Tầm nhìn chính sách
Sáng tạo bền vững trong sản xuất điện tử và tự động hóa: Thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt
Tiểu Phương - Thứ Năm, 13/06/2024 10:04 SA
Vietnet24h - Ngày 12/6 tại Bắc Ninh đã diễn ra triển lãm Confex kết hợp với Hội thảo “Sáng tạo bền vững trong sản xuất điện tử, tự động hoá và hơn nữa” do Công ty RX Tradex và Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) tổ chức với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử trên địa bàn và các tỉnh lân cận.

Bối cảnh kinh tế thế giới năm 2024 với nhiều biến động và rủi ro sẽ tiếp tục tạo nên những cơ hội và thách thức đan xen đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã đóng góp một phần lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức như sự suy giảm do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu, chiến tranh, thiên tai và dịch bệnh, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam vẫn duy trì được sự tăng trưởng ấn tượng. Chỉ trong quý I/2024, ngành này đã ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu với giá trị 30,5 tỷ Đô la Mỹ, chiếm trên 31% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong quý I.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương – Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam, UVBCH Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam đã nêu bật cái nhìn tổng quan về chuỗi cung ứng ngành điện tử Việt Nam. Chuỗi cung ứng được đầu tư tương đối đầy đủ nhưng mạnh về sản xuất gia công linh kiện, cụm linh kiện. Theo sau các dự án FDI lớn về gia công lắp ráp của các ông lớn đầu chuỗi, những năm kế tiếp sau đó, số lượng dự án và vốn đầu tư vào hạng mục sản xuất gia công linh kiện/phụ kiện/cụm linh kiện gia tăng đáng kể. Năm 2021, Foxconn đầu tư 453 triệu USD SX lắp ráp máy tính bảng, đầu năm 2023, công ty con của Foxconn cũng đã đầu tư 621 triệu USD để sản xuất linh kiện điện tử cho máy tính và bo mạch chủ. Việt Nam trở thành một địa điểm sản xuất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng được minh chứng qua các khoản đầu tư lớn của các nhà cung cấp hàng đầu như Foxconn, Pegatron, …Sự phát triển này đồng nghĩa với việc Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên, để duy trì và phát triển sức mạnh cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp trong ngành cần phải đối mặt với những thách thức mới, đặc biệt là về yêu cầu ngày càng cao về bền vững từ các thị trường xuất khẩu. Các tiêu chuẩn sản xuất xanh, sạch, an toàn và kiểm soát minh bạch chuỗi cung ứng đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tìm kiếm và áp dụng các giải pháp sáng tạo và bền vững trong quá trình sản xuất và kinh doanh của mình.

ESG (Environmental, Social, and Governance) và KTTH (Kinh tế Tuần hoàn) là hai khái niệm quan trọng trong việc xây dựng và thúc đẩy phát triển bền vững trong doanh nghiệp. Mặc dù chúng có điểm khác biệt, nhưng cùng nhằm đến một mục tiêu chung là tạo ra giá trị bền vững cho cả doanh nghiệp và xã hội.

ESG cung cấp một khuôn khổ để đánh giá và cải thiện hiệu suất bền vững của doanh nghiệp bằng cách tập trung vào ba phương diện: môi trường, xã hội và quản trị. Việc thực hiện các tiêu chuẩn ESG giúp doanh nghiệp tăng cường quản lý rủi ro, nâng cao uy tín và niềm tin từ cộng đồng, nhà đầu tư và khách hàng, cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội.

KTTH là một mô hình kinh tế cụ thể hướng đến việc đạt được sự bền vững thông qua việc tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và giảm thiểu lượng chất thải. Các bước thực hành KTTH thường bao gồm thực hiện nguyên tắc “3R”: Reduce (Giảm khí thải/phát thải), Reuse (Tái sử dụng) và Recycle (Tái chế). Trong đó, ưu tiên thực hiện Reduce và Reuse để giảm thiểu lượng chất thải và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên.

Bằng cách kết hợp ESG và KTTH, các doanh nghiệp có thể xây dựng và thực thi chiến lược phát triển bền vững hiệu quả, đồng thời tạo ra giá trị dài hạn cho cả doanh nghiệp và cộng đồng.

Bên cạnh đó, trách nhiệm thẩm định trong chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp ở mọi quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Đây là một phần không thể thiếu của việc đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và cung cấp đáp ứng các tiêu chuẩn cao về chất lượng, an toàn, và bền vững.

Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại tự do với các quốc gia và vùng lãnh thổ. Để nắm bắt được cơ hội thị trường từ các hiệp định này, các doanh nghiệp cần phải hiểu và tuân thủ các cam kết và yêu cầu của thị trường các nước đối tác. Bên cạnh những yêu cầu về năng suất và chất lượng, các đối tác nước ngoài đang ngày càng có xu hướng đặt ra thêm những yêu cầu liên quan đến lao động, xã hội, môi trường trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp. Xu hướng này đang được đẩy mạnh bởi các quy định về trách nhiệm thẩm định liên quan đến phát triển bền vững đã được ban hành ở một số quốc gia trong số đó bao gồm Đạo luật mới của Đức về Nghĩa vụ thẩm định doanh nghiệp trong Chuỗi cung ứng được thông qua vào tháng 7 năm 2021 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2023) và Dự thảo Chỉ thị của Liên minh Châu Âu về thẩm định tính bền vững của doanh nghiệp được thông qua vào tháng 2 năm 2022. Những quy định này yêu cầu các doanh nghiệp phải chủ động đánh giá và giảm thiểu rủi ro vi phạm các tiêu chuẩn về lao động, xã hội và môi trường trên toàn chuỗi cung ứng.

Bà Mai Hồng Ngọc – Trưởng phòng Văn phòng Giới sử dụng lao động VCCI chia sẽ những kinh nghiệm và bài học thực tế về Luật tra soát chuỗi cung ứng của Cộng hòa Liên bang Đức (Due Diligence Act). Quá trình hướng dẫn tuân thủ Luật tra soát chuỗi cung ứng của Cộng hòa Liên bang Đức đòi hỏi sự tập trung vào việc xây dựng và triển khai các chính sách và quy trình nhằm đảm bảo rằng các doanh nghiệp hoạt động tại Đức tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của luật. Các doanh nghiệp cần đáp ứng những yêu cầu sau:

- Thiết lập hệ thống quản lý rủi ro

- Chỉ định người chịu trách nhiệm trong doanh nghiệp

- Tiến hành phân tích rủi ro thường xuyên

- Đưa ra tuyên bố chính sách

- Đưa ra các biện pháp phòng ngừa trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và đối với các đơn vị cung ứng trực tiếp

- Khắc phục hậu quả khi xảy ra vi phạm

- Thiết lập thủ tục khiếu nại

- Thực hiện các nghĩa vụ thẩm định liên quan đến rủi ro tại các đơn vị cung ứng gián tiếp

- Lập hồ sơ và báo cáo

Nhấn mạnh vấn đề hướng tới sản xuất bền vững trong nền kinh tế tuần hoàn đó là một mục tiêu quan trọng trong việc xây dựng một tương lai bền vững, bà Mira Nagy – Quản lý Dự án Hướng tới sự tuần hoàn (Go Circular) của Cơ quan hợp tác quốc tế Đức (GIZ)  tại Việt Nam đã đưa ra khái niệm: “Nền kinh tế tuần hoàn là một hệ thống duy trì giá trị của sản phẩm, vật liệu và tài nguyên trong nền kinh tế càng lâu càng tốt và giảm thiểu việc tạo ra chất thải. Điều này có nghĩa là một hệ thống trong đó các sản phẩm được tái sử dụng, sửa chữa, tái sản xuất hoặc tái chế.” – trích dẫn Nền kinh tế tuần hoàn - EUR-Lex (europa.eu).

Dự án Go Circular như một cơ hội quan trọng cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc thúc đẩy sản xuất bền vững và phát triển kinh tế tuần hoàn. Với sự chú trọng vào việc tái chế, sử dụng lại tài nguyên và giảm thiểu chất thải, dự án này mang lại một loạt các kỳ vọng quan trọng cho doanh nghiệp trong nước.

Một trong những kỳ vọng lớn nhất là khả năng tăng cường cạnh tranh và bền vững cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Việc tham gia vào dự án Go Circular giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn tài nguyên, giảm chi phí sản xuất và vận chuyển, từ đó tạo ra sản phẩm có giá cả cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu.

Ngoài ra, dự án này cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam để phát triển hệ thống chuỗi cung ứng có trách nhiệm và bền vững. Việc xây dựng các mối quan hệ với các nhà cung ứng và đối tác kinh doanh có cùng tầm nhìn về sản xuất bền vững không chỉ giúp tăng cường uy tín mà còn thúc đẩy hợp tác và phát triển bền vững trong lâu dài.



