Tầm nhìn chính sách
Triển lãm Công nghiệp Điện tử Quốc tế Việt Nam 2025 (VIEE 2025): Bệ phóng giúp ngành công nghiệp điện tử bứt phá mạnh mẽ
Tiểu Phương - Thứ Bảy, 21/06/2025 11:40 SA
Vietnet24h - Từ ngày 20- 22/06/2025, tại khuôn viên Hồ điều hòa Văn Miếu, thành phố Bắc Ninh, diễn ra Triển lãm Công nghiệp Điện tử Quốc tế Việt Nam 2025 (VIEE 2025). Với quy mô gần 300 gian hàng, sự kiện thu hút hơn 200 doanh nghiệp trong nước và quốc tế, hứa hẹn mang đến một “một điểm đến” cho chuỗi cung ứng điện tử, công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI). VIEE 2025 được kỳ vọng sẽ tiếp thêm sức bật để ngành công nghiệp điện tử Bắc Ninh và Việt Nam vươn tầm khu vực và toàn cầu.

Với tốc độ công nghiệp hóa vượt trội, Bắc Ninh hiện đang là địa phương đi đầu trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực điện tử và công nghệ cao. Nơi đây quy tụ hàng trăm doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, Canon, Foxconn, Amkor..., hình thành chuỗi sản xuất điện tử hoàn chỉnh. Năm 2024, ngành điện tử chiếm tới gần 40% kim ngạch xuất khẩu của Bắc Ninh – minh chứng rõ ràng cho vai trò trụ cột của lĩnh vực này.

Trong bối cảnh toàn cầu đang đẩy mạnh chiến lược "Trung Quốc + 1", Bắc Ninh nổi lên như một trung tâm sản xuất lý tưởng với hạ tầng công nghiệp hiện đại, chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và vị trí địa lý thuận lợi gần thủ đô Hà Nội.

Triển lãm VIEE 2025 do UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo tổ chức, phối hợp với các đối tác quốc tế như Công ty TNHH Trung tâm Thương mại Quốc tế Điện tử Trung–Việt Trung, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương nhân Hoa kiều Thâm Quyến, Hội Liên hiệp Doanh nghiệp Quảng Đông tại Việt Nam… Sự kiện quy tụ gần 300 gian hàng, với hơn 200 doanh nghiệp đến từ Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Malaysia, Indonesia… tham gia trưng bày và kết nối.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Vương Quốc Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh khẳng định: “Triển lãm VIEE 2025 là bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ cao của tỉnh Bắc Ninh. Chúng tôi cam kết luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp trong đầu tư, đổi mới sáng tạo và kết nối toàn cầu.”

Chủ tịch UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn tặng hoa chúc mừng Triển lãm

Các doanh nghiệp tham gia triển lãm không chỉ đến từ các tập đoàn lớn như Samsung, TCL, ZTE, Longqi, Yadea… mà còn có sự góp mặt của hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) trong lĩnh vực sản xuất linh kiện, cung ứng thiết bị, dịch vụ kỹ thuật và tư vấn giải pháp. Điều này tạo nên một hệ sinh thái toàn diện trong chuỗi giá trị điện tử – từ sản xuất vi mạch, lắp ráp, đến tích hợp hệ thống và ứng dụng thông minh.

Các vị khách quý, các Đại biểu, các khách mời tham gia ấn nút chính thức khai mạc Triển lãm

Gian hàng được thiết kế chuyên biệt theo sáu nhóm lĩnh vực mang đến cho khách tham quan một bức tranh tổng thể ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam hiện nay đồng thời giúp khách tham quan dễ dàng tiếp cận công nghệ, tìm kiếm giải pháp phù hợp và thiết lập quan hệ đối tác hiệu quả.

