này, thì phần thực thi cũng phải giữ được vai trò trung tâm. Theo đó, các nước ASEAN phải gia tăng hợp tác hiệu quả, thay vì cạnh tranh với nhau theo hướng “đua xuống đáy”. Các lĩnh vực cần lưu tâm chính là những lĩnh vực cải cách liên quan đến thương mại và đầu tư (như môi trường đầu tư, kết nối trong chuỗi giá trị, v.v.) và những nội dung khác cần tiếp tục thỏa thuận và hoàn thiện sau khi RCEP đi vào thực thi. Đây cũng chính là tiền đề quan trọng để các nước đối tác tôn trọng và cùng phát huy vai trò trung tâm của ASEAN. 
 
Những thách thức này ít nhiều đều ảnh hưởng đến mức độ tự chủ của nền kinh tế Việt Nam, song vẫn có thể xử lý được. Việt Nam cần tiếp tục ủng hộ chủ nghĩa đa phương. RCEP không phải là FTA duy nhất hay là FTA cuối cùng mà Việt Nam có với các đối tác. Vì vậy, việc thực hiện RCEP cần đặt trong một cân nhắc tổng thể và toàn diện hơn về việc tham gia và đóng góp vào chủ nghĩa đa phương trong bối cảnh mới.
Làm thế nào để việc cải cách thể chế ban hành luật ở Việt Nam: Nhanh - Hiệu quả - Thường xuyên - Bền vững Vietnet24h - Phát triển kinh tế số đang là mục tiêu hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhưng cơ chế ban hành luật ở nước ta hiện nay, theo nhận định của nhiều chuyên gia luật, thường gây chồng chéo, mâu thuẫn, cản trở sự phát triển của kinh tế. Cuộc hội thảo “dòng chảy pháp luật kinh doanh 2020” do VCCI tổ chức gần đây đã ghi nhận được nhiều ý kiến đóng góp hữu ích cũng như các giải pháp được đề xuất cho ‘nút thắt’ này.
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Cổ phiếu chip biến thiên: Samsung tăng vọt, SK hynix giảm Vietnet24h - Giá cổ phiếu của nhà sản xuất chip hàng đầu Hàn Quốc Samsung Electronics và đối thủ cùng thành phố SK Hynix gần đây đã biến động theo những quỹ đạo khác nhau, phản ánh triển vọng kinh doanh trái ngược nhau.
Lợi nhuận của TSMC tăng vọt 61% lên mức cao kỷ lục nhờ nhu cầu chip AI Vietnet24h - Doanh thu ròng của TSMC trong quý 2 tăng 38,65% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 933,80 tỷ Đài tệ, vượt ước tính.
Samsung dự kiến ​​lợi nhuận quý 2 sẽ tăng hơn một nửa khi hãng này đang chật vật nắm bắt nhu cầu về AI Vietnet24h - Samsung cũng dự kiến ​​doanh thu sẽ đạt 74 nghìn tỷ won, thấp hơn so với ước tính thông minh của LSEG là 75,55 nghìn tỷ won.
Cổ phiếu Meta đạt mức cao nhất mọi thời đại khi Mark Zuckerberg tiếp tục tuyển dụng AI Vietnet24h - Cổ phiếu của công ty đạt 747,90 đô la trong phiên giao dịch giữa trưa 30/6, vượt qua kỷ lục thị trường chứng khoán trước đó của Meta vào tháng 2 khi công ty bắt đầu sa thải 5% lực lượng lao động mà họ cho là "những người có hiệu suất kém".
S&P 500 đóng cửa ở mức kỷ lục mới vào thứ Tư sau khi Trump công bố thỏa thuận thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ Vietnet24h - S&P 500 tăng vào thứ Tư sau khi Tổng thống Donald Trump công bố thỏa thuận thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
Cổ phiếu Tesla đã tăng gần 300 lần kể từ đợt IPO diễn ra cách đây 15 năm Vietnet24h - Giá IPO là 17 đô la tương đương với giá điều chỉnh chia tách là 1,13 đô la ngày nay. Cổ phiếu đóng cửa vào thứ sáu (27/6) ở mức 323,63 đô la, tăng gần 300 lần.
Người trong cuộc của Nvidia bán tháo hơn 1 tỷ đô la cổ phiếu Vietnet24h - Theo báo cáo của Financial Times, những người trong công ty sản xuất chip trí tuệ nhân tạo Nvidia đã bán ra hơn 1 tỷ đô la cổ phiếu trong năm qua.