Sự kiện “Sáng tạo bền vững trong sản xuất điện tử, tự động hoá và hơn nữa” hứa hẹn sẽ là nền tảng quan trọng để các doanh nghiệp trong ngành chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và thảo luận về các giải pháp tiên tiến nhằm đáp ứng các yêu cầu mới và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam.

Nhiều cơ hội giao thương được mở ra cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam và Trung Quốc Vietnet24h - Triển lãm Quốc tế Điện tử và Thiết bị Thông minh (IEAE2024) được tổ chức từ ngày 23 đến 25 tháng 5 năm 2024 tại SECC TP. Hồ Chí Minh đã mở ra nhiều cơ hội giao thương, hợp tác kinh doanh, sản xuất giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Triển lãm Quốc tế Điện tử & Thiết bị Thông minh Việt Nam (IEAE): Định hình một tương lai bền vững với các nhà sản xuất điện tử Vietnet24h - Sáng ngày 23/05/2024, tại Trung tâm Hội chợ và Triễn lãm Sài Gòn SECC đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm Quốc tế Điện tử & Thiết bị Thông minh Việt Nam (IEAE).
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Quy định về AI có thể thay đổi như thế nào vào năm 2025 Vietnet24h - Với việc Donald Trump chuẩn bị nhậm chức tổng thống vào ngày 20 tháng 1, cách nước Mỹ tiếp cận vấn đề quản lý trí tuệ nhân tạo có thể sẽ có sự thay đổi lớn.
Những ngày nghỉ lễ được hưởng nguyên lương năm 2025 Vietnet24h - Nếu không tính ngày nghỉ cuối tuần liền lễ, Tết, người lao động sẽ được nghỉ việc, hưởng nguyên lương 11 ngày mỗi năm; người lao động nước ngoài được nghỉ 13 ngày mỗi năm.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Vietnet24h - Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Hoa Kỳ hoàn tất khoản trợ cấp cho nhà sản xuất chip Micron trị giá 6,1 tỷ đô la Vietnet24h - Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Ba tuần trước rằng, họ đã hoàn tất khoản trợ cấp của chính phủ trị giá 6,165 tỷ đô la cho Micron Technology để sản xuất chất bán dẫn tại New York và Idaho.
Apple và Google có thể phải đối mặt với cuộc điều tra cạnh tranh về hệ sinh thái di động khổng lồ của họ tại Vương quốc Anh Vietnet24h - Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Vương quốc Anh đã ban hành báo cáo vào thứ sáu từ nhóm điều tra độc lập, khuyến nghị cơ quan giám sát này điều tra các hoạt động của Apple và Google trong hệ sinh thái di động.
Google sẽ bị chia tách? Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu thay đổi lớn trong hoạt động của Alphabet Vietnet24h - Trong một động thái quyết liệt, Bộ Tư pháp Mỹ đã yêu cầu Tòa án chia tách Google và yêu cầu Alphabet áp dụng các biện pháp để ngừng hành vi ưu tiên công cụ tìm kiếm trên Android. Đề xuất này cho thấy chính quyền Mỹ đang nghiêm túc trong việc kiểm soát quyền lực của các công ty công nghệ lớn.
Hàn Quốc theo dõi chặt chẽ những thay đổi có thể có trong chính sách tín dụng thuế xe điện của Hoa Kỳ Vietnet24h - Hàn Quốc đang theo dõi chặt chẽ những thay đổi tiềm tàng đối với chính sách của Hoa Kỳ về xe điện (EV) dưới thời chính quyền Donald Trump sắp nhậm chức, nhưng chưa có thay đổi nào được xác nhận, Bộ Công nghiệp Hàn Quốc cho biết hôm thứ Sáu.
Chiến thắng của ông Trump có thể mang lại cho TikTok cơ hội tiếp tục ở lại Hoa Kỳ. Vietnet24h - Chiến thắng trong cuộc bầu cử của Donald Trump có thể mang lại cơ hội cho TikTok, ứng dụng đang phải đối mặt với lệnh cấm tiềm tàng của Hoa Kỳ vào tháng 1 nếu không được thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance.
