Chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025 định hướng 3 trụ cột chính trong chuyển đổi số toàn diện, gồm Chính phủ số, Xã hội số và Kinh tế số. Theo số liệu Khảo sát của Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2020, quan điểm và nhận thức về tầm quan trọng của công nghệ số đã thay đổi và có chiều hướng gia tăng đáng kể từ Covid-19.
Hơn 80% các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam đang có xu hướng áp dụng công nghệ số trong hoạt động và quản lý. Theo nhận định của VCCI, nhìn chung mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ số của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn ở mức thấp. Điều này tồn tại cả từ vấn đề nhận thức, quyết tâm, cho đến các hành động cụ thể để đưa hoạt động của doanh nghiệp lên không gian số.
Điều cũng đã được ghi nhận bởi các tổ chức quốc tế. Theo nghiên cứu mức độ trưởng thành về số hóa của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) của IDC - Cisco năm 2020, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có mức độ sẵn sàng chuyển đổi số nằm ở mức thấp nhất trong các quốc gia được khảo sát.
Đánh giá chung của IDC - Cisco cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam đang ở mức Digital Indifferent (các công ty tập trung hiệu quả chi phí, chưa đầu tư vào chuyển đổi số, hầu hết các quy trình đều do con người thực hiện, thiếu kỹ năng số).
Theo báo cáo "Nền kinh tế số Đông Nam Á 2019" (e-Conomy Southeast Asia 2019) do Google, Temasek và Bain công bố ngày 3/10/2019 tại TPHCM, Hà Nội và TPHCM là 2 trong 7 thành phố lớn phát triển kinh tế số, trực tiếp góp phần đưa Việt Nam dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế số trong khu vực Đông Nam Á, với trung bình tăng 38%/năm (so với 33% của cả khu vực tính) từ năm 2015. Kinh tế số Việt Nam năm 2019 trị giá 12 tỉ USD (đóng góp 5% GDP quốc gia), cao gấp 4 lần so với giá trị của năm 2015 và dự đoán chạm mốc 43 tỉ USD vào năm 2025, với các lĩnh vực: Thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe công nghệ…
Theo một nghiên cứu công bố tại hội thảo “Lãnh đạo và quản lý trong thời đại chuyển đổi số” sáng 2-7 tại Hà Nội, các doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn sử dụng công nghệ số để vận hành đã giúp doanh nghiệp tăng doanh thu đến 34%, giúp tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, thời gian in ấn và sắp xếp và tìm kiếm tài liệu, lưu trữ, hỗ trợ hoạt động dễ kiểm soát và lên kế hoạch phát triển kinh doanh. Từ 15 năm nay, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội Hapro đã đầu tư mạnh cho thương mại điện tử. Chính vì lẽ đó, mỗi năm xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đạt khoảng khoảng 100 triệu USD và hàng ngày công ty đã xuất khẩu khoảng từ 12 - 15 công hàng hóa đi khắp các thị trường trên thế giới tới gần 80 quốc gia. Thương mại điện tử đã tạo cho doanh nghiệp sức cạnh tranh tốt hơn trên thương trường. Theo bà Định Thị Thúy, Tổng giám đốc MISA, thống kê từ các doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp gấp 2-3 lần.
Theo khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội công bố tại tọa đàm trực tuyến về “Chuyển đổi số trong công tác điều hành quản trị doanh nghiệp” ngày 20-8, thì có tới 90% doanh nghiệp quan tâm chuyển đổi số, quản trị số; Tuy nhiên chỉ có 40% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư chuyển đổi số.
Để giải quyết vấn đề này, MobiFone ra mắt Smart Office, một tập hợp các giải pháp điều hành doanh nghiệp 4.0, tích hợp tất cả các ứng dụng cần thiết cho hoạt động văn phòng của doanh nghiệp trên một nền tảng hợp nhất.
Doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hiệu quả và giảm thiểu chi phí trong hoạt động doanh nghiệp, tự động hóa các quy trình thủ tục, xây dựng văn phòng điện tử không giấy tờ. Bên cạnh công tác số hóa văn bản, bộ sản phẩm còn giúp số hóa các hoạt động như họp trực tuyến, quản lý điều hành các cuộc họp, quản lý nhân sự, tài sản, dự án, cộng tác nội bộ...
MobiFone Smart Office cung cấp một bộ sản phẩm văn phòng điện tử và là giải pháp hỗ trợ vận hành doanh nghiệp trên một hệ sinh thái toàn diện, linh hoạt. Với mức chi phí hợp lý, giải pháp này đặc biệt phù hợp để phục vụ cho nhu cầu chuyển đổi số các doanh nghiệp, nhất là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sau khi bắt đầu thử nghiệm từ những vấn đề nhỏ, doanh nghiệp có thể tăng dần mức độ thâm nhập công nghệ số bằng việc xây dựng một lộ trình chuyển đổi số phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Bên cạnh đó, để có thể chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần lựa chọn đối tác công nghệ tin cậy, có chuyên môn để cùng đồng hành trên chặng đường chuyển đổi. Đó phải là đơn vị sở hữu sẵn nền tảng công nghệ, có thể đáp ứng một cách linh hoạt các nhu cầu đa dạng, chuyên biệt của từng khách hàng.