Theo đánh giá Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2018 (IMF), sau khi đạt mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong năm 2017, nền kinh tế thế giới có khả năng vẫn duy trì được đà tăng trưởng hiện nay ở mức 3% dự kiến trong năm 2018, giúp nhu cầu tiêu thụ của hầu hết các thị trường sẽ tiếp tục tăng. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó có mặt hàng nông lâm thủy sản.
Tuy nhiên, kinh tế thế giới sẽ tiếp tục đối phó với chính sách đối nội của một số nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, với nhiều hiệp định thương mại đã được thực thi.
Theo đó, hàng rào thuế quan đối với mặt hàng nông lâm thủy sản sẽ được tiếp tục cắt bỏ, song hàng rào phi thuế quan lại gia tăng. Bên cạnh đó, các thị trường lớn đang ngày càng điều chỉnh chính sách thương mại theo xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước thông qua việc kiểm soát chất lượng các sản phẩm nhập khẩu, tăng cường áp dụng các rào cản kỹ thuật, nhất là đối với vệ sinh ATTP và phòng vệ thương mại. Các mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam cũng đang ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt về giá cả và chất lượng với các thị trường khác.
Các giải pháp chính cho xuất khẩu năm 2018
- Phát triển sản xuất, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu đồng thời kiểm soát nguồn cung nông thủy sản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng kiểm soát, điều tiết được lượng cung từng chủng loại sản phẩm, sản xuất gắn với như cầu thị trường.
- Nâng cao năng suất, mở rộng diện tích trồng điều; nghiên cứu đầu tư trồng điều ở các nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi, giá thành rẻ tại châu Phi để nhập khẩu trở lại Việt Nam.
+ Tăng diện tích rừng trồng, chuyển từ cây gỗ nhỏ sang cây gỗ lớn;
+ Phát triển sản xuất giống thủy sản (đặc biệt là cá tra và tôm);
+ Mở rộng diện tích tái canh cây cà phê;
+ Kiểm soát đảm bảo không dư thừa lớn nguồn cung hồ tiêu, cao su, sắn; kiểmsoát diện tích trồng lúa nếp trong tổng diện tích gieo trồng...
- Nâng cao chất lượng nông sản, thủy sản xuất khẩu, đảm bảo đáp ứng các quy định hợp lý của các thị trường nhập khẩu về chất lượng, an toàn thực phẩm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về các quy định của nước nhập khẩu, tập huấn nâng cao nhận thức cho các hộ nông dân về các mô hình thực hành sản xuất tốt (GlobalGAP, VietGAP…), cách sử dụng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định.
+ Hạn chế tạp chất và kháng sinh trong sản xuất tôm và thủy sản; Xem xét áp dụng quy định yêu cầu các lô hàng hồ tiêu xuất khẩu đều cần có Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD);
+ Áp dụng hình thức cấp Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu qua cả hình thức thương mại chính ngạch và hình thức trao đổi cư dân biên giới;
+ Xây dựng, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) truy xuấtnguồn gốc thủy sản xuất khẩu để đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về chống đánh cá bất hợp pháp, không được báo cáo và không được quản lý (IUU), đồng thời tạo nền tảng phát triển bền vững ngành thủy sản, bao gồm: CSDL quốc gia về khai thác biển & chứng nhận hải sản khai thác; CSDL quốc gia về nuôi trồng thủy sản và chứng nhận sản phẩm thủy sản nuôi (tôm, cá tra).
Các hoạt động nhằm mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu
- Công tác đàm phán, mở cửa thị trường, phát triển thị trường: Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đẩy mạnh công tác đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại đa phương, song phương, chú trọng các nội dung về giảm thuế, mở cửa thị trường, dỡ bỏ các rào cản về thương mại, kỹ thuật không phù hợp đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường đàm phán, ký thỏa thuận với cơ quan đồng cấp của các đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam trong lĩnh vực kiểm nghiệm, kiểm dịch đối với hàng nông, lâm, thủy sản trên cơ sở có đi có lại, công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, quy chuẩn, tạo thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này.
