Đạo luật CHIPS (Tạo các biện pháp khuyến khích hữu ích để sản xuất chất bán dẫn) là một đạo luật liên bang của Hoa Kỳ được ban hành vào ngày 9 tháng 8 năm 2022, được thiết kế để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn ở Hoa Kỳ nhằm giành lợi thế trước Trung Quốc trong các lĩnh vực liên quan.
Để nhận tiền từ quỹ Đạo luật CHIPS, các nhà sản xuất chip phải đồng ý không mở rộng công suất ở "các nước ngoài có liên quan", chẳng hạn như Trung Quốc, trong một thập kỷ và không thể tham gia vào bất kỳ nỗ lực nghiên cứu hoặc cấp phép chung nào với các quốc gia này liên quan đến các công nghệ nhạy cảm, theo quy định của Bộ Thương mại Hoa Kỳ.
Với đạo luật sắp bắt đầu chấp nhận đơn đăng ký từ các đối tác tiềm năng, Liu cho biết một số hạn chế nhất định đi kèm với các khoản trợ cấp sẽ khiến các đồng minh tiềm năng gặp bất lợi.
Tuy nhiên, ông không nói rõ những hạn chế đó là gì.
Liu đã đưa ra tuyên bố tại cuộc họp của các thành viên Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Đài Loan được tổ chức hôm thứ Năm (30/3). Liu giải thích rằng các cuộc đàm phán tiếp theo sẽ phải được tổ chức với Hoa Kỳ để hoạt động của các công ty Đài Loan như TSMC sẽ không bị ảnh hưởng xấu mà thay vào đó sẽ được hưởng mối quan hệ đối tác có lợi cho Đài Loan và Hoa Kỳ.
Ông Liu cũng cho biết, quan hệ Mỹ-Trung ngày càng xấu đi vào năm 2022, cuộc chiến của Nga với Ukraine và căng thẳng Đài Loan-Trung Quốc đã tạo ra nhiều bất ổn trong dây chuyền lắp ráp toàn cầu.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan tiếp tục vượt trội, với tổng doanh thu năm ngoái tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 162,3 tỷ USD. Song, để Đài Loan duy trì lợi thế của mình trong thời gian dài, cần phải rót thêm kinh phí và nguồn lực vào nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu triển vọng, Liu nói thêm.
Cũng theo Mark Liu nói, Đài Loan cũng nên phát triển các công nghệ then chốt để đảm bảo rằng họ có thể sản xuất các thiết bị bán dẫn thượng nguồn và vật liệu tiên tiến, nhằm củng cố vị trí hàng đầu của mình trong ngành công nghiệp bán dẫn.