Lĩnh vực bán dẫn – vi mạch tích hợp (IC, chip, bo mạch điện tử) là lĩnh vực trung tâm của triển lãm năm nay, phản ánh xu thế phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Các doanh nghiệp trưng bày công nghệ thiết kế chip, vật liệu silicon, quy trình đóng gói (packaging), thử nghiệm và kiểm định vi mạch. Nhiều công ty quốc tế mang đến các giải pháp giúp Việt Nam xây dựng chuỗi cung ứng bán dẫn nội địa, từ upstream (nghiên cứu & phát triển) đến downstream (lắp ráp – kiểm thử).

Đại diện Sở ban ngành, chính quyền địa phương tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm các doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực điện tử

 

Đại diện Sở ban ngành, chính quyền địa phương tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm các doanh nghiệp Việt trong lĩnh vực điện tử

Lĩnh vực linh kiện điện tử – phụ kiện tiêu dùng bao gồm cảm biến, tụ điện, điện trở, module IoT, màn hình OLED, pin, thiết bị ngoại vi như tai nghe thông minh, camera, thiết bị gia dụng điện tử...không chỉ thể hiện trình độ sản xuất linh kiện mà còn là “gương soi” cho xu hướng cá nhân hóa thiết bị và tích hợp AI trong sản phẩm tiêu dùng. Các hệ thống tự động hóa, dây chuyền sản xuất SMT, robot gắp – hàn – kiểm tra, cảm biến hình ảnh, thiết bị laser công nghiệp… được giới thiệu bởi các nhà cung cấp đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức. Đây là nhóm ngành có tính thực tiễn cao, đang được nhiều nhà máy tại Việt Nam quan tâm nhằm hướng tới sản xuất thông minh và tối ưu chi phí nhân công.

Đáp ứng xu hướng chuyển đổi năng lượng toàn cầu, nhiều công ty đã mang đến triển lãm giải pháp lưu trữ năng lượng (ESS), pin lithium, hệ thống sạc nhanh EV, tấm pin năng lượng mặt trời, inverter, hệ thống quản lý điện năng thông minh (BMS). Lĩnh vực này gắn liền với phát triển bền vững, đồng thời là thị trường tiềm năng trong chuỗi sản xuất năng lượng sạch, đặc biệt phục vụ xe điện và nhà máy xanh.

Đặc biệt, triển lãm còn giới thiệu các nền tảng AI dùng trong sản xuất: nhận diện hình ảnh, phân tích lỗi sản phẩm, dự báo bảo trì, kiểm soát quy trình. Bên cạnh đó, các giải pháp tích hợp IoT, phần mềm điều hành nhà máy thông minh (MES), mạng cảm biến không dây, máy học và nền tảng dữ liệu lớn cũng được demo thực tế. Mạng 5G công nghiệp – yếu tố thiết yếu cho nhà máy số – cũng được giới thiệu tại nhiều gian hàng.

Các thiết bị nhà thông minh của LUMI Việt Nam

Một điểm mới của VIEE 2025 là sự góp mặt của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thiết bị y tế – từ cảm biến sinh học, thiết bị đo thông minh đến hệ thống chẩn đoán hình ảnh. Bên cạnh đó, công nghệ ô tô điện, chip điều khiển động cơ, bảng điều khiển thông minh, sạc nhanh – chậm cho xe EV cũng được trưng bày bởi các công ty đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam, phản ánh sự giao thoa giữa điện tử và công nghiệp giao thông thế hệ mới.

Thêm một điểm khác biệt của VIEE 2025 chính là xây dựng mô hình “One-Stop Destination” – nơi doanh nghiệp có thể vừa tham quan, vừa tìm kiếm đối tác, ký kết hợp đồng và thảo luận chiến lược hợp tác ngay tại chỗ. Các thương hiệu lớn như Samsung, TCL, Longqi, Yadea, ZTE, BYD,.. tổ chức hội thảo chuyên đề, trình diễn công nghệ và giới thiệu giải pháp tích hợp theo nhu cầu cụ thể của nhà máy, khu công nghiệp. Điều này tạo ra không gian giao lưu thực tế và hiệu quả, kết nối doanh nghiệp nội địa với chuỗi giá trị toàn cầu trong nhiều lĩnh vực.