Cổ phiếu Super Micro giảm do kế hoạch chào bán trái phiếu chuyển đổi trị giá 2 tỷ đô la Vietnet24h - Cổ phiếu của Super Micro Computer đã giảm vào thứ Hai sau khi nhà sản xuất máy chủ này công bố kế hoạch phát hành trái phiếu chuyển đổi trị giá 2 tỷ đô la.
Cổ phiếu AMD tăng 9% sau khi các nhà phân tích kỳ vọng một sự 'phục hồi' cho nhà sản xuất chip Vietnet24h - Đó là thời điểm các nhà phân tích kỳ vọng nhà sản xuất chip này sẽ phải chịu phần lớn khoản phí 800 triệu đô la mà AMD cho biết sẽ phải chịu do xuất khẩu sang Trung Quốc.
Cổ phiếu SK Hynix tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn 2 thập kỷ Vietnet24h - Cổ phiếu của SK Hynix của Hàn Quốc đã mở rộng mức tăng lên mức cao nhất trong hơn 2 thập kỷ vào thứ Ba. Công ty mẹ của công ty, SK Group, được cho là có kế hoạch xây dựng trung tâm dữ liệu AI hợp tác với Amazon Web Services tại Ulsan.
Elon Musk có thêm thời gian để trả lời vụ kiện của SEC về việc tiết lộ thông tin trên Twitter Vietnet24h - Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) đã gia hạn cho Elon Musk thêm thời gian để trả lời vụ kiện cáo buộc ông không tiết lộ quyền sở hữu cổ phiếu Twitter của mình kịp thời vào năm 2022.
Các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cảnh báo CEO Nvidia về chuyến đi sắp tới tới Trung Quốc Vietnet24h - Thư từ Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Jim Banks và Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Elizabeth Warren yêu cầu ông Huang tránh gặp gỡ đại diện của các công ty đang hợp tác với các cơ quan quân sự hoặc tình báo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Sửa sai sinh thái: Trung Quốc chọn “hồi sinh” sông Xích Thủy thay vì tiếp tục phát triển thủy điện nhỏ Vietnet24h - Động thái tháo dỡ hàng trăm đập thủy điện tại thượng nguồn sông Dương Tử phản ánh sự thay đổi căn bản trong tư duy phát triển của Trung Quốc – từ khai thác cực đoan sang cân bằng sinh thái. Đây là bước lùi chiến lược để tiến xa hơn trong xây dựng một tương lai phát triển bền vững.
Startup Trung Quốc Zhipu AI khiến OpenAI e ngại, lọt danh sách kiểm soát của Mỹ Vietnet24h - Zhipu AI – một trong bốn “kỳ lân AI” nổi bật nhất Trung Quốc – đang thu hút sự chú ý toàn cầu khi trở thành startup đầu tiên bị Mỹ áp hạn chế xuất khẩu vì nghi ngờ phục vụ mục đích quân sự. OpenAI, đơn vị phát triển ChatGPT, thừa nhận sự mở rộng nhanh chóng của Zhipu ra thị trường quốc tế là "đáng quan tâm", trong bối cảnh cạnh tranh AI giữa hai siêu cường ngày càng căng thẳng.
Mỹ thử nghiệm thành công màng thu nước trong sa mạc không cần điện Vietnet24h - Một nhóm nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa công bố thử nghiệm thành công thiết bị thu nước dạng màng hydrogel hoạt động trong điều kiện khô cằn tại Thung lũng Chết, Mỹ. Công nghệ mới có thể tạo ra hàng trăm ml nước sạch mỗi ngày mà không cần điện, mở ra giải pháp cho các vùng khan hiếm nước.
Bức tranh toàn cảnh lừa đảo mạng tại Việt Nam: Từ thủ đoạn tinh vi đến khoảng trống phòng vệ số Vietnet24h - Không chỉ là những kịch bản cũ được làm mới, các thủ đoạn lừa đảo mạng tại Việt Nam đang tiến hóa nhanh chóng, tận dụng tâm lý bất an, sự cả tin và đặc biệt là những khoảng trống trong hạ tầng phòng vệ số của người dân.
Tòa án tối cao sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng về Chủ tịch Samsung Lee vào ngày 17 tháng 7 Vietnet24h - Phán quyết, dự kiến ​​vào ngày 17 tháng 7, được đưa ra bốn năm 10 tháng sau khi Lee lần đầu tiên bị đưa ra xét xử và khoảng năm tháng sau khi tòa phúc thẩm giữ nguyên phán quyết tuyên trắng án của ông.
