Phía Trung Quốc ngay sau đó đã cáo buộc Canada là “đồng phạm” của Mỹ. Vụ án dẫn độ giám đốc tài chính của Tập đoàn Huawei trước đó đã khiến mối quan hệ của Trung Quốc với Canada và Mỹ rơi vào tình trạng hỗn loạn sẽ còn tiếp tục.
Bà Mạnh, 48 tuổi, cũng là con gái của CEO công ty công nghệ Trung Quốc, đã bị bắt tại Vancouver vào tháng 12/2018 theo yêu cầu của Hoa Kỳ, nơi bà bị truy tố về tội gian lận.
Phán quyết này không có lợi cho Mạnh Vãn Chu, điều đó có nghĩa là quá trình dẫn độ sẽ được tiếp tục và Mạnh Vãn Chu có quyền kháng cáo. Gary Botting, một luật sư hình sự người Canada thông thạo về các điều khoản dẫn độ, trước đây đã nói với BBC rằng một vụ án dẫn độ kiểu này có thể kéo dài trong vài năm.
Do quyết định của thẩm phán ủng hộ chính phủ Canada, vụ kiện sẽ bước vào giai đoạn tiếp theo vào tháng 6 tới, sẽ tranh luận về việc liệu các quan chức Canada có tuân thủ luật pháp khi bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu hay không. Dự kiến cuộc tranh luận sẽ kết thúc vào tuần cuối tháng 9 hoặc tuần đầu tiên của tháng 10. Ngay cả khi tòa án Canada cuối cùng ra phán quyết đề nghị dẫn độ, quyết định sau cùng sẽ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Canada đưa ra.
Trong khi đó, Bộ Tư pháp Canada đã khen ngợi sự độc lập của Canada về quy trình dẫn độ sau phán quyết đối với bà Mạnh. Các luật sư của nữ giám đốc tài chính Huawei sẽ tiếp tục chống lại quyết định dẫn độ của tòa án với các lý do khác.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada đã đưa ra một tuyên bố trên Twitter cùng ngày, nói rằng họ rất bất bình và kiên quyết phản đối phán quyết này, yêu cầu Canada ngay lập tức thả Mạnh Vãn Chu và lên án Canada giúp sức cho Hoa Kỳ trong việc đàn áp Huawei.
Vụ bắt giữ bà Mạnh tại sân bay Vancouver vào ngày 1-12-2018 diễn ra theo yêu cầu của Mỹ. Chính quyền Washington muốn bà Mạnh ra tòa tại New York về tội lừa đảo, dẫn đến vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ lên Iran. Động thái gây căng thẳng cho mối quan hệ Mỹ-Trung.
Các luật sư của bà Mạnh Vãn Chu sẽ bào chữa, cáo buộc Cục Dịch vụ Biên giới Canada, Cảnh sát Hoàng gia và Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI) thu thập chứng cứ trước khi bắt giữ bà Mạnh, vi phạm nghiêm trọng quyền lợi của bà theo Hiếp pháp Canada.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc với Canada cũng giảm xuống mức thấp khi hai công dân Canada Michael Spavor và Michael Kovrig bị bắt vì cáo buộc gián điệp, đây được xem là động thái trả đũa của chính quyền Bắc Kinh đối với vụ việc của bà Mạnh.
Các phiên xử tiếp theo dự kiến kéo dài đến tháng 10 nhưng trong trường hợp các luật sư của bà Mạnh kháng cáo, vụ án sẽ kéo dài nhiều năm. Phát biểu sau phán quyết của tòa án Canada hôm 27-5, Tập đoàn Huawei bày tỏ sự thất vọng: "Chúng tôi hy vọng rằng hệ thống tư pháp Canada cuối cùng sẽ chứng minh được sự vô tội của bà Mạnh".