“Mô hình Chiết Giang”, “Kinh nghiệm Chiết Giang” hay “Hiện tượng Chiết Giang” là các từ khoá để mô tả về nền kinh tế Chiết Giang – một tỉnh nổi tiếng có nền kinh tế tư nhân phát triển tại Trung Quốc. Chiết Giang đã phát triển từ một tỉnh nhỏ trở thành một tỉnh trọng điểm kinh tế nhờ có người dân cần cù, chăm chỉ và sáng tạo. Thương nhân Chiết Giang đã nổi tiếng khắp nơi trên thế giới và không thể không kể đến Alibaba, Aokang, Wahaha…đã rất thân thuộc tại thị trường Việt Nam. Nền kinh tế ngoại thương của Chiết Giang đứng đầu cả nước, trong đó ba đối tác thương mại hàng đầu là Liên minh Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Trong khi Liên minh Châu Âu là đối tác và thị trường xuất khẩu lớn nhất thì Nhật Bản lại là nguồn nhập khẩu chủ yếu của Chiết Giang.
Đây là triển lãm lần đầu tiên có sự kết hợp giữa mô hình gian hàng trực tuyến và trực tiếp tại Triển lãm thương mại Quốc tế Chiết Giang 2020 sẽ diễn ra từ ngày 03-05/12/2020 tại Trung tâm Triển lãm SECC, Tp. Hồ Chí Minh được tổ chức bởi Công ty Vinexad (Bộ Công thương) phối hợp cùng Sở thương mại Tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc).
Triển lãm Thương mại Quốc tế Chiết Giang tại Việt Nam với khẩu hiệu “ZHEJIANG MADE-ALL NEED” là thông điệp về chất lượng sản phẩm được tín nhiệm trong hệ thống các doanh nghiệp mà Sở Thương mại Tỉnh Chiết Giang muốn giới thiệu tới Việt Nam. Triển lãm được tổ chức trong bối cảnh đặc biệt khi mà công tác phòng chống dịch của Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được kết quả bước đầu, sử dụng hình thức đặc biệt trên nền tảng kết hợp gian hàng kết nối trực tuyến và trực tiếp đảm bảo an toàn và hiệu quả cho khách giao dịch thương mại.
Chiết Giang là tỉnh có lợi thế xuất khẩu, ngoại thương lớn, năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh đạt 3,08 nghìn tỷ NDT, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu đứng đầu cả nước. Từ đầu năm 2020 đến nay, mặc dù Chiết Giang chịu ảnh hưởng lớn của Covid-19 nhưng do công tác phòng chống dịch được ứng phó mạnh mẽ và đạt kết quả tốt, các chỉ số phát triển kinh tế, xã hội đang dần ổn định và tăng trở lại, cho thấy đà phục hồi hình chữ “V”, đặc biệt là ngoại thương. Từ tháng Giêng đến tháng Bảy, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Chiết Giang đạt 257,2 tỷ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, kinh tế Chiết Giang đã đạt được mức tăng trưởng phục hồi thuyết phục trong thời gian ngắn vừa qua.
Là đối tác thương mại chiến lược của Chiết Giang, ASEAN ngày càng có vị thế và vai trò nổi bật trong cấu trúc kinh tế và thương mại của Chiết Giang. Tính đến nửa đầu năm, nhập khẩu và xuất khẩu của Chiết Giang sang ASEAN tăng 16,31%, trong đó nhập khẩu từ ASEAN tăng 17,19%, và xuất khẩu sang ASEAN tăng 15,85%. Cơ điện là mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực của tỉnh Chiết Giang, với tổng lượng xuất nhập khẩu đạt khoảng 37% tổng lượng xuất nhập khẩu toàn tỉnh. Trong những năm gần đây, khi giao lưu kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN ngày càng trở nên sâu sắc, ngày càng nhiều doanh nghiệp Chiết Giang mạnh dạn tìm hiểu thị trường Đông Nam Á và đầu tư vào Đông Nam Á. Triển lãm Thương mại Quốc tế Chiết Giang tại Việt Nam sẽ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác với Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Chiết Giang cũng đang trên lộ trình xây dựng một tỉnh có nền kinh tế kỹ thuật số mạnh mẽ. Thông qua việc triển khai “Đề án số 1” về kinh tế số, tỉnh Chiết Giang sẽ phát triển mạnh mẽ các công nghệ số như điện toán đám mây, Internet vạn vật, 5G, 6G để tạo ra một loại hình trung tâm thương mại mới. Số hóa các ngành công nghiệp truyền thống là một định hướng quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số, trong đó chuyển hình thức triển lãm truyền thống sang đàm phán trực tuyến là một nỗ lực đổi mới mô hình xúc tiến thương mại trong thời điểm đặc biệt như hiện nay. Trong gần một năm trở lại đây, Hội chợ trực tuyến hàng xuất khẩu Chiết Giang đã tổ chức thành công gần 50 phiên đặc biệt với nhiều chủ đề ngành hàng khác nhau tại Đông Nam Á, tuy nhiên mô hình kết hợp TRỰC TUYẾN & TRỰC TIẾP như Triển lãm Thương mại Quốc tế Chiết Giang tại Việt Nam năm nay là mô hình đầu tiên áp dụng tại nước ngoài, tất cả các doanh nghiệp đều uỷ thác đại diện tại Việt Nam tham dự và một phần doanh nghiệp sẽ làm việc tại gian hàng từ xa (remote booth), đảm bảo giữ vững kết nối giao thương và an toàn giữa doanh nghiệp hai bên trong thời gian dịch bệnh.
Với chủ đề “Vượt bão tạo cơ hội giao thương cho doanh nghiệp”, Triển lãm lần này quy tụ hàng loạt các thương hiệu hàng đầu của Chiết Giang trên thị trường quốc tế, trưng bày quy mô 100 gian hàng, trong đó không thể không kể đến ALIBABA – một tập đoàn thương mại điện tử toàn cầu thành lập năm 1999 bởi tỷ phú Jack Ma, là sàn thương mại điện tử hàng đầu thế giới với sự tham gia của 240 quốc gia và hơn 12 triệu người đăng ký. Đến với Triển lãm năm này, ALIBABA sẽ tổ chức riêng một Hội thảo với chủ đề “Hậu Covid 19 – Nắm bắt cơ hội toàn cầu cùng Alibaba.com” từ 14h-16h ngày 04 tháng 12 năm 2020 tại Phòng Hội thảo trong khuôn khổ Triển lãm SECC, tạo cơ hội giao lưu cùng những diễn giả hàng đầu về thương mại điện tử và tìm hiểu những bí quyết thành công trong kinh doanh nội địa và quốc tế. Sự kiện phù hợp với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu muốn mở rộng thị trường ra thể giới.
Ban tổ chức hy vọng rằng thông qua sự kiện này, các sản phẩm chất lượng đến từ Chiết Giang sẽ một lần nữa được giới thiệu toàn diện đến các nước Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là một thị trường chiến lược của tỉnh Chiết Giang. Với mục tiêu hai bên cùng nhau nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế và thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại lên một tầm cao mới, Triển lãm Chiết Giang sẽ mở cửa đón khách tham quan từ 9h đến 18h ngày 03 đến 05 tháng 12 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế Sài Gòn, Quận 7, TP. HCM; dự kiến sẽ thu hút trên 6000 lượt khách tham quan trong 03 ngày Triển lãm.
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty CP Quảng cáo và Hội chợ Thương mại Vinexad
|