Theo đó kể từ ngày 1/8, Meta bắt đầu chặn người dùng tại Canada truy cập tin tức trên nền tảng Facebook và Instagram nhằm phản đối Đạo luật Tin tức trực tuyến của nước này, yêu cầu hãng trả tiền nội dung cho những nhà xuất bản. Gã khổng lồ công nghệ Google cũng đang cân nhắc động thái tương tự.
Trong một tuyên bố của Meta: “Những người sống tại Canada không thể xem liên kết và nội dung tin tức do những nhà xuất bản, truyền hình Canada đăng tải nữa”. Người dùng Facebook và Instagram Canada cũng không thể xem tin tức trên những trang web nước ngoài. Bên cạnh đó, họ còn bị mất quyền chia sẻ tin tức trên hai nền tảng mạng xã hội này.
Đạo luật Tin tức Trực tuyến của Canada quy định các tập đoàn như Meta và Google phải đàm phán thỏa thuận thương mại và trả tiền để có được những nội dung từ các nhà xuất bản. Cụ thể, Canada yêu cầu các tập đoàn như Meta và Google phải trả tiền cho các hãng tin để đăng tải bài viết trên nền tảng của mình.
Trong một chiến dịch phản đối luật được thông qua, trong tháng 6, cả Meta và Google cho biết họ sẽ chặn quyền truy cập vào tin tức trên nền tảng của họ ở Canada. Đài truyền hình CBC của Canada cũng gọi động thái của Meta là vô trách nhiệm và đó là "Sự lạm dụng quyền lực thị trường”.
Chính phủ Canada nhanh chóng lên án động thái này là "vô trách nhiệm" và cho biết đang theo dõi quá trình diễn ra ở Canada. Bộ trưởng Di sản Canada Pascale St-Onge, người phụ trách các giao dịch của chính phủ với Meta, bức xúc: "Đây là hành động vô trách nhiệm. Họ thà chặn người dùng của mình truy cập tin tức địa phương có chất lượng thay vì trả tiền cho các hãng tin. Chúng tôi sẽ tiếp tục giữ vững lập trường của mình. Nếu chính phủ không thể đứng ra bảo vệ người dân Canada chống lại những gã khổng lồ công nghệ, thì ai sẽ làm?”.
Đạo luật Tin tức Trực tuyến, được quốc hội Canada thông qua, sẽ buộc các nền tảng như Alphabet - công ty mẹ của Google và Meta đàm phán các thỏa thuận thương mại về nội dung đối với các hãng tin tức ở Canada.
Rachel Curran, người đứng đầu bộ phận chính sách công của Meta tại Canada, cho biết: "Các hãng tin tự nguyện chia sẻ nội dung trên Facebook và Instagram để mở rộng đối tượng và giúp ích cho lợi nhuận của họ. Trái lại, chúng tôi biết rõ những người sử dụng nền tảng của chúng tôi không đến với chúng tôi để đọc tin tức”.
Trong một chiến dịch phản đối luật được thông qua, trong tháng 6, cả Meta và Google cho biết họ sẽ chặn quyền truy cập vào tin tức trên nền tảng của họ ở Canada. Đài truyền hình CBC của Canada cũng gọi động thái của Meta là vô trách nhiệm và đó là "sự lạm dụng quyền lực thị trường”.
Luật mới của Canada tương tự như luật đột phá trước đó Australia đã thông qua vào năm 2021. Đạo luật ở Australia đã gây ra các mối đe dọa cắt giảm dịch vụ từ Google và Facebook. Cuối cùng, cả hai công ty đã đạt được thỏa thuận với các công ty truyền thông Australia sau khi sửa đổi luật được đưa ra. Tuy nhiên, đối với luật mới của Canada, Google lập luận rằng nó mở rộng hơn những luật được ban hành ở Australia và châu Âu. Canada yêu cầu các nền tảng xã hội này phải trả tiền cho những liên kết tin tức hiển thị ở kết quả tìm kiếm và có thể áp dụng luật mới cho cả những tổ chức không sản xuất tin.
Quốc hội Canada chính thức thông qua đạo luật vào tháng 6/2023 năm nay, trong bối cảnh ngành truyền thông Canada đang gặp khó khăn khi hàng trăm ấn phẩm phải dừng xuất bản và phát hành các ấn phẩm. Theo báo cáo được Cơ quan Giám sát Ngân sách Quốc hội Canada công bố vào tháng 10/2022, ước tính luật mới sẽ giúp các cơ quan truyền thông Canada thu được khoảng 330 triệu CAD (250 triệu USD)/năm từ các nền tảng số.
Về phần mình, Meta cho biết các đường dẫn liên kết đến các bài báo chiếm ít hơn 3% nội dung trên nguồn cấp dữ liệu của người dùng và lập luận rằng những tin tức kiểu này thiếu giá trị về mặt kinh tế.
Trong tháng 5, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng lập luận như Meta là thiếu sót và "nguy hiểm cho nền dân chủ, cho nền kinh tế của Canada”.