Song song triển lãm, các tọa đàm và diễn đàn chuyên ngành được tổ chức, tập trung vào:

- Chuyển đổi số, Công nghệ AI và sản xuất thông minh trong ngành điện tử

- Chính sách thu hút FDI công nghệ cao và liên kết vùng công nghiệp

- Phát triển năng lượng xanh và công nghệ sáng tạo

Các phiên thảo luận có sự tham gia của chuyên gia trong và ngoài nước, đại diện Bộ Công Thương, Sở Khoa học & Công nghệ, đại học và viện nghiên cứu lớn, các Hiệp hội Doanh nghiệp, tạo ra tiếng nói chung về định hướng phát triển bền vững cho ngành điện tử Việt Nam.

Trên con đường phát triển Chuyển đổi số, Công nghệ AI và chế tạo thông minh, bà Đỗ Thị Thúy Hương – đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam đã nêu rõ những tác động, thách thức cũng như như cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương – đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam tham luận tại tọa đàm trong khuôn khổ của triển lãm.

Sự kết hợp của chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI) và chế tạo thông minh (smart manufacturing) đang định hình lại chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện tử toàn cầu, mang lại những thay đổi sâu sắc về hiệu quả, tính linh hoạt và khả năng cạnh tranh. Đối với Việt Nam, một trung tâm sản xuất điện tử quan trọng trong khu vực, những tiến bộ này vừa mở ra cơ hội lớn, vừa đặt ra yêu cầu cấp bách để các doanh nghiệp nội địa thích ứng và phát triển, tuy nhiên sẽ có những tác động trực tiếp lên chuỗi cung ứng. Chính những tác động trên tạo ra cho doanh nghiệp Việt những cơ hội có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu khi Việt Nam có lợi thế là trung tâm sản xuất điện tử lớn thứ 3 ASEAN và thu hút các tập đoàn lớn như Samsung (chiếm 25% tổng xuất khẩu điện tử Việt Nam). Chiến lược “Trung Quốc + 1” giúp thúc đẩy các công ty đa quốc gia chuyển dần nhà máy sản xuất sang Việt Nam để giảm rủi ro địa chính trị. Các Hiệp định thương mại đã được ký kết mở ra thị trường tiêu thụ lớn cho sản phẩm điện tử Việt Nam và tận dụng được thuế suất ưu đã để xuất khẩu linh kiện và sản phẩm hoàn thiện.

Hiện nay, giá trị gia tăng nội địa trong ngành điện tử Việt Nam chỉ khoảng 20-30%, thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc (60%) hay Trung Quốc (40%). Chuyển đổi số, AI và chế tạo thông minh giúp doanh nghiệp nội địa sản xuất linh kiện phức tạp hơn, như vi mạch hoặc cảm biến, thay vì chỉ gia công. Nhu cầu chip toàn cầu dự kiến đạt 1.000 tỷ USD vào 2030. Việt Nam có thể tham gia vào khâu tầng gói và kiểm thử chip (back-end), vốn ít đòi hỏi công nghệ cao nhưng về mang lại giá trị lớn. Ví dụ, Intel đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào nhà máy kiểm thử hip tại TP.HCM, Amkor đã đầu tư 1,6 tỷ USD vào Bắc Ninh.

Doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng AI để nâng cao năng lực cạnh, tối ưu hóa chuỗi cung ứng nội địa, thu hút thêm đầu tư từ doanh nghiệp FDI và chuyển giao công nghệ. Cơ hội cuối cùng và cũng là xu hướng tương lai cho các doanh nghiệp Việt chính là phát triển chuỗi cung ứng bền vững. Các thị trường lớn như EU và Mỹ yêu cầu sản phẩm điện tử phải tuân thủ tiêu chuẩn môi trường (như Chỉ thị RoHS). Trách nhiệm tra soát chuỗi cung ứng của EU (Due Diligence), doanh nghiệp Việt Nam có thể sử dụng AI để tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm phát thải, và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời AI có thể hỗ trợ phân loại rác thải điện tử, tái chế điện tử và đáp ứng kinh tế tuần hoàn. Để tận dụng tối đa tiềm năng và cơ hội mà AI mang đến, doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào công nghệ, nhân lực và liên kết chặt chẽ với các đối tác quốc tế, sự hỗ trợ từ chính sách nhà nước.

Triển lãm Công nghiệp Điện tử Quốc tế Việt Nam 2025 (VIEE 2025) là một dấu mốc quan trọng, thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa chính quyền – doanh nghiệp – đối tác quốc tế. Với quy mô toàn diện, nội dung chuyên sâu, sự kiện mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp điện tử tại Bắc Ninh và Việt Nam: từ gia công đơn giản phát triển thành hệ sinh thái sáng tạo, kết nối toàn cầu.

