Theo PhoneArena, ZTE đã đệ đơn lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ để yêu cầu đình chỉ lệnh cấm nhận hàng xuất khẩu Mỹ, đồng thời công ty này cũng gửi một hồ sơ tới Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông rằng: “Do kết quả của việc từ chối đơn hàng, hoạt động chính của công ty đã ngừng. Hiện tại, công ty vẫn duy trì đủ tiền mặt và tuân thủ nghiêm ngặt các nghĩa vụ thương mại của mình tuân theo luật pháp và các quy định”.
Như đã biết trước đó, do ZTE bán hàng hóa và dịch vụ cho Iran và Bắc Triều Tiên nên nhà sản xuất thiết bị mạng và smartphone Trung Quốc đã bị Bộ Thương mại Mỹ phạt 1,19 tỷ USD và cấm nhận hàng xuất khẩu của Mỹ trong 7 năm, đến tận tháng 3/2025.
ZTE đang là nhà cung cấp smartphone lớn thứ 4 ở các bang tại Mỹ với 9,5% thị phần. Hiện tại, ZTE đang cố gắng đề nghị Bộ Thương mại Mỹ trì hoãn lệnh cấm. Công ty đã phải tắt trang web trực tuyến của mình cũng như gỡ danh sách sản phẩm khỏi các nhà bán lẻ trực tuyến tại Trung Quốc như nền tảng Taobao của Alibaba Group. Công ty dường như đã mất quyền truy cập vào một phần chuỗi cung ứng của mình tại Mỹ, bao gồm chip Snapdragon của Qualcomm và giấy phép cho phép cài đặt phiên bản Google Play Service của hệ điều hành Android nguồn mở.
Nguyên nhân của sự việc là ZTE bị cáo buộc nói dối về sự tuân thủ của mình. Nê họ không có quyền kháng cáo hành chính theo quy định của cơ quan. Trong một hồ sơ mà công ty vừa gửi lên sàn chứng khoán Thâm Quyến, ZTE nói rằng họ đã cung cấp cho Bộ Thương mại Mỹ với các thông tin bổ sung được yêu cầu. ZTE nói rằng lệnh cấm là không thể chấp nhận và đe dọa sự tồn tại của công ty này.
Rõ ràng, ZTE đang gặp khó khăn với lệnh cấm của Mỹ. Tại Trung Quốc, các hành động của Bộ Thương mại Mỹ chống lại ZTE được coi là một chiến thuật liên quan đến cuộc chiến thương mại mà chính quyền Mỹ khởi xướng do không hài lòng với thâm hụt thương mại lớn mà Mỹ gặp phải trước Trung Quốc.
Được biết, ngoài hành động với ZTE, chính quyền Mỹ còn yêu cầu tăng mức thuế quan 25% cho hơn 1.300 sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc. Để trả đũa, Trung Quốc đã đề xuất một mức thuế tương tự đối với hàng nhập khẩu của Mỹ. Vào cuối tháng này (22/5), sẽ có các phiên điều trần công khai tại Mỹ về thuế quan sau khi nhận các phản ứng đến từ các công ty Mỹ.
Không chỉ ZTE, gần đây Mỹ cho biết họ cũng đang điều tra nhà sản xuất smartphone Trung Quốc Huawei, vì vi phạm các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Tuy nhiên nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba trên thế giới này có một số lợi thế so với ZTE. Đầu tiên, công ty thiết kế và sử dụng chipset Kirin của riêng mình, và hãng đã phát triển hệ điều hành riêng.