Giám đốc điều hành của Intel, Pat Gelsinger cho biết, động thái này là bước đi mới nhất trong nỗ lực nhằm vực dậy vận mệnh của công ty bằng cách khôi phục vị thế là một nhà thiết kế chip tiên tiến và trở thành nhà sản xuất chip hàng đầu. Vào năm 2020, nhà sản xuất chip đồ họa Nvidia Corp đã vượt qua Intel để trở thành công ty bán dẫn có giá trị nhất của Hoa Kỳ. Năm ngoái, Samsung Electronics Co. đã vượt qua Intel để trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất tính theo doanh thu hàng quý.
Năm ngoái, Intel cho biết họ đã lên kế hoạch đầu tư lớn vào sản xuất chip ở Arizona và New Mexico và cam kết khoảng 95 tỷ USD đối với lĩnh vực sản xuất ở châu Âu.
Cơ sở của Intel dự kiến sẽ tạo ra 3.000 việc làm lâu dài tại địa điểm mới ở Ohio. Tạp chí Time trước đó đã đưa tin về khoản đầu tư vào Ohio của Intel.
Sự kết hợp giữa nhu cầu chip mạnh mẽ, tình trạng thiếu hụt chip và các chính phủ sẵn sàng trợ cấp cho các nhà máy sản xuất chất bán dẫn đã tạo nên làn sóng đầu tư giữa các công ty. Năm ngoái, Samsung cho biết họ sẽ chi hơn 205 tỷ USD trong ba năm tới, ưu tiên sản xuất chip và tiết lộ khoản đầu tư 17 tỷ USD vào Taylor, Texas. Taiwan Semiconductor Manufacturing Co., nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, cho biết họ sẽ chi 100 tỷ USD trong ba năm tới để tăng năng lực sản xuất. Các công ty chip khác như Micron Technology Inc. và Texas Instruments Inc., cũng đã chi tiết hóa các kế hoạch đầu tư mới.
Ông Gelsinger cho biết trạng thái thiếu chip sẽ bắt đầu được cải thiện trong năm nay, dù thiếu hụt nguồn cũng có thể kéo dài đến năm 2023.
Để giúp xây dựng các nhà máy chip và giảm nguy cơ gián đoạn cung cấp nguồn cung trong tương lai tại thị trường nội địa, Hoa Kỳ và châu Âu đã ban hành các gói hỗ trợ. Quốc hội đang làm việc để thông qua luật hỗ trợ các tư vấn đầu tư của các công ty chip ở Hoa Kỳ.
Năm ngoái, Thượng viện Hoa Kỳ phê duyệt 52 tỷ USD hỗ trợ nghiên cứu và sản xuất chất bán dẫn, mặc dù luật vẫn cần thông qua Hạ viện.