Tầm nhìn chính sách
Hội thảo Hiệp định Công nghệ thông tin ITA 2 tại Hà Nội
Lê Cường - Thứ Bảy, 21/07/2018 8:38 SA
Vietnet24h - Ngày 19/7, Hội thảo Hiệp định ITA 2 giữa các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam và các tổ chức nước ngoài do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội nhằm đánh giá cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu về linh kiện và sản phẩm công nghệ thông tin.
Tại buổi hội thảo, các chuyên gia trong và ngoài nước đã đánh giá tổng quan về Hiệp định Công nghệ thông tin (CNTT) mở rộng bao gồm cả danh mục hàng hóa và lộ trình thực hiện cam kết tham gia chuỗi giá trị toàn cầu thông qua ITA 2.
Đa số các bài phát biểu tại hội thảo đều cho thấy Việt Nam sẽ có nhiều lợi ích khi tham gia sâu rộng vào chương trình toàn cầu này.
Hiệp định CNTT (ITA) và ITA mở rộng mà VN tham gia khi gia nhập WTO sẽ đưa đến nhiều thời cơ và thách thức cho ngành CNTT trong nước vì phải dỡ bỏ thuế thuế quan đối với hàng trăm sản phẩm công nghệ, từ chất bán dẫn đến những chiếc điện thoại thông minh. ITA làm cho các sản phẩm công nghệ chuyển đổi trở nên có giá cả phải chăng và dễ tiếp cận hơn sẽ giúp thúc đẩy khả năng kết nối và mở ra cơ hội kinh tế trong nhiều lĩnh vực. Không chỉ người tiêu dùng được hưởng lợi mà Chính phủ cũng có thể tận dụng điều kiện mới mẻ này để hiện đại hóa nền kinh tế, thu hút đầu tư, tăng cường sự tham gia vào chuỗi giá trị CNTT toàn cầu và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững khác. 
 
Các chuyên gia nước ngoài cũng có những đánh giá khả quan về những chuyển biến gần đây của ngành công nghệ thông tin Việt Nam. Ông John Neuffer, Giám đốc điều hành Hiệp hội công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA) cho biết: “Việt Nam rất thành công trong việc phát triển CNTT của mình và là thành viên của ITA. Việc tham tham gia ITA mở rộng sẽ mang lại cho GDP của Việt Nam thêm nhiều tỷ USD mỗi năm”.
Ông John Neuffer, Giám đốc điều hành Hiệp hội công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA)
Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng với hơn 90 triệu dân. Bà Đỗ Thúy Hương, đại diện đến từ Hiệp hội Doanh nghiệp Điện Tử Việt Nam cho biết: “thị trường Việt Nam vẫn là một miếng bánh lớn chưa được khai thác. Từ nay cho đến năm 2020, mức tiêu thụ sản phẩm điện tử, điện lạnh của Việt Nam sẽ có khả năng tăng từ 7,3% lên 11,9%”.
 
Với thị trường đầy hứa hẹn như vậy nhưng các con số thống kê mà Bà Trương Thị Chí Bình – Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI) cung cấp lại cho thấy rất ít các doanh nghiệp nội địa Việt Nam đủ tiêu chuẩn tham gia vào ITA 2 và làm chủ thị trường trong nước. 

Theo bà Bình, sức cung cấp linh kiện điện tử của các doanh nghiệp nội địa Việt Nam còn rất hạn chế.  Thống kê từ SIDEC năm 2014, linh kiện  nhập khẩu từ nước ngoài chiếm 88%; thu mua trong nước thông qua các công ty thương mại 9%; mua trực tiếp từ nhà sản xuất 2%; doanh nghiệp Việt Nam cung cấp 1%.
 
Như vậy, chỉ một số ít các doanh nghiệp nội địa có thể tham gia khi nhận được sự hỗ trợ của các công ty nước ngoài. Như việc Samsung Việt Nam đã tổ chức tư vấn, đào tạo cho các doanh nghiệp phụ trợ, qua vài năm, số doanh nghiệp nội địa đạt tiêu chuẩn chỉ khoảng 20 công ty và hoạt động ở một số ít sản phẩm phụ đơn giản. 
 
Sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp nội địa khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như ITA mở rộng vì quy trình yêu cầu ngày càng chặt chẽ”, bà Bình nói.
