Tiêu dùng
Bộ Tài chính đề xuất 7 giải pháp quản lý, bình ổn giá trong năm 2022
Lê Cường - Thứ Tư, 09/02/2022 7:59 CH
Vietnet24h - Trước hàng loạt yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá sau Tết Nguyên đán, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đề xuất 7 giải pháp để ghìm tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm ở mức khoảng 4%...

Xăng, dầu gây áp lực lên mặt bằng giá

Theo Cục Quản lý giá, trong năm 2022, một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá sau Tết như giá gas, giá xăng dầu do tác động mạnh từ thị trường thế giới. Hiện nay, giá các mặt hàng xăng dầu và khí hóa lỏng (LPG) đang ở mức cao do chịu tác động từ thị trường thế giới. Trong kỳ điều hành ngày 11/2/2022, giá xăng dầu dự báo sẽ chịu áp lực điều chỉnh tăng rất lớn từ giá thế giới. Từ đó, gây sức ép lớn đến mặt bằng giá nói chung và giá các mặt hàng sử dụng xăng dầu là đầu vào cho sản xuất.

Ngoài ra, do nền kinh tế nước ta phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu nên sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhập khẩu lạm phát trước xu hướng tăng giá các mặt hàng nguyên vật liệu, các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới, rủi ro về tỷ giá khi các quốc gia đối tác thương mại chính quay trở lại chính sách tiền tệ thắt chặt.

Cùng với đó là áp lực từ việc thực hiện lộ trình giá thị trường một số mặt hàng Nhà nước quản lý đã bị lùi thực hiện trong thời gian qua. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ, kích thích kinh tế cũng sẽ có tác động nhất định lên mặt bằng giá cả. Mặt khác, chuỗi cung ứng đứt gãy trong đại dịch cùng với lao động thiếu hụt cũng đẩy áp lực lên chi phí sản xuất.

Tuy nhiên, theo quy luật giá cả một số mặt hàng thiết yếu thường nhích tăng trong các ngày Tết và sau đó dần giảm trở lại bình thường sau Tết. Tại một số tỉnh, thành phố lớn, nhiều siêu thị cửa hàng mở cửa trở lại để phục vụ nhu cầu mua sắm các hàng hóa thiết yếu, nguồn cung hàng hóa không còn bị gián đoạn sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Ngoài ra, thực hiện chủ trương chung phòng chống dịch Covid-19, các địa phương cũng hạn chế tổ chức các hoạt động lễ hội vui chơi ngày Tết và các lễ hội đầu năm; do đó, các dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, vui chơi, đi lại sẽ không có diễn biến bất thường về giá.

Từ ngày 1/2/2022, thuế VAT của nhiều hàng hóa, dịch vụ giảm từ mức 10% xuống còn 8% theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội, từ đó cũng góp phần giảm áp lực lên mặt bằng giá.

Nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trong nước vẫn dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của người dân nên giá cả dự kiến không có nhiều biến động, giá các dịch vụ viễn thông, bưu chính cơ bản giữ giá ổn định, hoặc triển khai chương trình giảm giá cho một số khách hàng. Bên cạnh đó, kinh nghiệm và sự kiên định trong chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Quốc hội, Chính phủ trong những năm qua và thời gian tới giúp củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân vào môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, từ đó ổn định kỳ vọng lạm phát.

7 giải pháp quản lý, điều hành và bình ổn giá

Do đó, Cục Quản lý giá đề xuất công tác quản lý, điều hành giá năm 2022 cần tiếp tục thực hiện một cách chủ động, linh hoạt ngay từ những tháng đầu năm 2022, bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm ở mức khoảng 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra, đồng thời tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường các dịch vụ công và hàng hóa do Nhà nước quản lý khi điều kiện cho phép và đẩy mạnh công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật về giá, trình Quốc hội xem xét cho ý kiến vào dự thảo Luật giá sửa đổi.

Theo đó, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2022, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 31/12/2021, trong đó tập trung một số giải pháp sau nhằm tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường sau Tết.

Thứ nhất, tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ phối hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt để tạo sự hài hòa, hiệu quả, hợp lý với các chính sách kinh tế vĩ mô chung; Qua đó hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kiểm soát lạm phát cơ bản và tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.

Thứ hai, theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, tình hình lạm phát chung, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược để kịp thời ứng phó trong điều hành sản xuất trong nước, cân đối cung cầu và chính sách xuất nhập khẩu phù hợp, tạo điều kiện cho công tác quản lý, điều hành giá nhằm kiểm soát lạm phát trong nước ngay từ những tháng đầu năm 2022.