Meta thắng kiện bản quyền AI, nhưng thẩm phán cho biết những người khác có thể khởi kiện Vietnet24h - Vào thứ Tư, Meta đã thắng thế trước một nhóm gồm 13 tác giả, bao gồm Sarah Silverman và Ta-Nehisi Coates, trong một vụ kiện bản quyền lớn liên quan đến mô hình trí tuệ nhân tạo Llama của công ty.
Amazon tuyên bố AI sẽ giúp cắt giảm nhân sự trong vài năm tới Vietnet24h - CEO Andy Jassy cho biết công ty sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI tạo sinh và các tác nhân thông minh nhằm tăng hiệu suất, đồng thời giảm nhu cầu nhân lực trong thời gian tới. Động thái này phản ánh làn sóng tự động hóa đang ảnh hưởng sâu sắc tới thị trường lao động công nghệ.
Chính phủ Anh phân bổ nhiều tiền hơn cho nguồn nhân lực bán dẫn Vietnet24h - Chính phủ Anh đã xác nhận kế hoạch phân bổ thêm 35 triệu bảng Anh cho chương trình mở rộng nhân tài bán dẫn.
Bill Gates cho biết việc Trump cắt giảm ngân sách của USAID là vô cùng tàn khốc: 'Vẫn chưa quá muộn để đảo ngược chúng' Vietnet24h - Bill Gates cho biết tác động của việc Tổng thống Donald Trump cắt giảm USAID là "thảm khốc" nhưng có thể ngăn chặn được.
iPhone đang làm tổn thương giới trẻ? Người thiết kế ra nó lên tiếng Vietnet24h - Jony Ive, cha đẻ của iPhone, thừa nhận công nghệ smartphone đã dẫn đến những hậu quả đáng lo cho sức khỏe tâm thần. Cùng bà Powell Jobs, ông đang âm thầm phát triển một thiết bị mới để “sửa sai” cho chính di sản của mình.
Meta tìm đến trọng tài để ngăn chặn người tố giác quảng bá cuốn sách tiết lộ tất cả Vietnet24h - Meta đang tìm cách ngăn chặn việc quảng bá cuốn hồi ký mới của một cựu nhân viên có nội dung mô tả công ty theo hướng không hay, bao gồm cả cáo buộc quấy rối tình dục của giám đốc chính sách công ty.
KT kết hợp AI với thể thao, K-pop tại Đại hội Thế giới Di động (MWC) 2025 Vietnet24h - K-Stadium được thiết kế để tăng cường sự tương tác của người hâm mộ bằng AI. Một trong những tính năng chính của nó là hệ thống dịch phụ đề thời gian thực do AI hỗ trợ.
Amazon sẽ giành quyền kiểm soát sáng tạo cho loạt phim James Bond từ gia đình Broccoli Vietnet24h - Amazon sắp giành được quyền sáng tạo đối với loạt phim James Bond béo bở.
Squid Game mùa 2: Cơn sốt hay bẫy lừa đảo tiền số? Vietnet24h - Với sự phổ biến của Squid Game mùa hai, các token liên quan đến bộ phim này đã thu hút hàng triệu USD. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư đã mất trắng khi các token này bị sụt giảm giá trị chỉ trong thời gian ngắn, báo hiệu một làn sóng lừa đảo "rút thảm" trên thị trường tiền số.
Lễ chùa thời công nghệ: Nhật Bản số hóa nghi lễ đầu năm Vietnet24h - Chùa Zojoji, biểu tượng Phật giáo tại Tokyo, đang tiên phong tích hợp công nghệ thanh toán QR cho nghi lễ Saisen, vừa tiện lợi vừa giữ nguyên tinh thần truyền thống.
TikTok gặp rắc rối tại Nga: bị phạt vì không gỡ nội dung cấm Vietnet24h - Vừa qua, TikTok bị phạt gần 30.000 USD tại Nga vì vi phạm các quy định pháp lý về nội dung. Quyết định này cho thấy Nga đang quyết liệt hơn trong việc kiểm soát các nền tảng mạng xã hội.
Hoàn thiện hạ tầng viễn thông tại làng Nủ sau thảm họa lũ quét Vietnet24h - Vừa qua, nhà mạng VNPT đã chính thức khởi công lắp đặt trạm phát sóng di động (BTS) tại khu vực xây dựng bản tái định cư mới cho người dân thôn Làng Nủ, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Thành công rực rỡ: Black Myth - Wukong thu về gần 1 tỷ USD Vietnet24h - Black Myth: Wukong, tựa game hành động nhập vai của Game Science, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường game quốc tế, với doanh thu gần chạm ngưỡng 1 tỷ USD chỉ sau hai tuần ra mắt.