Quá trình này được gọi là công nghệ gia công hóa hơi (CVM). Nó bao gồm một phản ứng hóa học giữa các gốc trung tính trong plasma và bề mặt của phôi.
Nó tạo ra các phiến tinh thể với độ dày đồng nhất ở mức nanomet mà không làm hỏng bề mặt phiến thạch anh, cho phép sản xuất hàng loạt phiến thạch anh với độ phân tán tần số giảm để sử dụng trong các bộ cộng hưởng thạch anh nhỏ gọn.
Cho đến nay, chúng được sử dụng trong điện thoại, thiết bị đeo, máy trợ thính và thiết bị y tế, mặc dù “công nghệ này cũng sẽ cho phép Kyocera phát triển nhiều loại sản phẩm trong tương lai, bao gồm: bộ dao động tần số thấp cho thiết bị điện tử ô tô, bộ dao động tần số cao cho truyền thông các trạm gốc và các thành phần thu nhỏ cho hệ thống hỗ trợ lái xe”, công ty cho biết.
Giải thưởng này có tên: "Giải thưởng Khoa học và Công nghệ (hạng mục phát triển)" năm 2021 của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, nhằm công nhận các cá nhân và doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu và phát triển, hoặc các phát minh cải tiến kinh tế xã hội và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.