Theo đánh giá chung, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hầu hết có tuổi đời non trẻ hơn so với doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực và trên thế giới. Do đa phần các nước đã thực hiện nền kinh tế tư bản từ rất lâu. Vì xuất phát điểm không giống nhau nên các doanh nghiệp nước ngoài có sự vượt trội ở nhiều khía cạnh. Và các doanh nghiệp Việt rất cần phải thay đổi cũng như có sự hỗ trợ của nhà nước để có thêm nhiều lợi thế trong cạnh trạnh và tồn tại, phát triển.  
 
Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn trái ngược, các doanh nghiệp nội địa Việt Nam vừa sinh sau đẻ muộn, vừa không được hưởng nhiều ưu đãi từ các chính sách của Chính phủ như các doanh nghiệp FDI. Phản ánh vấn đề này, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) cho biết: Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực điện tử đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hầu hết thiếu vốn và nguồn lực để đầu tư vào dây chuyền sản xuất hiện đại. Việc nhập khẩu các linh kiện cũng gặp nhiều khó khăn về thủ tục hành chính nhất là việc nhập các linh kiện để sản xuất thiết bị đặc chủng được miễn thuế nhập khẩu. Hoặc đối với các linh kiện nhập khẩu để sản xuất cụm linh kiện, bán thành phẩm cung cấp cho DN FDI để xuất khẩu thì các DN trong nước lại chưa được hưởng chế độ miễn thuế NK đối với việc sản xuất hàng xuất khẩu gián tiếp.

Quy định chung về thuế nhập khẩu dây chuyền thiết bị phục vụ sản xuất được miễn thuế, nhưng theo phương pháp khấu trừ, có những DN tính ra sẽ mất trên 10 năm mới được hoàn thuế, khoản tiền tạm ứng nộp thuế này DN đã phải vay ngân hàng, gây gia tăng sức ép về vốn và tăng giá thành sản phẩm”, theo đại diện VEIA. 
Các nước đang phát triển cũng cần cân nhắc và tìm cách hạn chế, xử lý những vấn đề không mấy có lợi khi tham gia ITA. Thứ nhất, nguồn thu ngân sách từ việc đánh thuế các SP CNTT sẽ giảm đi. Thứ hai, các SP CNTT ngoại nhập xuất hiện ồ ạt trên thị trường nội địa có thể sẽ có ảnh hưởng xấu, hạn chế sự phát triển của nền công nghiệp CNTT ở các nước này. Đây là một thách thức lớn cho Việt Namcần phải vượt qua để hội nhập vào sân chơi chung đầy hứa hẹn của thế giới.
"Hiệp định Công nghệ thông tin, gọi tắt là ITA, ra đời tháng 12 năm 1996 tại Hội Nghị Bộ Trưởng (HNBT) các nước WTO, tổ chức tại Singapore. Nội dung chính của Hiệp Định này là quy định việc từng bước gỡ bỏ dần hàng rào thuế quan xuất nhập khẩu đối với các sản phẩm (SP) liên quan đến CNTT, tiến tới miễn thuế hoàn toàn đối với các SP và dịch vụ trong thị trường này. Ban đầu có 29 nước cam kết tham gia HĐ bao gồm 15 nước trong liên minh Châu Âu, Úc, Canada, Đài Loan, Hồng Kông, Iceland, Inđônêxia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nauy, Singapore, Thụy Sĩ, Liechtenstein, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Thị trường CNTT của 29 nước này chiếm 83% thị trường CNTT toàn thế giới. Tại thời điểm đó, người ta vẫn chưa xác định được rõ ràng thời điểm ITA bắt đầu có hiệu lực vì một điều khoản trong HĐ có quy định là thị trường CNTT của các nước thành viên ITA phải chiếm ít nhất 90% thị trường CNTT toàn thế giới. Tuy nhiên, đến 1/4/1997 đã có thêm 11 nước thành viên bao gồm Cộng Hòa Séc, Costa Rica, Estonia, Ấn Độ, Israel, Macao (nay thuộc Trung Quốc), Malaysia, New Zealand, Rumani, Slovak Republic và Thái Lan tham gia HĐ; 40 nước thành viên của ITA này chiếm 90% thị trường CNTT. Do vậy, HĐ CNTT ITA bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/07/1997. Việt Nam gia nhập Hiệp định này từ năm 2006. Đến nay ITA đã có tổng cộng 68 nước thành viên, chiếm 98% thị trường CNTT toàn cầu.