Bộ Công Thương chủ động nắm bắt thông tin và xử lý các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam như sự thay đổi chính sách của nước nhập khẩu, các rào cản kỹ thuật; phát huy cơ chế cảnh báo sớm cho doanh nghiệp để phòng tránh các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài; thường xuyên theo dõi, cung cấp thông tin về thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, tôm lớn tập trung nguồn lực để xây dựng chiến lược truyền thông về ngành cá tra sạch, tôm sạch; quản lý chuỗi cung ứng tại tất cả các thị trường, kể cả các thị trường chưa có kim ngạch xuất khẩu lớn, trong bối cảnh gần đây có hiện tượng truyền thông bôi nhọ thủy sản Việt Nam tại EU, Canada, Pakistan và Trung Quốc.
Biện pháp với các rào cản kỹ thuật
Bộ Công Thương chủ trì, phốihợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan tiếp tục trao đổi với phía Hoa Kỳ để giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi cho tôm, cá tra của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ hiện bị áp các rào cản kỹ thuật và biện pháp phòng vệ thương mại, có rủi ro tôm sẽ bị kiểm soát như cá tra. Nghiên cứu việc liên kết với Ecuador, Ấn Độ trong đấu tranh cho vấn đề này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ có phương án thực hiện các biện pháp đáp trả đối với những biện pháp vô lý của các nước lên hàng xuất khẩu của Việt Nam để bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì trao đổi, đàm phán, thúc đẩy cơ quan quản lý phía Trung Quốc để giải quyết các vấn đề tồn đọngnhư các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, mở cửa thị trường cho các mặt hàng sữa, lợn sống, một số loại trái cây của Việt Nam.
Tổ chức xuất khẩu
Công tác thông tin thị trường giúp định hướng sản xuất phục vụ xuất khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin về các biện pháp liên quan đến SPS của các nước nhập khẩu, công bố, hướng dẫn cho các doanh nghiệp biết và kịp thời điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp.
- Bộ Công Thương tăng cường các cơ chế đối thoại với Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp để làm cầu nối giúp Hiệp hội có tiếng nói tới các Bộ, ngành hữu quan sửa đổi các quy định còn chưa hợp lý, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu
Bộ Công Thương chủ trì đổi mới các hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng chú trọng đào tạo kỹ năng xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp, Hiệp hội. Các chương trình xúc tiến thương mại dài hơi cho một vài ngành hàng vào một thị trường cụ thể, khai thác các thị trường còn tiềm năng, đối tác FTA như Liên minh Kinh tế ÁÂu; phát triển các thị trường ngách như bạch trà, trà hữu cơ,...
Phát triển logistics
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai nhiệm vụ về nghiên cứu hình thành Trung tâm kiểm định đạt tiêu chuẩn quốc tế tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long để giảm chi phí cho thương nhân xuất khẩu và người sản xuất lúa, sớm thông tin cho Hiệp hội, doanh nghiệp.
Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương chú trọng phát triển logistics đường thủy vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
Biện pháp tài chính, tiền tệ
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chính sách cho phép chuyển tiền ra nước ngoài để doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế, đặc biệt là cà-phê tham gia giao dịch thị trường kỳ hạn London được thuận lợi.
Bộ Tài chính xem xét kiến nghị của một số Hiệp hội, ngành hàng về giảm thời gian hoàn thuế VAT, giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp, cụ thể một số kiến nghị của doanh nghiệp ngành cao su, chè, sắn có nêu chưa được hưởng chính sách không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng đối với cao su, chè sơ chế như các nông sản sơ chế khác trong khâu kinh doanh thương mại và xuất khẩu (thời gian hoàn thuế thường bị kéo dài từ 3-9 tháng, gây tình trạng ứ đọng nguồn vốn sản xuất ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp).