Tầm nhìn
Tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công: con đường khó khăn nhưng rộng mở
Lê Cường - Thứ Ba, 22/12/2020 8:23 CH
Vietnet24h - Trước đây, các dịch vụ công chủ yếu do Nhà nước cung cấp thông qua các cơ quan, chất lượng thường không cao. Ngày nay, tư nhân đã được tham gia vào lĩnh vực này tạo nên sự chuyển đổi tích cực, chất lượng tốt hơn, tuy còn có những rào cản nhưng tiềm năng cho phát triển là rất lớn.
Sáng 22-12, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo Công bố Báo cáo “Hành trình chuyển đổi vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong cung cấp dịch vụ công tại Việt Nam”.
 
Đánh giá về tình hình dịch vụ công ở nước ta hiện nay, ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế VCCI nêu rõ: “Trên thực tế dù đã có những chuyển biến tích cực, xã hội hóa các dịch vụ công vẫn rất chậm so với tiến trình đổi mới nền kinh tế, đang gặp nhiều cản trở và hạn chế. Có ngành, có nơi đã thu hút rất tốt khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công, nhưng cũng có nơi thực hiện việc này rất chậm”.
Ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế VCCI - phát biểu 
 
Báo cáo cho biết tại Việt Nam, có 20 ngành, lĩnh vực không cho phép tư nhân tham gia cung cấp hàng hoá, dịch vụ (quy định tại Nghị định 94/2017/NĐ-CP).
 
20 ngành, lĩnh vực này gồm: sản xuất/mua bán vật liệu nổ công nghiệp, sản xuất vàng miếng, phát hành xổ số kiến thiết, in đúc tiền, phát hành tem bưu chính Việt Nam, truyền tải và điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành thuỷ điện đa mục tiêu, vận hành hệ thống đèn biển và luồng hàng hải công cộng, vận hành hệ thống đài thông tin duyên hải, dịch vụ không lưu, khai thác hệ thống hạ tầng đường sắt do nhà nước đầu tư, cung ứng dịch vụ lâm nghiệp tại rừng đặc dụng, xuất bản…
 
Theo VCCI thông kê, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đánh giá chất lượng trang thiết bị của các đơn vị cung cấp dịch vụ nhà nước là thấp nhất. Thái độ phục vụ của nhân viên trong các đơn vị này cũng kém tích cực hơn so với đơn vị tư nhân trong nước và đơn vị nước ngoài”.
 
Ở Việt Nam, nhiều dịch vụ công còn có chất lượng chưa cao nhưng tư nhân vẫn chưa được tham gia thực hiện. Có thể thấy điều đó qua bài phát biểu của Ông Phạm Văn Học – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam – và những số liệu thống kê và đóng góp ý kiến cho Công tác giám định chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (KCB BHYT): 
Ông Phạm Văn Học: "Hành trình chuyển đổi cũng là hành trình đảm bảo công bằng cho tư nhân"
 
“Hiện nay trên cả nước mới có gần 3.500 giám định viên. Mỗi năm có 176,468 triệu lượt người KCB BHYT (số liệu 2019). Như vậy một GĐV sẽ phải GĐ 50.419 hồ sơ/1 năm. Số lượng “khổng lồ” cho một người làm sẽ cho thấy khó đảm bảo được chất lượng của dịch vụ giám định”, Ông Học nói. “Mặt khác, chất lượng đội ngũ giám định viên cơ bản là chưa cao, thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong công tác khám chữa bệnh nhưng lại có quyền giám sát, phán xét hàng triệu hồ sơ bệnh án do hàng trăm bác sỹ đủ các đẳng cấp trình độ khác nhau; Thiếu công cụ giám định vì hiện nay chưa có một công cụ “ thước đo” chính thức nào để áp dụng chung”.
 
Bày tỏ tại hội thảo, Ông Học cũng hy vọng tên gọi “hành trình chuyển đổi” cũng là “hành trình đảm bảo công bằng” cho tư nhân khi tham gia dịch vụ công đồng thời đưa ra các giải pháp kiến nghị: 
 
“Theo tôi nên áp dụng xã hội hóa cho công tác giám định KCB BHYT như ở một số nước Nhật, Hàn Quốc có ba chủ thể tham gia vào công tác này, gồm BV – Quỹ BHYT và cơ quan GĐ Độc lập”.
 
