Hệ thống Bản đồ ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI Map System) thí điểm ở công trường xây dựng đang thi công tại Nhật Bản nhằm nâng cao hiệu suất lao động và phối hợp thử nghiệm tại một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Hệ thống cho phép phân tích dữ liệu thu thập được tại công trường từ những công nhân sử dụng mũ bảo hộ có gắn cảm biến, sau đó tiến hành trực quan hóa hệ thống dữ liệu này.
Cụ thể, GPS, cảm biến chuyển động và Camera gắn trên mũ bảo hộ của công nhân cùng với máy bay không người lái trên không sẽ thu thập dữ liệu về thời gian, hình ảnh và vị trí của công nhân ngay tại hiện trường (công trường). Sau đó, kho dữ liệu khổng lồ này sẽ được phân tích thông qua việc ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích các yếu tố gây ra đình trệ tiến độ công việc, trực quan hóa những địa điểm quản lý sản xuất. Ngoài ra, dữ liệu cũng được xử lý thông qua công nghệ học máy (Machine Learning), và lưu trữ trên máy chủ đám mây (Cloud server) và được sử dụng cho việc nâng cao hiệu suất, kế hoạch sử dụng nhân sự tối ưu đồng thời góp phần quan trọng trong việc cải thiện minh bạch trong xây dựng, sản xuất.
Trong nhiều năm trở lại đây, sự phổ biến của Internet cùng sự xuất hiện của Công nghệ chuỗi khối (Blockchain), công nghệ học máy (Machine Learning) và những kỹ thuật tiên tiến khác đã không ngừng nâng cao hiệu suất ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều công trình xây dựng hiện vẫn còn tồn tại tình trạng làm việc dưới sự giám sát bằng cảm quan của người quản đốc công trường. Do phụ thuộc rất lớn vào cảm quan của con người nên dễ dàng xảy đến việc thiếu minh bạch trong kỹ thuật. Chưa kể, phát sinh vấn đề trong truyền đạt công việc cho thế hệ sau/công nhân ca sau, dẫn đến việc phân tích và tối ưu hóa hiệu suất trở nên khó khăn hơn.
Hệ thống Bản đồ ứng dụng Trí tuệ nhân tạo nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản. Hệ thống Bản đồ ứng dụng Trí tuệ nhân tạo nằm trong khuôn khổ PRISM - Chương trình mở rộng chiến lược đầu tư vào nghiên cứu và phát triển lĩnh vực công/tư của Nhật Bản.
Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam hiện đang chứng kiến sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng với nhiều công trình, công trường xây dựng khắp mọi nơi. Ngoài ra, Singapore - Tech Hub, Business Hub, hiện cũng đang được giới kinh doanh châu Á và toàn thế giới chú ý, tìm đến cho việc phát triển kinh doanh, công nghệ. Hiện tại, song song với việc triển khai hệ thống, AICON cũng bắt đầu tìm kiếm đối tác để phát triển kinh doanh tại thị trường Việt Nam và Singapore.
Thông tin về AICON AICON là thành quả hợp tác của 4 đơn vị: Tập đoàn Asanuma (Nhật Bản), Trung tâm công nghệ kỹ thuật tiên tiến (Nhật Bản), Đại học Gifu (Nhật Bản) và công ty cổ phần Mio System (Việt Nam).
|
Thông tin về doanh nghiệp Tập đoàn Asanuma (tiếng Anh: ASANUMA CORPORATION) Đại diện: Yasushi Tamura Email: tamura-yasushi@asanuma.co.jp Phụ trách Tiếng Việt, tiếng Nhật: Trần Thị Phương Hòa Email: co.tranthiphuonghoa2110@miosys.vn Phụ trách Tiếng Việt, tiếng Anh: Lê Thị Bích Phượng Email: co.phuongltb@miosys.vn
|
Thông tin về PRISM PRISM - Chương trình mở rộng chiến lược đầu tư và phát triển công - tư (Nhật Bản) PRISM là chương trình được tạo ra với mục đích mở rộng chiến lược đầu tư và phát triển công - tư, nhằm tạo ra đổi mới Khoa học công nghệ - động lực to lớn hướng đến hiện thực hóa mục tiêu GDP 600 nghìn tỷ Yên của Nhật Bản. Đây chỉ là một trong những mục tiêu nằm trong Chiến lược kinh tế Abenomics của Thủ tướng Shinzo Abe, trong đó Nhật Bản phấn đấu vào năm 2020 sẽ trở thành một nền kinh tế vững mạnh với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên tới 600 nghìn tỷ Yên. Chương trình do Hội đồng khoa học, công nghệ và đổi mới - cơ quan hàng đầu về chính sách khoa học - công nghệ của Nhật quản lý. PRISM là một phần trong nỗ lực gần đây của Chính phủ Nhật Bản nhằm thiết lập một xã hội siêu thông minh - nơi mà không gian mạng được tích hợp trong thế giới thực.
|