Ấn Độ sẽ khởi công nhà máy lắp ráp chất bán dẫn đầu tiên vào tháng tới và bắt đầu sản xuất vi mạch trong nước từ cuối năm 2024.
Bộ trưởng công nghệ thông tin Ấn Độ Ashwini Vaishnaw, cho biết công ty Mỹ Micron Technology sẽ thi công nhà máy lắp ráp và thử nghiệm chip bán dẫn tại bang Gujarat từ tháng 8 với chi phí 2,75 tỷ USD trong đó có hỗ trợ của New Delhi.
Ông Vaishnaw cho biết: “Đây là khoảng thời gian rất nhanh để thành lập một ngành công nghiệp mới đối với bất kỳ quốc gia nào. Tôi không chỉ nói về một công ty mới mà là ngành công nghiệp mới của đất nước”.
Bộ trưởng Vaishnaw bổ sung: “Chúng tôi đặt mục tiêu sau 18 tháng có sản phẩm đầu tiên xuất xưởng từ nhà máy - tức là vào tháng 12/2024”.
Phát biểu của Bộ trưởng Vaishanaw đã nêu ra mốc thời gian khắt khe trong bối cảnh Ấn Độ đang nỗ lực xây dựng năng lực sản xuất điện thoại thông minh, pin, xe điện và các thiết bị điện tử khác. Lĩnh vực sản xuất công nghệ của Ấn Độ được đánh giá tụt hậu so với các nền kinh tế dẫn đầu về xuất khẩu ở Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc, vốn bắt đầu sớm hơn và trợ cấp nhiều hơn cho ngành công nghiệp này.
Một số nhà phê bình lập luận Chính phủ Ấn Độ đặt ra tiêu chuẩn quá cao khi muốn tái tạo toàn bộ một ngành công nghiệp đòi hỏi khắt khe như công nghiệp chip. Thay vào đó, họ nên tập trung vào từng thành phần của chuỗi giá trị, nơi đã chứng tỏ được chuyên môn, bao gồm thiết kế.
Dù vậy, Bộ trưởng CNTT và điện tử Ấn Độ bác bỏ phán xét này và cho rằng Ấn Độ đã có hơn 50.000 nhà thiết kế bán dẫn, gần như mọi con chip phức tạp của thế giới đều được thiết kế trong nước. “Hệ sinh thái đó đã có mặt ở đây. Xây nhà máy là bước kế tiếp, là thứ mà chúng tôi đang tập trung”.
Mỹ sẽ tăng cường hợp tác về chip với Ấn Độ. Không chỉ có Micron, nhà sản xuất thiết bị chip Applied Materials cũng thông báo kế hoạch đầu tư 400 triệu USD vào trung tâm kỹ thuật mới ở Bengaluru.
Tuy nhiên, để tiến trình chuyển đổi số quốc gia đi nhanh, đúng hướng, góp phần giải quyết được những vấn đề thì cần phải cố gắng tập hợp các bên liên quan cùng đồng hành.
Chuyển đổi số không phải là câu chuyện của riêng một đơn vị nào, chuyển đổi số là câu chuyện chung và nó chỉ trở thành chung khi chúng ta làm cho nó có những động lực để mọi người cùng chung sức. Muốn làm tốt, cách tốt nhất là mở rộng để tất cả cùng làm, cùng có lợi, cùng thành công.
Chuyển đổi số là một phương tiện giúp thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn, là phương tiện để đạt được mục tiêu về kinh tế - xã hội. Hiện nay, nhiều người có suy nghĩ chuyển đổi số là một câu chuyện phát sinh thêm, chuyển đổi số là một câu chuyện ngoài công việc chuyên môn. Điều đó dẫn tới xác định chuyển đổi số là một công việc mới, giao cho một ai đó và coi như đã xong việc”.
Tại Diễn đàn, các đại diện ban, ngành, địa phương, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực dữ liệu số, chuyển đổi số sẽ cùng thảo luận các vấn đề Chủ trương - chính sách và hành lang pháp lý và chiến lược dữ liệu quốc gia; Kinh nghiệm triển khai chuyển đổi số tại các tập đoàn lớn; Xây dựng hệ sinh thái sản phẩm từ chiến lược dữ liệu; Tư duy dữ liệu trong kiến tạo giá trị sản phẩm; Hình thành năng lực ra quyết định dựa trên dữ liệu; An toàn dữ liệu & Giải pháp về an ninh, bảo mật trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo…
Đi kèm với đó là 3 diễn đàn: Quốc gia về Thúc đẩy tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia đến 2025 và tầm nhìn 2030; 8 hội thảo chuyên đề toàn quốc về các lĩnh vực trọng điểm; Khảo sát, đánh giá và tôn vinh các đơn vị trên toàn quốc; Xuất bản bộ Kỷ yếu về TOP 500 đơn vị, doanh nghiệp chuyển đổi số tiêu biểu; Xây dựng hệ sinh thái các nền tảng số để thực hiện Chuyển đổi số.