BUỔI GẶP GỠ ITAP VIETNAM SESSION 2025: KHƠI NGUỒN CHUYỂN ĐỔI CÔNG NGHIỆP TẠI HÀ NỘI Vietnet24h - Sự kiện đặc biệt ITAP Meet-Up: Vietnam Session, diễn ra vào thứ Sáu, ngày 27 tháng 6 năm 2025 tại Hà Nội.
Hội nghị Thượng đỉnh Gia công Hiệu suất Cao ASEAN 2025: Nơi hội tụ những giải pháp tiên tiến về tự động hóa ngành ô tô và điện tử Vietnet24h - Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN về Gia công Hiệu suất cao 2025 do Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) phối hợp cùng Ringier Events tổ chức là diễn đàn uy tín, nơi các chuyên gia, doanh nghiệp hàng đầu trong khu vực cùng gặp gỡ, trao đổi về những công nghệ tiên tiến, xu hướng mới nhất, cũng như giải pháp tối ưu hóa hiệu suất sản xuất. Sự kiện hứa hẹn mang đến cơ hội kết nối với đối tác chiến lược và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử.
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Trump công bố thỏa thuận thương mại với Việt Nam, áp thuế 20% đối với hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ Vietnet24h - Tổng thống Donald Trump cho biết Hoa Kỳ đã đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam.
Netflix tăng giá – tín hiệu cho bước chuyển mới trong quản lý thuế nền tảng số tại Việt Nam Vietnet24h - Việc Netflix và loạt dịch vụ số nước ngoài đồng loạt tăng giá sau ngày 1/7 không chỉ là câu chuyện hóa đơn người dùng. Đây là chỉ dấu cho thấy Việt Nam đang siết lại sân chơi số xuyên biên giới bằng cách áp thuế đồng đều, minh bạch và hướng tới một nền kinh tế số có chủ quyền.
Samsung, SK hynix lo ngại về việc hủy bỏ quyền miễn trừ chip của Hoa Kỳ Vietnet24h - Các nhà sản xuất chip Hàn Quốc đang phải đối mặt với sự bất ổn mới về hoạt động của họ tại Trung Quốc, khi Washington được cho là đang cân nhắc việc thu hồi các miễn trừ cho phép họ đưa thiết bị chip của Mỹ vào để nâng cấp cơ sở.
Hạ viện Hoa Kỳ yêu cầu nhân viên không sử dụng WhatsApp của Meta Vietnet24h - Hôm thứ Hai, quan chức hành chính của Hạ viện Hoa Kỳ đã nói với các nhân viên rằng họ không được phép sử dụng WhatsApp do ứng dụng này thiếu minh bạch về quyền riêng tư dữ liệu và các hoạt động bảo mật.
Hoa Kỳ có thể nhắm mục tiêu vào hoạt động của Samsung, Hynix, TSMC tại Trung Quốc Vietnet24h - Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang cân nhắc thu hồi các giấy phép được cấp trong những năm gần đây cho các nhà sản xuất chip toàn cầu Samsung, SK Hynix và TSMC, khiến họ khó tiếp nhận hàng hóa và công nghệ của Hoa Kỳ tại các nhà máy của họ ở Trung Quốc hơn.
Trung Quốc thắt chặt kiểm soát internet bằng hình thức ID ảo tập trung mới Vietnet24h - Trung Quốc đã thành thạo trong việc kiểm soát internet, vận hành một trong những chế độ kiểm duyệt và giám sát trực tuyến rộng khắp nhất thế giới. Với việc kiểm tra danh tính bắt buộc trên mọi nền tảng trực tuyến, người dùng gần như không thể ẩn danh.
Đài Loan đưa Huawei và SMIC của Trung Quốc vào danh sách đen Vietnet24h - Cơ quan Quản lý Thương mại Quốc tế Đài Loan đã thêm Huawei và SMIC vào “Danh sách thực thể hàng hóa công nghệ cao chiến lược”, bao gồm nhiều công ty con của họ.
Khoa học công nghệ nhận thêm 20.000 tỷ đồng: Liệu có đủ để trở thành động lực phát triển đột phá? Vietnet24h - Việc Chính phủ công bố tăng thêm hơn 20.000 tỷ đồng cho khoa học công nghệ không chỉ đơn thuần là một hành động tài khóa. Đó là một tuyên ngôn chính trị và chiến lược dài hạn, khẳng định vị thế của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo như một trụ cột trong tư duy phát triển mới của Việt Nam.