Nguyễn Tiến Lập – Luật sư thành viên cao cấp – Văn phòng Luật sư NH Quang và Cộng sự lại có cái nhìn toàn cảnh về thể chế kinh tế nước ta: “Kinh tế thị trường thì chúng ta đã có rồi nhưng thể chế, chính sách thì tụt hậu, luôn chạy theo sau. Nếu chúng ta không làm rõ được nội hàm khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa’ thì chúng ta sẽ còn lúng túng nhiều năm nữa! Cần làm rõ mỗi quan hệ, vai trò giữa nhà nước và thị trường. Đơn cử như việc sử dụng thuật ngữ “xã hội hóa” mà hiện nay nhiều quan chức cấp cao hay sử dụng là không có nội dung gì, chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài. Có lẽ, họ e sợ dùng từ mà đáng nhẽ phải sử dụng là “tư nhân hóa”. 
Luật sư Nguyễn Tiến Lập: nhiều quan chức còn e sợ sử dụng cụm từ "Tư nhân hóa" 
 
Ngoài việc nhận định khái niệm chung, luật sư Lập góp ý cho 4 mô hình quản lý dịch vụ công hiện nay đang tồn tại trên thế giới: 
 
- Nhà nước độc quyền quản lý về dịch vụ công, cho phép tư nhân tham gia một cách hạn chế. Nhà nước có quyền cấp và rút giấy phép khi thấy cần thiết. 
 
- Nhà nước và tư nhân bình đẳng cạnh tranh: Việt Nam đã triển khai ở một số lĩnh vực như giáo dục, y tế. Mô hình này sau đó đã nảy sinh xung đột về lợi ích, khó có thể bình đẳng được. 
 
- Nhà nước không tham gia mà để hoàn toàn cho tư nhân thực hiện: Mô hình này ở có thể thấy ở các nước có nền kinh tế tự do như Mỹ nhưng họ có nền tảng và truyền thống kinh tế khác chúng ta. 
 
- Nhà nước hỗ trợ cho tư nhân thực hiện: Nhà nước chỉ làm khi tư nhân không đủ khả năng làm hoặc đáp ứng được các tiêu chuẩn (dù đã hỗ trợ). “Tôi ủng hộ quan điểm này”, ông Lập nhấn mạnh. “điều này phù hợp với thuật ngữ ‘nhà nước kiến tạo’ mà thủ tướng chính phủ đã nói đến”. 
 
Kết thúc hội thảo, Ông Vũ Tiến Lộc – chủ tịch VCCI khẳng định hành trình chuyển đổi cho tư nhân tham gia tuy còn khó khăn nhưng rất tiềm năng: “Sự chuyển giao thực hiện dịch vụ công sang cho tư nhân hay còn gọi là xã hội hóa còn có rất nhiều ‘dư địa’ cho mở rộng và phát triển. VCCI muốn những nghiên cứu của hội thảo lần đầu này trở thành bản nghiên cứu có tính tổng quát, đầy đủ nhất và trở thành công việc thường xuyên hàng năm hỗ trợ cho việc xây dựng chính sách”. 
Trong bối cảnh kinh tế đất nước ta hiện nay, khắp các tỉnh, địa phương chuẩn bị nhà xưởng, giao thông... để đón các nhà đầu tư nước ngoài – thời điểm “dọn ổ cho đại bàng” nhưng điều quan trọng hơn chính là phải tạo ra một ‘hệ sinh thái kinh doanh’ thông thoáng, hiệu quả mà trong đó dịch vụ công đóng vai trò hết sức quan trọng. 
 