Những nội dung chính của Hiệp định công nghệ thông tin ITA
Có ba nguyên tắc cơ bản sau mà mọi thành viên tham gia ITA cần phải thực hiện:
1. Phải tuân thủ danh sách các sản phẩm liên quan đến CNTT được ghi trong hiệp định. Danh sách này liệt kê đầy đủ các sản phẩm và mô tả chi tiết về các sản phẩm đó.
2. Từng bước giảm dần thuế xuất nhập khẩu đối với những sản phẩm được liệt kê trong hiệp định và tiến tới bỏ hẳn thuế xuất/nhập khẩu.
3. Tất cả các loại thuế khác cũng cần được gỡ bỏ từng bước."  
Samsung Việt Nam thực hiện chuyến khảo sát tại 3 doanh nghiệp phía Bắc Vietnet24h - Ngày 29/5, Samsung thực hiện chuyến khảo sát tại 3 nhà máy sản xuất linh kiện điện tử ở miền bắc Việt Nam (Công ty 4P, Công ty Mê Trần, Công ty Postef), nhằm đánh giá kết quả của Chương trình tư vấn hỗ trợ DN Việt trong cam kết với chính phủ Việt Nam về việc tăng tỷ lệ nội địa hóa và tăng thêm số lượng DN Việt vào chuỗi cung ứng phụ kiện cho Samsung.
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Chính quyền Trump công bố mức phí đối với tàu Trung Quốc cập cảng Hoa Kỳ Vietnet24h - Chính quyền Trump hôm thứ năm (17/4) đã công bố mức phí đối với tàu do Trung Quốc đóng.
Trung Quốc tăng thuế đối với hàng hóa của Hoa Kỳ lên 125%, gọi việc Trump tăng thuế là 'trò đùa' Vietnet24h - Trung Quốc đã tăng thuế nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ lên 125% vào thứ Sáu, đáp trả quyết định của Donald Trump khi nhắm vào nền kinh tế số 2 thế giới để áp thuế cao hơn, đồng thời bác bỏ chiến lược thuế quan của tổng thống Hoa Kỳ là "một trò đùa".
Phản ứng của thế giới và Việt Nam trước quy định tạm hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày của Chính quyền Washington Vietnet24h - Vào ngày 9 tháng 4 năm 2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố quyết định hoãn áp dụng thuế quan đối ứng trong 90 ngày đối với một số quốc gia, đồng thời giảm mức thuế xuống còn 10%, ngoại trừ Trung Quốc – nơi bị tăng thuế lên 125%.
Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo điện đàm với Tổng thống Donald Trump trước khi thuế quan 'có đi có lại' có hiệu lực Vietnet24h - Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có cuộc điện đàm vào thứ Ba trước khi Trump áp dụng mức thuế "có đi có lại" là 25 phần trăm đối với hầu hết hàng hóa của Hàn Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ có hiệu lực từ ngày 9 tháng 4.
Một số nét chính trong chính sách thuế quan của Mỹ và dự báo tác động, ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam Vietnet24h - Mức thuế đối ứng 46% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam được công bố bởi Tổng thống Donald Trump vào ngày 2/4/2025, như một phần của chiến lược “có đi có lại” nhằm giảm thâm hụt thương mại song phương giữa Mỹ và các quốc gia đối tác, trong đó Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do thặng dư thương mại lớn với Mỹ.
AI for all – Samsung định hình ngôi nhà thông minh của tương lai Vietnet24h - Samsung không chỉ sản xuất thiết bị mà còn tạo ra hệ sinh thái AI hoàn chỉnh. Từ chiếc máy giặt tự động phân tích vết bẩn đến tủ lạnh gợi ý bữa ăn, hãng công nghệ Hàn Quốc đang tiên phong đưa AI vào cuộc sống hằng ngày theo cách thông minh và tinh tế hơn.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống Vietnet24h - Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Hàng tỷ đô la bị đe dọa: Kế hoạch bãi bỏ Đạo luật CHIPS của Trump khiến các nhà sản xuất chip Hàn Quốc lo lắng Vietnet24h - Bất ổn chính trị kéo dài khiến các công ty Hàn Quốc không còn quyền đàm phán với Hoa Kỳ.