Hoa Kỳ đã đưa ra những yêu cầu 'khó khăn' đối với Việt Nam trong các cuộc đàm phán thương mại Vietnet24h -Washington muốn các nhà máy tại Việt Nam giảm sử dụng vật liệu và linh kiện từ Trung Quốc và yêu cầu nước này kiểm soát chặt chẽ hơn chuỗi sản xuất và cung ứng của mình.
Số hóa hộ kinh doanh: Khi chính sách cần một lực đẩy công nghệ từ khu vực tư nhân Vietnet24h - Từ chợ truyền thống đến xe buýt, mô hình thanh toán số đang từng bước len lỏi vào đời sống thường nhật của hộ kinh doanh. Nhờ sự hợp tác giữa khu vực công và các nền tảng công nghệ, quá trình chuyển đổi số tại khu vực tư nhân nhỏ lẻ đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
CoreWeave là nhà cung cấp dịch vụ đám mây đầu tiên triển khai chip AI mới nhất của Nvidia Vietnet24h - Chip Blackwell Ultra của Nvidia, bộ xử lý đồ họa thế hệ tiếp theo của công ty dành cho AI, đã được triển khai thương mại tại CoreWeave, các công ty thông báo vào thứ năm.
SoftBank đầu tư trạm viễn thông bay, chuẩn bị thử nghiệm HAPS tại Nhật năm 2026 Vietnet24h - Công ty công nghệ không gian Mỹ Sceye vừa nhận đầu tư từ tập đoàn viễn thông SoftBank để thương mại hóa trạm gốc di động bay tầng bình lưu – HAPS. Thiết bị có khả năng hoạt động liên tục nhiều tháng ở độ cao gần 20 km, hứa hẹn trở thành phương tiện khôi phục liên lạc nhanh chóng trong thiên tai và xây dựng nền tảng viễn thông thế hệ 6G.
Vì sao Trung Quốc chọn Tây Tạng làm “nóc nhà dữ liệu” cho AI? Vietnet24h - Không chỉ là lựa chọn kỹ thuật nhờ khí hậu lạnh và tài nguyên tái tạo, việc xây trung tâm AI Yajiang-1 ở Tây Tạng phản ánh chiến lược địa chính trị số đầy toan tính của Bắc Kinh – đưa trí tuệ nhân tạo lên núi cao để đạt cả mục tiêu công nghệ và kiểm soát vùng biên.
Việt Nam ra mắt Quỹ dữ liệu quốc gia để thúc đẩy cơ sở hạ tầng AI và đổi mới sáng tạo Vietnet24h - Sáng kiến ​​này nhằm mục đích củng cố cơ sở hạ tầng số của quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các công nghệ tiên tiến.
LG Display bắt đầu sản xuất hàng loạt tấm nền OLED 27 inch với công nghệ thế hệ thứ 4 Vietnet24h - LG Display cho biết hôm thứ Sáu (27/6) rằng, họ đã bắt đầu sản xuất hàng loạt tấm nền màn hình OLED 27 inch mới, được trang bị công nghệ RGB tandem chính độc quyền của công ty — một bước tiến quan trọng đánh dấu sự ra đời của cải tiến OLED thế hệ thứ tư.
CEO của Nvidia cho biết robot là cơ hội lớn nhất của nhà sản xuất chip sau AI Vietnet24h - Tổng giám đốc điều hành Nvidia Jensen Huang cho biết robot là một trong hai cơ hội tăng trưởng lớn nhất của nhà sản xuất chip AI này.
Chúng ta đang dâng tặng dữ liệu cá nhân cho ai? Vietnet24h - Những gương mặt, giọng nói, hình ảnh và cả suy nghĩ sáng tạo của bạn đang được trích xuất, sao chép, tái sử dụng bởi các nền tảng mà bạn tin tưởng. Không một đồng thù lao. Không một lời báo trước. Và gần như không còn cách để lấy lại.
Những người hoài nghi đặt câu hỏi về tầm nhìn điện thoại T1 của Trump Vietnet24h - Chiếc điện thoại được mong đợi với giá 499 đô la này có màn hình 6,8 inch, RAM 12 GB, bộ nhớ trong 256 GB và thậm chí là giắc cắm tai nghe và khe cắm thẻ MicroSD dự kiến ​​ra mắt vào tháng 9 này.
Google, Meta và Snap cho rằng công nghệ kính thông minh sẽ là thứ lớn tiếp theo Vietnet24h - Thung lũng Silicon cho rằng cuối cùng họ đã tìm ra thứ lớn tiếp theo trong công nghệ: kính thông minh – thứ mà Google đã thử (và thất bại) hơn một thập kỷ trước.
CEO của Nvidia cho biết đây là thập kỷ của robot và xe tự hành Vietnet24h - “Đây sẽ là thập kỷ của AV [xe tự hành], robot, máy móc tự hành”, CEO của Nvidia, Jensen Huang, chia sẻ vào thứ năm (12/6).