Thứ ba, trước xu hướng tăng giá các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu, năng lượng sau Tết, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần tập trung kiểm soát giá cả ngay từ những tháng đầu năm. Đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Công Thương chủ động nắm bắt diễn biến giá xăng dầu thế giới sau Tết để có phương án điều hành phù hợp, hạn chế tác động mạnh đến thị trường trong nước và bảo đảm dư địa kiểm soát lạm phát cả năm.

Thứ tư, tổ chức triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá. Chủ động xây dựng hoặc lồng ghép với các chương trình, kế hoạch công tác để đẩy mạnh thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí, lệ phí trên địa bàn, nhất là đối với những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu như giá cước vận tải, nông sản thực phẩm, trông giữ xe... xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm, lợi dụng dịp lễ, tết, cao điểm để tăng giá cước vận tải ở mức cao bất hợp lý, các trường hợp đưa tin thất thiệt gây bất ổn thị trường, giá cả. Phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện nghiêm, triệt để, có hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, chống thất thu, gian lận thuế, giảm nợ đọng thuế; tập trung quản lý chi ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, tiết kiệm, đúng chế độ.

Thứ năm, đối với giá một số mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá tiếp tục điều hành thận trọng, nhất là trong những tháng đầu năm để đảm bảo dư địa điều hành cho CPI cả năm. Trên cơ sở các kịch bản cụ thể đã xây dựng đầu năm, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ động phối hợp với Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê trong việc rà soát, tính toán các phương án điều chỉnh, đánh giá tác động đối với kinh tế xã hội, mặt bằng giá, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để chủ động có phương án điều hành phù hợp khi có dư địa.

Thứ sáu, kiểm soát chặt chẽ mức giá và các chi phí nhập, chi phí xuất cấp, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý trực tiếp; đề xuất và chỉ đạo kịp thời việc xuất cấp hàng dự trữ quốc gia đối với các địa phương bị thiên tai, bão lũ, dịch bệnh và trong thời gian giáp hạt...

Thứ bảy, tiếp tục chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền về điều hành giá nhất là các mặt hàng Nhà nước còn định giá, mặt hàng nhạy cảm đến người dân, công khai minh bạch thông tin về giá để kiểm soát lạm phát kỳ vọng; hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng gây bất ổn thị trường.

Tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Vietnet24h - Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và đã tác động đến nền kinh tế, việc quản lý điều hành giá của một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cũng phải chịu áp lực rất lớn.
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Smart Ring của Apple có thể phát hiện chơi 'oẳn tù tì' Vietnet24h - Thiết bị đeo của Apple nhận bằng sáng chế có thể phân biệt nhiều cử chỉ ngón tay khác nhau.
Samsung ra mắt dải sản phẩm TV AI đỉnh cao 2024 tại Việt Nam Vietnet24h - Dòng sản phẩm 2024 đại diện cho thời đại TV AI thông minh vượt bậc, mang trải nghiệm nghe nhìn vượt chuẩn, an toàn và tiết kiệm điện cho người dùng.
Microsoft cho biết mô hình định giá chatbot bảo mật AI mới cho phép khách hàng 'mua những gì họ cần' Vietnet24h - Microsoft Copilot for Security sẽ có giá 4 USD cho mỗi “đơn vị tính toán bảo mật” khi nó ra mắt vào tháng 4.
iPhone 16 Pro và 16 Pro Max: Sự tiến bộ vượt trội với nút chụp như máy ảnh chuyên nghiệp Vietnet24h - Trong một bước tiến đầy bất ngờ, Apple đã hé lộ thiết kế mới nhất của mình cho chiếc iPhone 16 Pro. Điểm nhấn đáng chú ý nhất chính là nút chụp được thiết kế giống như trên máy ảnh truyền thống.
Liệu Samsung sẽ đưa Galaxy AI vào điện thoại giá rẻ? Vietnet24h - Ngày càng có nhiều dự đoán về việc liệu các mẫu điện thoại thông minh tầm trung có trang bị các tính năng trí tuệ nhân tạo mới nhất của gã khổng lồ công nghệ hay không.
Microsoft giới thiệu chatbot Copilot AI dành cho nhân viên tài chính trên Excel và Outlook Vietnet24h - Microsoft đang tung ra Copilot for Finance, công ty cho biết sẽ có thể thực hiện một số hành động phổ biến dành riêng cho vai trò trong Excel và Outlook.
Samsung giới thiệu smartphone dạng vòng tay tại MWC 2024 Vietnet24h - Samsung vừa chính thức trình làng nguyên mẫu smartphone độc đáo tại triển lãm di động MWC 2024, được đặt tên là Cling Band.
Xiaomi của Trung Quốc ra mắt điện thoại cao cấp thách thức Samsung và ra mắt xe điện tại châu Âu Vietnet24h - Xiaomi đã ra mắt Xiaomi 14 cho thị trường toàn cầu tại Mobile World Congress ở Barcelona, sau khi ra mắt sản phẩm này vào tuần này tại Trung Quốc.
Người Việt Nam đầu tiên sở hữu TV MICRO LED siêu đắt đỏ, trị giá 3,5 tỷ của Samsung Vietnet24h - Mẫu TV cao cấp nhất và đắt đỏ nhất của Samsung, được đánh giá sẽ tái định nghĩa khả năng hiển thị đỉnh cao của một thiết bị nghe nhìn, khẳng định đẳng cấp của chủ nhân sở hữu
Sắp có bản cập nhật phần mềm để sửa lỗi khó chịu trên Apple Watch Series 9 và Ultra 2 Vietnet24h - Apple đã gửi một bản ghi nhớ nội bộ tới các cửa hàng sửa chữa được ủy quyền này để cho họ biết rằng công ty đã biết về vấn đề xảy ra với các mẫu Apple Watch ra mắt năm ngoái.
iPhone 16 Plus: Dung lượng pin giảm nhưng tối ưu năng lượng Vietnet24h - Apple có thể giảm dung lượng pin của iPhone 16 Plus, tuy nhiên những cải tiến về mặt công nghệ sẽ đảm bảo hiệu suất năng lượng hiệu quả.
Đánh giá Apple Vision Pro: Tương lai của điện toán và giải trí (phần 1) Vietnet24h - Apple Vision Pro, có giá khởi điểm 3.500 USD, ra mắt tại Mỹ vào thứ Sáu (2/2/2024). Đây là tiện ích mới quan trọng đầu tiên kể từ khi Apple Watch ra mắt vào tháng 4 năm 2015.
Cảnh báo các chiêu trò lừa đảo dịp Tết 2024 Vietnet24h - Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo những chiêu trò lừa đảo qua mạng đang ngày càng tinh vi, người dân cần chú ý đề phòng trong dịp Tết cận kề.
Microsoft tố cáo nhóm người Việt tiếp tay lừa đảo Vietnet24h - Nhóm ba người Việt bị cáo buộc tạo và bán hơn 750 triệu tài khoản Microsoft phục vụ lừa đảo, thu về hàng triệu USD bất hợp pháp.
Cách tiết kiệm tiền khi đi du lịch trong kỳ nghỉ bằng cách theo dõi giá chuyến bay với Google Vietnet24h - Google Flights có một tính năng sẽ theo dõi giá vé máy bay cho bạn.
Sử dụng tính năng ẩn này của Google để phát hiện và xóa thông tin cá nhân của bạn trong tìm kiếm Vietnet24h - Google có tính năng thông báo cho bạn khi thông tin cá nhân của bạn được đăng trực tuyến.
iPhone 15 Pro nhẹ hơn, đa năng hơn nhưng thiếu yếu tố đổi mới Vietnet24h - Dòng điện thoại thông minh hàng đầu mới nhất của Apple – iPhone 15, iPhone 15 Plus, iPhone 15 Pro và iPhone 15 Pro Max – đã ra mắt được vài tuần. Dưới đây là những đánh gia sơ bộ từ người dùng Hàn Quốc.
Một số tiện ích thú vị để thêm gia vị cho cuộc trò chuyện nhóm trên iPhone của bạn Vietnet24h - Bạn có thể tạo biểu tượng cảm xúc nhãn dán ảnh để chèn vào iMessages của mình bằng bản cập nhật iPhone iOS 17 mới của Apple.
Netflix ngừng cung cấp dịch vụ miễn phí ở Việt Nam Vietnet24h - Vào tối ngày 2/10, Netflix đã gửi một số email tới người dùng Việt Nam rằng họ sẽ ngừng cung cấp gói miễn phí từ tháng 11/2023. Theo đó, người dùng đang sử dụng gói miễn phí sẽ phải nâng cấp lên gói cao hơn để tiếp tục xem phim trên nền tảng này.
Áp dụng “3 không” để tránh bị lừa đảo trực tuyến Vietnet24h - Nguy cơ lừa đảo trực tuyến ngày càng tăng, để tránh sập bẫy kẻ gian, người dân cần cảnh giác, thực hiện “3 không” để không mất tiền trong tài khoản ngân hàng.