Năm ngoái, bốn mươi hai công ty xe taxi truyền thống ở Ai Cập đã đệ đơn kiện một tòa án hành chính nhằm chống lại Uber của Mỹ và Careem của Dubai, cho rằng họ đã sử dụng trái phép xe tư nhân để chạy taxi. Họ cũng cho biết hai công ty trên đã trở thành trung tâm của các cuộc gọi xe qua ứng dụng và chiếm hết khách hàng của họ.
Vào tháng 3, tòa án hành chính Ai Cập đã yêu cầu chính phủ đình chỉ giấy phép của Uber và Careem. Tuy nhiên, hai công ty này đã nộp đơn lên tòa án khác, Toà án Các vấn đề Khẩn cấp Cairo, cho biết hai công ty sẽ được phép tiếp tục hoạt động ở Ai Cập cho tới khi có quyết định cuối cùng.
Như vậy quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với Uber và Carem trước đó vẫn chưa được áp dụng. Careem cũng cho biết, họ chưa nhận được yêu cầu chính thức nào về việc ngừng hoạt động tại Ai Cập và vẫn tiếp tục kinh doanh bình thường.
Chính phủ Ai Cập đã đăng một dự thảo luật để điều chỉnh các dịch vụ vận tải trên web, nhưng không cho biết khi nào quy định sẽ được thông qua.
Uber cho biết Ai Cập là thị trường lớn nhất của họ ở Trung Đông, với 157.000 lái xe năm 2017 và 4 triệu người dùng kể từ khi ra mắt vào năm 2014.
Năm ngoái, Uber đã mở rộng thị trường Ai Cập, bất chấp những thách thức của cải cách kinh tế sâu rộng và lạm phát kỷ lục. Vào tháng Mười, hãng này đã đầu tư 20 triệu USD vào trung tâm mới tại Cairo.
Ở Ai Cập, Uber đã phải điều chỉnh giá cung cấp trình điều khiển cho các hãng xe địa phương, điều chỉnh giá đi xe để vẫn thu hút được khách hàng và đảm bảm tài xế của họ không bị ảnh hưởng bởi khó khăn từ lạm phát kinh tế nghiêm trọng đang xảy ra ở quốc gia này.
Uber đã phải đối mặt với những bất ổn pháp lý và luật pháp trên khắp thế giới cùng với sự phản đối từ các dịch vụ taxi truyền thống. Hãng cũng đã buộc phải rời khỏi thị trường Đan Mạch và Hungary.
Năm ngoái, London cho rằng Uber không thích hợp để điều hành một dịch vụ taxi và đã tước giấy phép hoạt động. Uber cũng đang kháng cáo quyết định này.