Turbine thủy điện 500 MW: Trung Quốc khẳng định vị thế bằng công nghệ và địa chính trị Vietnet24h - Không chỉ là một bước tiến kỹ thuật, turbine xung công suất 500 MW do Trung Quốc phát triển còn là minh chứng cho tham vọng chiến lược của nước này trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, kiểm soát nguồn nước xuyên biên giới và hiện thực hóa mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060.
“Công nghệ nhanh” – tiện lợi ngắn hạn, hậu họa dài lâu Vietnet24h - Trong cuộc đua công nghệ, thế giới đang chứng kiến một nghịch lý đáng lo: càng rẻ, càng nhanh – lại càng nguy hại. Quạt mini, sạc dự phòng giá rẻ, bóng LED hay bàn chải điện dùng vài lần rồi vứt bỏ đang trở thành những “mảnh vụn công nghệ” bủa vây môi trường sống – một loại rác thải điện tử mới có tên: công nghệ nhanh.
Luật Năng lượng nguyên tử – Cánh cửa chiến lược mở ra nền công nghiệp hạt nhân nội địa Vietnet24h - Luật Năng lượng nguyên tử vừa được Quốc hội thông qua đã chính thức mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp hạt nhân Việt Nam – nơi mục tiêu không còn chỉ là ứng dụng vì hòa bình, mà còn hướng đến làm chủ công nghệ, xây dựng chuỗi cung ứng nội địa và phát triển năng lực hạt nhân từ y tế, công nghiệp đến sản xuất điện.
Chống ô nhiễm nhựa: Việt Nam cần một hệ sinh thái đổi mới chứ không chỉ là chính sách Vietnet24h - Luật pháp, chiến lược, thậm chí công nghệ xử lý nhựa đều đã có – nhưng ô nhiễm nhựa tại Việt Nam vẫn trầm trọng. Trong thời điểm mang tính bước ngoặt, các chuyên gia quốc tế nhấn mạnh: điều Việt Nam cần là một cuộc “đồng khởi” đổi mới sáng tạo, quy tụ startup, doanh nghiệp lớn, trường đại học và cả cộng đồng.
Nồng độ CO2 vượt 430 ppm: Liệu chúng ta có thể tránh được kịch bản Trái Đất nóng lên không thể kiểm soát? Vietnet24h - Tháng 5 năm 2025, Trái Đất đã ghi nhận một cột mốc đáng lo ngại khi nồng độ CO2 vượt mức 430 ppm, đánh dấu một trong những thời khắc then chốt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Nếu xu hướng này tiếp tục, chỉ trong vài thập kỷ nữa, chúng ta có thể đối mặt với những tác động không thể lường trước của biến đổi khí hậu – từ sự gia tăng thiên tai đến nguy cơ sinh thái toàn cầu.
Mặt Trăng có thể giàu hơn cả Trái Đất với kho kim loại quý 1.000 tỷ USD Vietnet24h - Không phải tiểu hành tinh xa xôi, chính Mặt Trăng – người bạn gần gũi của Trái Đất – có thể là “mỏ vàng ngoài không gian” chứa lượng kim loại bạch kim khổng lồ. Nghiên cứu mới hé lộ một sự thật bất ngờ: dưới những hố va chạm lạnh lẽo là kho báu quý hơn cả vàng đang chờ được khai phá.
Trái Đất sắp “nghẹt thở” vì vệ tinh: Không gian không phải miền đất vô tận Vietnet24h - Rác vũ trụ, va chạm vệ tinh, kim loại trong tầng khí quyển... là những hệ quả nhãn tiền của cơn sốt phát triển mạng lưới vệ tinh. Trái Đất không chỉ đối mặt với biến đổi khí hậu dưới mặt đất, mà còn với một cuộc khủng hoảng môi trường ngay trên đầu.
Elon Musk cho biết Tesla, xAI dự kiến ​​sẽ tiếp tục mua chip từ Nvidia và AMD Vietnet24h - Elon Musk cho biết công ty trí tuệ nhân tạo xAI của ông đặt mục tiêu xây dựng một cơ sở sản xuất 1 triệu GPU bên ngoài Memphis, Tennessee.
Cuộc Chiến Công Nghệ Toàn Cầu: Điện Lực Và Nguồn Nước - Yếu Tố Cốt Lõi Trong Sự Phát Triển Vietnet24h - Cuộc chiến công nghệ toàn cầu hiện nay không chỉ là cuộc đua về phần mềm, chip bán dẫn hay trí tuệ nhân tạo (AI), mà còn là cuộc chiến giành quyền kiểm soát các nguồn lực thiết yếu như điện lực và nước, vốn đóng vai trò nền tảng cho mọi lĩnh vực công nghệ cao.
Khi đại dương gọi tên khoa học: Việt Nam đón tàu nghiên cứu từ nước Nga xa xôi Vietnet24h - Không chỉ là một con tàu, “Giáo sư Gagarinsky” mang theo khát vọng khám phá đại dương, nơi những nhà khoa học Việt - Nga cùng viết tiếp hành trình tìm hiểu về biển cả, từ độ sâu thẳm đến vi mô của hệ sinh thái.