Đảng cầm quyền Hàn Quốc đề xuất luật chip đặc biệt để ngăn chặn Trump Vietnet24h - Đảng cầm quyền Hàn Quốc đã đề xuất một đạo luật chip đặc biệt vào thứ Hai (11/11) để trợ cấp cho các nhà sản xuất chip và miễn trừ giới hạn giờ làm việc trên toàn quốc, nhằm giải quyết các rủi ro tiềm ẩn từ các biện pháp mà Tổng thống Hoa Kỳ sắp nhậm chức Donald Trump đe dọa.
Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 Vietnet24h - Ngày 21/9/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Đây là bước tiến lớn trong việc đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn, một ngành công nghiệp đang trở thành trụ cột trong nền kinh tế toàn cầu.
Samsung sẽ sản xuất 200.000 chiếc điện thoại thông minh gập ba Vietnet24h - Samsung đang có kế hoạch sản xuất khoảng 200.000 chiếc điện thoại thông minh gập ba mới của mình - một chiếc điện thoại thông minh có thể gập lại hai lần - với việc sản xuất linh kiện bắt đầu vào quý 2.
Mark Zuckerberg chỉ trích Apple vì thiếu sự đổi mới và "quy tắc ngẫu nhiên" Vietnet24h - Trong một cuộc phỏng vấn podcast với Joe Rogan, CEO của Meta, Mark Zuckerberg đã chỉ trích những nỗ lực đổi mới gần đây của Apple, như tai nghe Vision Pro.
CEO Nvidia: Samsung sẽ đạt được mục tiêu cung cấp chip HBM, nhưng cần thiết kế mới Vietnet24h - CEO của Nvidia, Jensen Huang, đã bày tỏ sự lạc quan về những nỗ lực của Samsung Electronics trong việc cung cấp chip nhớ HBM băng thông cao tiên tiến nhất cho công ty của ông.
Tổng giám đốc điều hành LG công bố quan hệ đối tác chiến lược với Microsoft tại CES Vietnet24h - Tổng giám đốc điều hành LG Electronics Cho Joo-wan đã công bố liên minh chiến lược với gã khổng lồ công nghệ thông tin Hoa Kỳ Microsoft vào thứ Hai tại Las Vegas, một ngày trước khi khai mạc CES 2025, triển lãm thương mại điện tử tiêu dùng và công nghệ thông tin lớn nhất thế giới.
Microsoft tăng tốc đầu tư AI: Tham vọng dẫn đầu kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo Vietnet24h - Đầu tư 80 tỷ USD vào trung tâm dữ liệu AI, Microsoft đang chứng minh tham vọng trở thành người dẫn đầu trong làn sóng công nghệ mới, nơi AI đóng vai trò trung tâm.
OpenAI phác thảo cấu trúc vì lợi nhuận mới nhằm mục đích đi đầu trong cuộc đua AI tốn kém Vietnet24h - Thứ Sáu tuần trước (27/12), OpenAI đã phác thảo kế hoạch cải tổ cấu trúc của mình, nói rằng họ sẽ thành lập một công ty phúc lợi công cộng để dễ dàng "huy động nhiều vốn hơn chúng tôi tưởng tượng" và xóa bỏ các hạn chế mà công ty mẹ phi lợi nhuận hiện tại áp đặt cho công ty khởi nghiệp.
Các công ty Hàn Quốc chuẩn bị giới thiệu công nghệ hỗ trợ AI tại CES 2025 Vietnet24h - Các công ty Hàn Quốc đang chuẩn bị giới thiệu các công nghệ trí tuệ nhân tạo tiên tiến của mình tại CES 2025, triển lãm thương mại điện tử tiêu dùng và CNTT lớn nhất thế giới, dự kiến ​​khai mạc tại Las Vegas vào tuần tới.
Samsung Galaxy S25 Slim sẽ ra mắt vào tháng tới; Apple được cho là đang phát triển iPhone mỏng hơn Vietnet24h - Hai nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới -- Samsung Electronics và Apple -- đã tìm cách khôi phục doanh số bán hàng ảm đạm của mình bằng cách giới thiệu nhiều định dạng đa dạng hơn, với thử nghiệm tiếp theo là các mẫu mỏng hơn.
Điều gì tiếp theo cho metaverse của Meta Vietnet24h - Mặc dù thuật ngữ siêu vũ trụ có từ trước Facebook, nhưng tham vọng về siêu vũ trụ của Zuckerberg đã tồn tại trong Meta kể từ năm 2014, khi Facebook mua lại nhà phát triển tai nghe thực tế ảo Oculus và ra mắt Reality Labs.
