"Đây là một quyết định đơn phương", cố vấn tổng thống Harindra Dassanayake cho biết, đồng thời giải thích rằng các thông tin sai lệch và ngôn ngữ kích động có thể lan rộng, khiến tình hình bạo lực gia tăng.
Chiều chủ nhật, ngày 21/4 (theo giờ Việt Nam) đã xảy ra 8 vụ đánh bom liên tiếp nhằm vào nhà thờ, khách sạn tại Sri Lanka, khiến ít nhất 207 người thiệt mạng.
Đài quan sát Internet NetBlocks cho biết rất nhiều dịch vụ mạng xã hội như Facebook, YouTube, Instagram,... đã không còn truy cập được trên toàn bộ lãnh thổ Sri Lanka ngay sau khi xảy ra vụ tấn công. Bên cạnh đó, ngay cả các ứng dụng nhắn tin, gọi điện như WhatsApp, Viber cũng được giới chức Sri Lanka cân nhắc để chặn.
Nguyên nhân được các quan chức nước này đưa ra là tạm thời ngăn chặn sự lan truyền thông tin sai lệch và giảm căng thẳng về cuộc tấn công được xem là đến từ các phần tử khủng bố cực đoan cho đến khi kết thúc cuộc điều tra.
Sau các vụ khủng bố, Chính phủ Sri Lanka đã ban bố lệnh giới nghiêm từ 18h00 hôm trước đến 6h00 sáng hôm sau trên toàn quốc. Lệnh giới nghiêm có hiệu lực ngay lập tức và chưa rõ khi nào sẽ dỡ bỏ.
Các nước tiếp tục lên án vụ tấn công và bày tỏ chia buồn với Sri Lanka.
Sri Lanka không phải là quốc gia duy nhất từng đưa ra quyết định chặn tạm thời các trang mạng xã hội và dịch vụ truyền thông. Trước đó, chính phủ nước Cộng hoà Công-gô từng ra lệnh cắt bỏ Internet và dịch vụ tin nhắn SMS trên toàn quốc gia để ngăn chặn các cuộc biểu tình phản đối lật đổ Tổng thống Joseph Kabila.
Iran cũng từng tạm thời chặn quyền truy cập vào Telegram và Instagram khi họ cố gắng ngăn chặn các cuộc biểu tình vì lo ngại kinh tế (đặc biệt là lạm phát) xảy ra tại quốc gia này, nhằm "duy trì hòa bình". Một số quốc gia khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập,... cũng từng không dưới một lần côn
Trong khi đó, 3 nước vùng Vịnh là Bahrain, Qatar và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cũng ra tuyên bố thông qua các bộ ngoại giao của mình lên án loạt vụ tấn công trong lễ Phục sinh ở Sri Lanka. UAE kêu gọi "cộng đồng quốc tế trừng phạt khủng bố nhằm đảm bảo hòa bình và an ninh quốc tế".
Trong một tuyên bố, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cũng đã nhắc lại vụ xả súng ngày 15/3 vừa qua tại hai đền thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch của New Zealand làm 50 người thiệt mạng, và nêu rõ: "New Zealand lên án tất cả các hành động khủng bố dưới mọi hình thức, ủng hộ tự do tôn giáo và quyền được cầu nguyện an toàn".
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand cho biết hiện chưa có thông tin nào về công dân nước này trong số các nạn nhân.