Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Vera Jourova cho biết, các công ty công nghệ đã tham gia quy tắc thực hành tự nguyện của Liên minh châu Âu (EU) chống thông tin sai lệch, trong đó có Tiktok, Microsoft và Meta, cần cảnh báo người dùng về nội dung do AI tạo ra. Mặc dù có những động lực tốt, nhưng vẫn có những "mặt tối" với những nguy cơ và khả năng gây hậu quả tiêu cực đối với xã hội.
Bộ quy tắc thực hành tự nguyện đặt ra các nguyên tắc tuân thủ phù hợp với việc kiểm duyệt nội dung của EU, tuy nhiên việc chống lại thông tin sai lệch sẽ trở thành nghĩa vụ pháp lý đối với tất cả mọi người theo Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) của EU, dự kiến có hiệu lực từ ngày 25/8 tới. Đề xuất này tuân theo những tiến bộ nhanh chóng trong AI tổng quát, từ tạo văn bản đến tạo hình ảnh và video siêu thực - vốn làm gia tăng mối lo ngại về việc công nghệ này có thể bị lạm dụng để truyền bá thông tin sai lệch.
Các công ty công nghệ bao gồm TikTok, Microsoft và Meta đã đăng ký thực hiện các quy tắc ứng xử tự nguyện của EU để chống lại thông tin sai lệch, nên cảnh báo người dùng về nội dung do AI tạo ra. Việc chống lại thông tin sai lệch sẽ trở thành nghĩa vụ pháp lý đối với tất cả mọi công ty, kể cả Twitter theo Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) của EU.
Đề xuất này tuân theo những tiến bộ nhanh chóng trong AI tổng quát, từ tạo văn bản đến tạo hình ảnh và video siêu thực - vốn làm gia tăng mối lo ngại về việc công nghệ này có thể bị lạm dụng để truyền bá thông tin sai lệch.
Do đó, Phó Chủ tịch EC nhấn mạnh các nền tảng trực tuyến cần đánh dấu nội dung do AI tạo ra để người dùng bình thường có thể thấy rõ rằng một số nội dung văn bản, hình ảnh hoặc video nhất định vốn không phải do con người tạo ra.
EC cũng đã đề xuất Đạo luật AI để điều chỉnh các ứng dụng có rủi ro cao và cấm những ứng dụng nguy hiểm nhất.
EU đang nỗ lực đi đầu trong việc đưa ra các quy phạm điều chỉnh đối với công nghệ trí tuệ nhân tạo. Dự kiến, Nghị viện châu Âu sẽ thảo luận tổng thể về đạo luật AI của khối trong tháng này.