Khi 5G chưa kịp bão hòa, thế giới đã sẵn sàng cho 6G Vietnet24h - Khi thế giới đang khai thác tối đa tiềm năng của mạng 5G, ánh mắt của các cường quốc công nghệ đã hướng về một chân trời mới: mạng 6G. Đây không chỉ là cuộc đua về tốc độ, mà còn là sự cạnh tranh để dẫn đầu kỷ nguyên kết nối siêu thông minh.
Tổng thống Trump ra lệnh cho Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, sẽ tuyên bố 'tình trạng khẩn cấp về năng lượng quốc gia' Vietnet24h - Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cho Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris.
Kế hoạch tái chế nhôm từ ô tô và lưu giữ toàn bộ tại Hoa Kỳ của một công ty khởi nghiệp Vietnet24h - Sortera cho biết họ là công ty duy nhất của Hoa Kỳ có công nghệ phân loại để tái sử dụng chất lượng cao nhất — tức là lấy nhôm từ nắp capo ô tô và đưa trở lại nắp capo ô tô.
Samsung Display đạt chứng nhận không rác thải hàng đầu Vietnet24h - Chứng nhận này được xác minh bởi UL Solutions, một tổ chức khoa học an toàn ứng dụng toàn cầu. Samsung Display đã được xếp hạng Bạch kim cho bốn cơ sở trong nước và bốn cơ sở khác ở nước ngoài.
Sự phát triển của AI và những thách thức đối với hệ thống điện Mỹ Vietnet24h - Các trung tâm dữ liệu AI đang ngày càng trở thành nguồn tiêu thụ năng lượng lớn, gây ra những áp lực đáng lo ngại đối với hệ thống lưới điện tại Mỹ. Với mục tiêu duy trì sự ổn định và bền vững, các tập đoàn công nghệ lớn đang tìm kiếm giải pháp năng lượng sạch như hạt nhân để đáp ứng nhu cầu này, nhưng điều này có đủ để giải quyết vấn đề lâu dài?
Đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng hạt nhân: kỳ vọng từ các cường quốc Vietnet24h - Khi các quốc gia như Nga, Pháp, và Mỹ đẩy mạnh phát triển năng lượng hạt nhân, thế giới đang chứng kiến một cuộc chuyển mình mạnh mẽ trong ngành năng lượng. Các thỏa thuận lớn và những bước tiến công nghệ đang mở đường cho một tương lai năng lượng sạch và bền vững hơn.
LG Display, Hanwha Solutions hợp tác phát triển bao bì thân thiện với môi trường bằng nhựa tái chế Vietnet24h - LG Display cho biết hôm thứ Hai (23/12) rằng, họ đã phát triển bao bì thân thiện với môi trường cho các linh kiện điện tử bằng nhựa tái chế sau khi tiêu dùng hợp tác với Hanwha Solutions.
Samsung Display đạt chứng nhận cắt giảm carbon đầu tiên trong ngành với tấm nền điện thoại thông minh Vietnet24h - Samsung Display đã nhận được chứng nhận giảm phát thải carbon quốc tế cho tấm nền màn hình OLED dành cho Galaxy S24 và Galaxy Z Flip 6
Các công ty LG cắt giảm 4,25 triệu tấn khí thải vào năm 2023 Vietnet24h - Bảy công ty liên kết của Tập đoàn LG đã giảm 4,25 triệu tấn khí thải carbon vào năm ngoái như một phần trong nỗ lực của tập đoàn nhằm đạt được trạng thái phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Tín hiệu tốt cho ngành pin Hàn Quốc trên đất Mỹ Vietnet24h - Ngành công nghiệp pin Hàn Quốc đặt kỳ vọng vào các chính sách bảo hộ và quan hệ đối tác chiến lược tại Mỹ, trong bối cảnh chính quyền mới của ông Trump có thể mang lại lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ Trung Quốc.
Luật năng lượng mới giúp Trung Quốc tiến nhanh trên lộ trình trung hòa Carbon Vietnet24h - Hướng tới phát triển bền vững, Trung Quốc vừa thông qua luật năng lượng mới, tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo và xe năng lượng sạch. Động thái này góp phần cải thiện chất lượng môi trường và nâng cao vai trò của nước này trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.