Thế nhưng hiện nay vẫn còn nhưng trở ngại, những nút thắt nhất trong việc chuyển giao từ cơ quan nhà nước ra thị trường còn ít tiến bộ hơn so với các lĩnh vực khác như cải cách chế độ chủ quản, cải cách thủ tục hành chính... Bởi nhẽ, dịch vụ công liên quan đến việc thu chi nên các bộ ngành còn muốn giữ lại để có nguồn thu cho cơ quan họ. Nhưng tôi tin rằng dịch vụ công sẽ phát triển mạnh bởi lĩnh vực này rất rộng lớn và các dịch vụ do tư nhân cung cấp sẽ giảm tải được rất nhiều áp lực cho cơ quan nhà nước trong việc thực thi công vụ. 
Pháp luật kinh doanh Việt Nam 2019: muốn phát triển cần thay đổi từ gốc rễ Vietnet24h - Từ 2013 khi có Hiến pháp mới đến nay, các Bộ luật cũng theo đó mà tiến bộ, cởi mở, tích cực hơn trước. Đặc biệt là các luật về kinh doanh đã tháo gỡ được nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Nhưng liền sau đó lại xuất hiện các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư... mang tính chất “buộc chặt” chỉ cốt sao cơ quan quản lý điều hành được dễ dàng và có lợi. Điều này đã gây cho các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn và rủi ro bởi các điều kiện phụ, những giấy phép con.
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Chính quyền Trump công bố mức phí đối với tàu Trung Quốc cập cảng Hoa Kỳ Vietnet24h - Chính quyền Trump hôm thứ năm (17/4) đã công bố mức phí đối với tàu do Trung Quốc đóng.
Trung Quốc tăng thuế đối với hàng hóa của Hoa Kỳ lên 125%, gọi việc Trump tăng thuế là 'trò đùa' Vietnet24h - Trung Quốc đã tăng thuế nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ lên 125% vào thứ Sáu, đáp trả quyết định của Donald Trump khi nhắm vào nền kinh tế số 2 thế giới để áp thuế cao hơn, đồng thời bác bỏ chiến lược thuế quan của tổng thống Hoa Kỳ là "một trò đùa".
Phản ứng của thế giới và Việt Nam trước quy định tạm hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày của Chính quyền Washington Vietnet24h - Vào ngày 9 tháng 4 năm 2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố quyết định hoãn áp dụng thuế quan đối ứng trong 90 ngày đối với một số quốc gia, đồng thời giảm mức thuế xuống còn 10%, ngoại trừ Trung Quốc – nơi bị tăng thuế lên 125%.
Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo điện đàm với Tổng thống Donald Trump trước khi thuế quan 'có đi có lại' có hiệu lực Vietnet24h - Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã có cuộc điện đàm vào thứ Ba trước khi Trump áp dụng mức thuế "có đi có lại" là 25 phần trăm đối với hầu hết hàng hóa của Hàn Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ có hiệu lực từ ngày 9 tháng 4.
Một số nét chính trong chính sách thuế quan của Mỹ và dự báo tác động, ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam Vietnet24h - Mức thuế đối ứng 46% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam được công bố bởi Tổng thống Donald Trump vào ngày 2/4/2025, như một phần của chiến lược “có đi có lại” nhằm giảm thâm hụt thương mại song phương giữa Mỹ và các quốc gia đối tác, trong đó Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do thặng dư thương mại lớn với Mỹ.
AI for all – Samsung định hình ngôi nhà thông minh của tương lai Vietnet24h - Samsung không chỉ sản xuất thiết bị mà còn tạo ra hệ sinh thái AI hoàn chỉnh. Từ chiếc máy giặt tự động phân tích vết bẩn đến tủ lạnh gợi ý bữa ăn, hãng công nghệ Hàn Quốc đang tiên phong đưa AI vào cuộc sống hằng ngày theo cách thông minh và tinh tế hơn.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống Vietnet24h - Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Hàng tỷ đô la bị đe dọa: Kế hoạch bãi bỏ Đạo luật CHIPS của Trump khiến các nhà sản xuất chip Hàn Quốc lo lắng Vietnet24h - Bất ổn chính trị kéo dài khiến các công ty Hàn Quốc không còn quyền đàm phán với Hoa Kỳ.
