Nỗ lực trên được thiết kế để ngăn chặn các chiến dịch tung tin sai lệch trên diện rộng có thể ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử.
The New York Times cho biết phòng này có cơ chế hoạt động tương tự phòng theo dõi thông tin mà Facebook đã lập vào tháng 10/2018 trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018 ở Mỹ và cuộc bầu cử ở Brazil.
Facebook cũng thành lập một trung tâm giám sát thông tin tương tự ở Delhi, trước thềm cuộc bầu cử năm nay tại Ấn Độ.
Hai tờ báo trên cũng cho biết phòng giám sát thông tin mới này, đặt tại trụ sở Facebook châu Âu ở Ireland, mở trong suốt thời gian của cuộc bầu cử sắp tới - diễn ra từ ngày 23 đến 26/5.
Người đứng đầu chính sách an ninh mạng của Facebook, ông Nathaniel Gle Rich, lưu ý rằng Facebook không thể tự xử lý vấn đề này, “thực tế là bạn cần nhiều người tập trung vào vấn đề càng tốt”.
Ông phác thảo rằng công ty đang tiếp cận theo hai cách: sử dụng trí thông minh nhân tạo để gây khó khăn cho các tài khoản xấu trên hệ thống của mình và nhanh chóng gỡ bỏ các tài khoản đó. The Times cũng lưu ý rằng Facebook đang chơi một loại trò chơi mèo đuổi chuột, phản ứng đến các nhóm khi họ thay đổi phương pháp của mình để khắc phục những thay đổi mà nó đưa ra. Về lâu dài, Gle Rich cho biết họ đang tăng cường làm việc để giám sát chặt chẽ Facebook, khiến các tài khoản xấu khó phát tán thông tin sai lệch trên nền tảng của mình.
Vào tháng 1, Facebook đã công bố một loạt các công cụ mới mà sau này sẽ ra mắt vào tháng 3, được thiết kế để giúp ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài trong cuộc bầu cử sắp tới và làm cho quảng cáo chính trị trên Facebook trở nên minh bạch hơn.
The Guardian lưu ý rằng phòng giám sát thông tin này có khoảng 40 người, thông thuộc tất cả 24 ngôn ngữ chính thức của EU. Nhóm này sẽ xem xét các nội dung bị gắn cờ bởi hệ thống tự động hoặc bởi người dùng và đưa ra khuyến nghị về việc có nên gỡ bỏ hay không.