Nỗ lực bãi bỏ Đạo luật CHIP của Trump gây ra cuộc tranh luận về Chiến lược bán dẫn của Hoa Kỳ Vietnet24h - Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tuyên bố ý định bãi bỏ Đạo luật CHIPs trong phiên họp chung của Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 4 tháng 3 (giờ địa phương).
Cổ phiếu công nghệ giảm 7% kể từ khi Trump nhậm chức vì chiến tranh thương mại làm gia tăng sự bất ổn Vietnet24h - Cổ phiếu công nghệ đã giảm hơn 7% kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.
Hàn Quốc công bố hơn 23 tỷ USD cho lĩnh vực chip khi Trump áp thuế đối với nhập khẩu chất bán dẫn Vietnet24h - Chính phủ Hàn Quốc sẽ trợ cấp cho việc xây dựng đường dây tải điện ngầm cho các cụm bán dẫn, cũng như tăng tỷ lệ tài trợ cho cơ sở hạ tầng trong các cụm công nghiệp tiên tiến.
Giám đốc thiết bị mới của Samsung kêu gọi "một Samsung" trong bối cảnh dao động về chip nội bộ Vietnet24h - Samsung Electronics bao gồm bộ phận DX, bao gồm các phân khúc thiết bị gia dụng và điện thoại thông minh, và bộ phận Giải pháp thiết bị (DS), phụ trách chip bán dẫn và bộ nhớ.
Apple ấp ủ “vũ khí bí mật” cho sinh nhật iPhone 20 tuổi Vietnet24h - iPhone 19 có thể trở thành sản phẩm quan trọng nhất trong lịch sử Apple kể từ sau iPhone X. Với thiết kế gập hoặc thân máy kính toàn phần, thiết bị được kỳ vọng là màn trình diễn đỉnh cao trong lễ kỷ niệm hai thập kỷ đổi mới.
Liên Hợp Quốc cảnh báo, AI có thể ảnh hưởng đến 40% việc làm và gia tăng bất bình đẳng giữa các quốc gia Vietnet24h - Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc cho biết trong một báo cáo rằng trí tuệ nhân tạo dự kiến ​​sẽ đạt giá trị thị trường 4,8 nghìn tỷ đô la vào năm 2033, tương đương với quy mô nền kinh tế của Đức.
Intel và TSMC ký thỏa thuận sơ bộ về đầu tư vào xưởng đúc chip Vietnet24h - Có báo cáo cho biết Intel, hiện đang có ban lãnh đạo mới, đã ký một thỏa thuận sơ bộ với TSMC liên quan đến các khoản đầu tư vào xưởng đúc.
Hyundai Motor Group mở nhà máy sản xuất xe điện được chào hàng rầm rộ tại Hoa Kỳ Vietnet24h - Hyundai Motor Group đã tổ chức lễ khai trương hoành tráng cho Hyundai Motor Group Metaplant America (HMGMA) tại Georgia vào thứ Tư (giờ địa phương), với mục tiêu đưa nơi này trở thành trụ cột sản xuất chính cho xe điện (EV) và xe hybrid của hãng sản xuất ô tô này.
Các gã khổng lồ công nghệ Hoa Kỳ đang đặt cược lớn vào robot hình người — nhưng Trung Quốc đã đi trước Vietnet24h - Sự phấn khích của các nhà đầu tư xung quanh robot ngày càng tăng khi có nhiều lời nhắc đến từ các nhà lãnh đạo công nghệ như Jensen Huang của Nvidia và các kế hoạch đầy tham vọng của Elon Musk của Tesla.
Giám đốc điều hành lượng tử của Google cho biết công nghệ 'còn 5 năm nữa mới có thể đột phá thực sự' Vietnet24h - Một trong những giám đốc điều hành cấp cao của Google chuyên nghiên cứu máy tính lượng tử cho biết ông tin rằng công nghệ này chỉ còn cách năm năm nữa là có thể chạy các ứng dụng thực tế mà máy tính hiện đại không thể tính toán được.
2 bằng sáng chế OLED của Solus Advanced bị công ty con của Samsung vô hiệu hóa Vietnet24h - Hai bằng sáng chế mới nhất mà Solus Advanced Materials nộp đã bị đối thủ Novaled, một công ty con của Samsung Group, vô hiệu hóa.
Đồng hồ gập của Apple: Bước đột phá đáng mong đợi Vietnet24h - Một bằng sáng chế mới của Apple hé lộ khả năng hãng đang phát triển Apple Watch có màn hình gập, giúp thiết bị linh hoạt hơn và hoạt động độc lập hơn. Nếu thành hiện thực, đây có thể là một trong những sản phẩm sáng tạo nhất của Apple.
