Tin VEIA
Khắc phục điểm nghẽn logistics tại Đông Nam Bộ để tạo động lực phát triển kinh tế
Mộc Đức - Thứ Ba, 19/07/2022 4:24 CH
Vietnet24h - Đây là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết 53-NQ/TW năm 2005 và Kết luận 27-KL/TW năm 2012 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

tăng tVừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Kết luận số 27-KL/TW ngày 2/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW.

Cần khắc phục điểm nghẽn về hậu cần

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - cho biết: Phát triển công nghiệp công nghệ cao và nâng cấp hệ thống dịch vụ logistics là vấn đề then chốt, là xu thế tất yếu để thúc đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh và bền vững đối với mọi quốc gia, nhất là đối với nền kinh tế đã có độ mở rất cao (trên 200%) như nước ta. Bởi các ngành này được ví như “bộ não” và “động mạch” của nền kinh tế quốc dân, có vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực sản xuất mới gắn với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và kết nối, hỗ trợ, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

“Việt Nam có vị trí địa chính trị, kinh tế thuận lợi; là một trong những nước đi đầu trong tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới; hiện là một trong 20 quốc gia hàng đầu về thương mại quốc tế. Đây là những lợi thế riêng có, là nền tảng quan trọng để Việt Nam phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ logistics, đặc biệt là đối với khu vực đang giữ vai trò “đầu tàu” của nền kinh tế - một trong những trọng điểm công nghiệp của đất nước như vùng Đông Nam Bộ”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 53 và gần 10 năm thực hiện Kết luận 27 của Bộ Chính trị, vùng Đông Nam Bộ đã đạt được những bước phát triển quan trọng về kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh; khẳng định vai trò là “đầu tàu” kinh tế của cả nước, dẫn đầu về phát triển công nghiệp, thu hút FDI và góp phần giúp Việt Nam từng bước trở thành “công xưởng” của thế giới, với nhiều dự án quy mô lớn, sản phẩm có thương hiệu trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao (điển hình là các tập đoàn công ty hàng đầu thế giới như Intel, Sanofi, Samsung…); đồng thời đây cũng là khu vực tập trung hạ tầng logistics quan trọng của đất nước, đảm nhận 45% tổng khối lượng hàng hóa và hơn 60% khối lượng hàng container của cả nước (thông qua hệ thống cảng biển lớn như cảng Cát Lái, Cái Mép - Thị Vải); hỗ trợ tích cực cho các vùng kinh tế khác để tiêu thụ và xuất nhập khẩu hàng hóa.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng chỉ ra những bất cập, hạn chế mà vùng cần khắc phục như: Phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao còn phụ thuộc nhiều vào khu vực đầu tư nước ngoài; Tỷ lệ nội địa hóa các ngành chế tạo, điện tử tin học, viễn thông, điện tử chuyên dụng đạt thấp (chỉ từ 5 -15%); Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Dịch vụ logistics phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng; chi phí logistics còn cao; sự liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất - xuất nhập khẩu và doanh nghiệp logistics hiệu quả thấp; chưa hình thành được các trung tâm logistics quy mô lớn, có vai trò trung chuyển hàng hóa đa phương thức của vùng. Tắc nghẽn về giao thông, hạn chế về cơ sở hạ tầng và thiếu sự kết nối, hợp tác liên kết vùng - là những nút thắt phát triển logistics của vùng Đông Nam Bộ.

Để khắc phục các hạn chế nêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giúp vùng tiếp tục phát triển hiệu quả các điểm tiềm năng, lợi thế của vùng trong phát triển công nghiệp, công nghệ cao và dịch vụ logistics gồm:

Một là, đẩy nhanh việc xây dựng hoàn thành Quy hoạch các tỉnh, thành phố và Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh, đảm bảo cân đối vùng, miền và phù hợp với định hướng Quy hoạch Quốc gia, các Quy hoạch ngành Quốc gia, trong đó cần xác định việc ưu tiên phát triển công nghiệp, công nghệ cao và logistics là điều kiện quan trọng, xu thế tất yếu để đảm bảo phát triển nhanh và bền vững. Theo đó cần xây dựng các định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển phù hợp và bố trí không gian hợp lý nhằm khơi thông các điểm nghẽn về hạ tầng, khắc phục hạn chế về liên kết vùng và khai thác phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của cả vùng và từng địa phương.

Hai là, tiếp tục nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách đồng bộ, đủ mạnh và khả thi, nhằm đa dạng hóa các hình thức đầu tư để thúc đẩy phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, đặc biệt là hình thành các định chế tài chính mới xứng tầm khu vực ASEAN tại Thành phố Hồ Chí Minh; phát triển hạ tầng giao thông và hạ tầng trung tâm logistics, đảm bảo tính kết nối nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh của vùng; đồng thời chủ động tạo quỹ đất sạch và hạ tầng đồng bộ tại các khu, cụm công nghiệp để thu hút các công ty, tập đoàn kinh tế lớn, có kinh nghiệm, uy tín năng lực về tài chính, công nghệ và quản trị, có năng lực tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu vào đầu tư sản xuất kinh doanh ổn định, lâu dài, góp phần đưa vùng Đông Nam Bộ thật sự trở thành trung tâm phát triển công nghiệp, công nghệ cao, trung tâm dịch vụ logistics của đất nước khu vực và thế giới.