Nỗ lực bãi bỏ Đạo luật CHIP của Trump gây ra cuộc tranh luận về Chiến lược bán dẫn của Hoa Kỳ Vietnet24h - Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tuyên bố ý định bãi bỏ Đạo luật CHIPs trong phiên họp chung của Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 4 tháng 3 (giờ địa phương).
Cổ phiếu công nghệ giảm 7% kể từ khi Trump nhậm chức vì chiến tranh thương mại làm gia tăng sự bất ổn Vietnet24h - Cổ phiếu công nghệ đã giảm hơn 7% kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.
Hàn Quốc công bố hơn 23 tỷ USD cho lĩnh vực chip khi Trump áp thuế đối với nhập khẩu chất bán dẫn Vietnet24h - Chính phủ Hàn Quốc sẽ trợ cấp cho việc xây dựng đường dây tải điện ngầm cho các cụm bán dẫn, cũng như tăng tỷ lệ tài trợ cho cơ sở hạ tầng trong các cụm công nghiệp tiên tiến.
Giám đốc thiết bị mới của Samsung kêu gọi "một Samsung" trong bối cảnh dao động về chip nội bộ Vietnet24h - Samsung Electronics bao gồm bộ phận DX, bao gồm các phân khúc thiết bị gia dụng và điện thoại thông minh, và bộ phận Giải pháp thiết bị (DS), phụ trách chip bán dẫn và bộ nhớ.
Apple ấp ủ “vũ khí bí mật” cho sinh nhật iPhone 20 tuổi Vietnet24h - iPhone 19 có thể trở thành sản phẩm quan trọng nhất trong lịch sử Apple kể từ sau iPhone X. Với thiết kế gập hoặc thân máy kính toàn phần, thiết bị được kỳ vọng là màn trình diễn đỉnh cao trong lễ kỷ niệm hai thập kỷ đổi mới.
Liên Hợp Quốc cảnh báo, AI có thể ảnh hưởng đến 40% việc làm và gia tăng bất bình đẳng giữa các quốc gia Vietnet24h - Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc cho biết trong một báo cáo rằng trí tuệ nhân tạo dự kiến ​​sẽ đạt giá trị thị trường 4,8 nghìn tỷ đô la vào năm 2033, tương đương với quy mô nền kinh tế của Đức.
Intel và TSMC ký thỏa thuận sơ bộ về đầu tư vào xưởng đúc chip Vietnet24h - Có báo cáo cho biết Intel, hiện đang có ban lãnh đạo mới, đã ký một thỏa thuận sơ bộ với TSMC liên quan đến các khoản đầu tư vào xưởng đúc.
Hyundai Motor Group mở nhà máy sản xuất xe điện được chào hàng rầm rộ tại Hoa Kỳ Vietnet24h - Hyundai Motor Group đã tổ chức lễ khai trương hoành tráng cho Hyundai Motor Group Metaplant America (HMGMA) tại Georgia vào thứ Tư (giờ địa phương), với mục tiêu đưa nơi này trở thành trụ cột sản xuất chính cho xe điện (EV) và xe hybrid của hãng sản xuất ô tô này.
Các gã khổng lồ công nghệ Hoa Kỳ đang đặt cược lớn vào robot hình người — nhưng Trung Quốc đã đi trước Vietnet24h - Sự phấn khích của các nhà đầu tư xung quanh robot ngày càng tăng khi có nhiều lời nhắc đến từ các nhà lãnh đạo công nghệ như Jensen Huang của Nvidia và các kế hoạch đầy tham vọng của Elon Musk của Tesla.
Giám đốc điều hành lượng tử của Google cho biết công nghệ 'còn 5 năm nữa mới có thể đột phá thực sự' Vietnet24h - Một trong những giám đốc điều hành cấp cao của Google chuyên nghiên cứu máy tính lượng tử cho biết ông tin rằng công nghệ này chỉ còn cách năm năm nữa là có thể chạy các ứng dụng thực tế mà máy tính hiện đại không thể tính toán được.
2 bằng sáng chế OLED của Solus Advanced bị công ty con của Samsung vô hiệu hóa Vietnet24h - Hai bằng sáng chế mới nhất mà Solus Advanced Materials nộp đã bị đối thủ Novaled, một công ty con của Samsung Group, vô hiệu hóa.
