Temu, một nhà bán lẻ trực tuyến có trụ sở tại Boston có cùng chủ sở hữu với gã khổng lồ thương mại xã hội Trung Quốc Pinduoduo, đã nhanh chóng trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ, vượt qua cả Amazon và Walmart.
Sàn thương mại điện tử Temu bán hầu hết mọi thứ - từ hàng gia dụng, quần áo đến đồ điện tử. Họ cũng đã tung ra một đoạn quảng cáo khuyến khích người tiêu dùng hãy "mua sắm như một tỷ phú".
Mới đây, ứng dụng này cũng số tiền không nhỏ để ký hợp đồng quảng cáo trong sự kiện thể thao Super Bowl.
“Thông qua sân khấu lớn nhất, chúng tôi muốn nói với người tiêu dùng rằng, họ có thể mua sắm tự do với mức giá Temu đưa ra”, đại diện phát ngôn của Temu nói với CNN.
Theo Statista, việc Temu quảng cáo tại Super Bowl 2023 với độ dài 30 giây tiêu tốn trung bình khoảng 7 triệu USD. Thông điệp bên trong như một lời tuyên bố của Temu với khách hàng, rằng mọi người hãy “vung tiền” bằng cách mua nhiều đồ giá rẻ. Một bộ đồ bơi nữ trên Temu chỉ có giá 6,5 USD, trong khi một cặp tai nghe không dây có giá 8,5 USD, dao cạo chân mày cũng chỉ có giá 0,9 USD.
Những mức giá thấp đáng ngạc nhiên này - ít nhất là theo tiêu chuẩn phương Tây đã được khiến nhiều người liên tưởng đến sàn thương mại điện tử Shein, công ty thời trang nhanh mới nổi của Trung Quốc cũng cung cấp nhiều lựa chọn quần áo và đồ gia dụng giá rẻ. Shein cũng đã thâm nhập đáng kể vào các thị trường bao gồm cả Hoa Kỳ.
Theo Coresight Research, Shein được coi là một trong những đối thủ cạnh tranh của Temu, cùng với nhà bán lẻ giảm giá Wish có trụ sở tại Hoa Kỳ và AliExpress của Alibaba.
Kể từ khi ra mắt vào tháng 9 năm 2022, ứng dụng này đã được tải xuống 24 triệu lần, thu hút hơn 11 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, theo Sensor Tower. Ứng dụng này đã xếp hạng số 1 trên cửa hàng ứng dụng của Apple trong phần lớn năm 2023.
Trong quý 4 năm ngoái, số lượt cài đặt ứng dụng tại Hoa Kỳ cho Temu đã vượt quá số lượt cài đặt của Amazon, Walmart và Target, theo Abe Yousef, nhà phân tích cấp cao tại công ty phân tích Sensor Tower.
Ông Michael Felice, một luật sư tại công ty tư vấn Kearney, cho biết Temu trở nên nổi bật chỉ đơn giản bằng cách bán sản phẩm mà không nâng giá cao. “Tuy nhiên, người tiêu dùng Mỹ đôi khi sẽ không sẵn sàng chấp nhận mức giá của Temu vì quan niệm rằng đồ rẻ thường không tốt”.
Bà Deborah Weinswig, CEO của Coresight Research, cảnh báo còn quá sớm để khẳng định liệu Temu có thể duy trì mức giá cực thấp, giao hàng miễn phí và các ưu đãi khác hay không. “Temu đặt mục tiêu tiếp tục thử nghiệm về tiếp thị và cung cấp dịch vụ, nhờ vào công ty mẹ giàu có. Nó ra mắt vào đúng thời điểm thích hợp, khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh lạm phát và bất ổn kinh tế”.
Theo các chuyên gia, bí kíp chung của các nền tảng xuất xứ Trung Quốc nhằm thu hút lượng lớn người dùng là luôn đặt lợi thế về giá lên hàng đầu. Trong đó, Shein được biết đến là hãng thời trang nhanh đến từ Trung Quốc với giá bán thấp đến khó tin, thậm chí mỗi chiếc áo thun chỉ có giá từ 2 – 5 USD mỗi chiếc nhưng vẫn mang lại lợi nhuận
Sự ra mắt của Temu đã đến vào thời điểm thích hợp, khi người tiêu dùng bắt đầu chú ý nhiều hơn đến giá cả và thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh lạm phát vẫn còn cao.
Ứng dụng Temu phát âm là "tee-moo", được ra mắt vào năm ngoái bởi PDD Holdings. Hãng này cũng là công ty mẹ của Pinduoduo, một trong những nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất của Trung Quốc với khoảng 900 triệu người dùng. Nền tảng này nổi tiếng nhờ mô hình mua chung, cho phép người tiêu dùng tiết kiệm chi phí thông qua việc nhờ bạn bè cùng mua một sản phẩm với số lượng lớn.
Trên trang web của mình, Temu cho biết, họ sử dụng mạng lưới sâu rộng, được xây dựng qua nhiều năm để cung cấp nhiều loại sản phẩm chất lượng với giá cả phải chăng.