Tái chế đất hiếm và cobalt: Apple đang viết lại công nghệ sản xuất thiết bị điện tử như thế nào? Vietnet24h - Với việc chuyển gần như toàn bộ nam châm và pin sang vật liệu tái chế, Apple đang ứng dụng những công nghệ phân loại, chiết tách và thu hồi tài nguyên tiên tiến nhất để tái định hình chuỗi cung ứng. Cuộc cách mạng “khai thác ngược” này không chỉ là giải pháp môi trường, mà còn là chiến lược dài hơi trong bối cảnh tài nguyên hiếm dần và chi phí leo thang.
Công nghệ đột phá: Trang phục tạo ra điện từ năng lượng Mặt Trời Vietnet24h - Công ty Toyoda Gosei của Nhật Bản đang thử nghiệm áo vest tích hợp pin năng lượng Mặt Trời perovskite siêu mỏng. Sản phẩm không chỉ cấp điện cho thiết bị nhỏ mà còn mở ra tiềm năng lớn trong ngành thời trang thông minh.
VinFast và BNI ký kết quan hệ đối tác chiến lược toàn diện để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và tăng trưởng bền vững Vietnet24h - VinFast và PT Bank Negara Indonesia (Persero) Tbk (BNI) đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) trong Đối thoại doanh nghiệp cấp cao Việt Nam-Indonesia với chủ đề "Việt Nam-Indonesia: Quan hệ đối tác vì sự tiến bộ và thịnh vượng".
Chủ tịch Tập đoàn SK gặp gỡ Tổng bí thư Tô Lâm thảo luận về hợp tác năng lượng Vietnet24h - Ông Chey đã có cuộc hội đàm với quan chức cấp cao của Việt Nam tại Hà Nội vào thứ Sáu (15/2), cùng với các giám đốc của SK Innovation E&S, SK Energy, SKC và SK Earth On.
Hội nghị năng lượng điện khai mạc tại Seoul giới thiệu nhiều công nghệ tiên tiến Vietnet24h - Một hội nghị về năng lượng điện đã khai mạc tại Seoul vào hôm nay, thứ Tư (12/2), để giới thiệu các công nghệ điện tiên tiến của các công ty trong và ngoài Hàn Quốc.
Tổng thống Trump ra lệnh cho Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, sẽ tuyên bố 'tình trạng khẩn cấp về năng lượng quốc gia' Vietnet24h - Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cho Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris.
Kế hoạch tái chế nhôm từ ô tô và lưu giữ toàn bộ tại Hoa Kỳ của một công ty khởi nghiệp Vietnet24h - Sortera cho biết họ là công ty duy nhất của Hoa Kỳ có công nghệ phân loại để tái sử dụng chất lượng cao nhất — tức là lấy nhôm từ nắp capo ô tô và đưa trở lại nắp capo ô tô.
Samsung Display đạt chứng nhận không rác thải hàng đầu Vietnet24h - Chứng nhận này được xác minh bởi UL Solutions, một tổ chức khoa học an toàn ứng dụng toàn cầu. Samsung Display đã được xếp hạng Bạch kim cho bốn cơ sở trong nước và bốn cơ sở khác ở nước ngoài.
Sự phát triển của AI và những thách thức đối với hệ thống điện Mỹ Vietnet24h - Các trung tâm dữ liệu AI đang ngày càng trở thành nguồn tiêu thụ năng lượng lớn, gây ra những áp lực đáng lo ngại đối với hệ thống lưới điện tại Mỹ. Với mục tiêu duy trì sự ổn định và bền vững, các tập đoàn công nghệ lớn đang tìm kiếm giải pháp năng lượng sạch như hạt nhân để đáp ứng nhu cầu này, nhưng điều này có đủ để giải quyết vấn đề lâu dài?
Đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng hạt nhân: kỳ vọng từ các cường quốc Vietnet24h - Khi các quốc gia như Nga, Pháp, và Mỹ đẩy mạnh phát triển năng lượng hạt nhân, thế giới đang chứng kiến một cuộc chuyển mình mạnh mẽ trong ngành năng lượng. Các thỏa thuận lớn và những bước tiến công nghệ đang mở đường cho một tương lai năng lượng sạch và bền vững hơn.