Đồng hồ gập của Apple: Bước đột phá đáng mong đợi Vietnet24h - Một bằng sáng chế mới của Apple hé lộ khả năng hãng đang phát triển Apple Watch có màn hình gập, giúp thiết bị linh hoạt hơn và hoạt động độc lập hơn. Nếu thành hiện thực, đây có thể là một trong những sản phẩm sáng tạo nhất của Apple.
Tái chế đất hiếm và cobalt: Apple đang viết lại công nghệ sản xuất thiết bị điện tử như thế nào? Vietnet24h - Với việc chuyển gần như toàn bộ nam châm và pin sang vật liệu tái chế, Apple đang ứng dụng những công nghệ phân loại, chiết tách và thu hồi tài nguyên tiên tiến nhất để tái định hình chuỗi cung ứng. Cuộc cách mạng “khai thác ngược” này không chỉ là giải pháp môi trường, mà còn là chiến lược dài hơi trong bối cảnh tài nguyên hiếm dần và chi phí leo thang.
Công nghệ đột phá: Trang phục tạo ra điện từ năng lượng Mặt Trời Vietnet24h - Công ty Toyoda Gosei của Nhật Bản đang thử nghiệm áo vest tích hợp pin năng lượng Mặt Trời perovskite siêu mỏng. Sản phẩm không chỉ cấp điện cho thiết bị nhỏ mà còn mở ra tiềm năng lớn trong ngành thời trang thông minh.
VinFast và BNI ký kết quan hệ đối tác chiến lược toàn diện để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và tăng trưởng bền vững Vietnet24h - VinFast và PT Bank Negara Indonesia (Persero) Tbk (BNI) đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) trong Đối thoại doanh nghiệp cấp cao Việt Nam-Indonesia với chủ đề "Việt Nam-Indonesia: Quan hệ đối tác vì sự tiến bộ và thịnh vượng".
Chủ tịch Tập đoàn SK gặp gỡ Tổng bí thư Tô Lâm thảo luận về hợp tác năng lượng Vietnet24h - Ông Chey đã có cuộc hội đàm với quan chức cấp cao của Việt Nam tại Hà Nội vào thứ Sáu (15/2), cùng với các giám đốc của SK Innovation E&S, SK Energy, SKC và SK Earth On.
Hội nghị năng lượng điện khai mạc tại Seoul giới thiệu nhiều công nghệ tiên tiến Vietnet24h - Một hội nghị về năng lượng điện đã khai mạc tại Seoul vào hôm nay, thứ Tư (12/2), để giới thiệu các công nghệ điện tiên tiến của các công ty trong và ngoài Hàn Quốc.
Tổng thống Trump ra lệnh cho Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, sẽ tuyên bố 'tình trạng khẩn cấp về năng lượng quốc gia' Vietnet24h - Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cho Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris.
Kế hoạch tái chế nhôm từ ô tô và lưu giữ toàn bộ tại Hoa Kỳ của một công ty khởi nghiệp Vietnet24h - Sortera cho biết họ là công ty duy nhất của Hoa Kỳ có công nghệ phân loại để tái sử dụng chất lượng cao nhất — tức là lấy nhôm từ nắp capo ô tô và đưa trở lại nắp capo ô tô.
Samsung Display đạt chứng nhận không rác thải hàng đầu Vietnet24h - Chứng nhận này được xác minh bởi UL Solutions, một tổ chức khoa học an toàn ứng dụng toàn cầu. Samsung Display đã được xếp hạng Bạch kim cho bốn cơ sở trong nước và bốn cơ sở khác ở nước ngoài.
Sự phát triển của AI và những thách thức đối với hệ thống điện Mỹ Vietnet24h - Các trung tâm dữ liệu AI đang ngày càng trở thành nguồn tiêu thụ năng lượng lớn, gây ra những áp lực đáng lo ngại đối với hệ thống lưới điện tại Mỹ. Với mục tiêu duy trì sự ổn định và bền vững, các tập đoàn công nghệ lớn đang tìm kiếm giải pháp năng lượng sạch như hạt nhân để đáp ứng nhu cầu này, nhưng điều này có đủ để giải quyết vấn đề lâu dài?
Đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng hạt nhân: kỳ vọng từ các cường quốc Vietnet24h - Khi các quốc gia như Nga, Pháp, và Mỹ đẩy mạnh phát triển năng lượng hạt nhân, thế giới đang chứng kiến một cuộc chuyển mình mạnh mẽ trong ngành năng lượng. Các thỏa thuận lớn và những bước tiến công nghệ đang mở đường cho một tương lai năng lượng sạch và bền vững hơn.