Ba là, chú trọng quy hoạch và đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, chủ động xây dựng, hoàn thiện hạ tầng xã hội, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống - sinh hoạt của người lao động; Có chính sách hỗ trợ đầu tư cho một số trường đại học - cao đẳng nghề trọng điểm trong vùng để nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, nhất là các công nghệ cơ bản và xây dựng các chương trình đào tạo tiên tiến về công nghiệp, công nghệ cao và logistics; Chú trọng đào tạo theo modul, gắn đào tạo với thực hành để hình thành đội ngũ người lao động tinh thông kiến thức, tay nghề, kỹ năng và có tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới.

Bốn là, đẩy mạnh thực hiện liên kết vùng trong phát triển các ngành công nghiệp, công nghệ cao và hệ thống logistics, nhất là liên kết hạ tầng giao thông, hệ thống trung tâm lưu chuyển hàng hóa đến các trung tâm logistics và liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất - xuất nhập khẩu với doanh nghiệp logistics. Tạo cơ chế đột phá để xây dựng các tập đoàn mạnh về logistics. Đổi mới công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phân phối hàng hóa qua nền tảng số và các kênh thương mại điện tử; đồng thời tiếp tục khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do mà nước ta đã ký kết để phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, công nghệ cao và dịch vụ logistics.

Năm là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính. Chú trọng rà soát, tiếp tục cắt giảm mạnh mẽ, phân cấp nhiều hơn và xây dựng chế tài, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc hành chính; chú trọng nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 ở hầu hết các thủ tục, hướng đến phát triển chính quyền số, nhằm rút ngắn thời gian và tiết giảm thực chất chi phí cho doanh nghiệp, người dân, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và lợi thế thu hút đầu tư của các địa phương trong vùng.s

Để tiếp tục thúc đẩy vùng Đông Nam Bộ phát triển tương xứng với vai trò là “đầu tàu”, “cực động lực” tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố phía Nam và cả nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định: Bộ Công Thương thống nhất sự cần thiết ban hành mới Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ; đồng thời có cơ chế điều phối vùng và cơ chế đối thoại thường xuyên - đột xuất giữa các bộ, ngành với các địa phương, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn - vướng mắc; khai thác có hiệu quả các tiềm năng - lợi thế của vùng cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. Đây là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; diện tích trên 30,5 ngàn km2 (9,2% diện tích của cả nước); dân số khoảng 21,9 triệu người (22% dân số cả nước); GRDP chiếm hơn 35% cả nước; đóng góp trên 40% tổng thu ngân sách; thu nhập bình quân đầu người cao gấp 1,58 lần, đô thị hóa gấp 1,8 lần trung bình cả nước.

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 53 và Kết luận số 27 thể hiện sự quan tâm đặc biệt, và là chủ trương có ý nghĩa chiến lược nhằm huy động cao nhất các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của vùng để phát triển mạnh, đi đầu cả nước, là cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực.

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 53, cơ cấu kinh tế của vùng dịch chuyển theo hướng hiện đại, tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo có xu hướng tăng, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng cao vượt mục tiêu đặt ra; tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ của vùng cao nhất cả nước; các ngành dịch vụ chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, logistics, viễn thông, vận tải, du lịch phát triển mạnh; đóng góp vào ngân sách cả nước của vùng Đông Nam bộ và cao nhất trong 6 vùng kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, năng suất lao động của vùng đạt mức cao nhất cả nước (năm 2020 đạt 265,3 triệu đồng/lao động) thể hiện chất lượng, trình độ tiến bộ của kinh tế vùng ở mức cao. Đã hình thành trung tâm công nghiệp hàng đầu của cả nước tại vùng, đóng góp tỷ trọng lớn trong xuất khẩu, tạo việc làm, thu ngân sách nhà nước.

Kinh tế tư nhân của vùng phát triển năng động, mạnh mẽ. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới cao nhất cả nước, tăng khoảng 81% trong giai đoạn 2011- 2020, chiếm 41,4% số lượng doanh nghiệp. Vùng là địa bàn thu hút FDI, phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn nhất cả nước.

Trong vùng, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại lớn nhất, là động lực lôi kéo, thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước và nhất là khu vực phía Nam. Bên cạnh đó, các lĩnh vực văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo đạt một số kết quả nổi bật.

Làm gì để thu hút lao động giỏi trong ngành Điện tử Việt Nam? Vietnet24h - Trong bối cảnh phục hồi và phát triển sau đại dịch Covid-19, Việt Nam đang đứng trước cơ hội hiếm có để tạo ra nhiều việc làm tốt hơn, môi trường làm việc tốt hơn, nâng cao năng suất và nâng tầm kỹ năng lao động trong chuỗi cung ứng điện tử.
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (VIETNAM EXPO 2025): Đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trong “Kỷ nguyên vươn mình” Vietnet24h - Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 quy tụ trên 400 doanh nghiệp trưng bày tại 500 gian hàng đến từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là hội chợ thương mại có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam từ năm 1991 do Bộ Công Thương Việt Nam chủ trì, Cục Xúc tiến thương mại chỉ đạo và Công ty VINEXAD tổ chức.
HÀNG LOẠT CƠ HỘI KẾT NỐI, GIAO THƯƠNG GIỮA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ ẤN ĐỘ TẠI INDIASOFT 2025 Vietnet24h - INDIASOFT 2025 là sự kiện toàn cầu nổi bật do Hội đồng xúc tiến xuất khẩu phần mềm máy tính và điện tử (ESC) của Ấn Độ tổ chức. từ ngày 19 đến 21 tháng 3 năm 2025 đã thành công tốt đẹp.
ELECRAMA 2025: Triển lãm lớn nhất Nam Á về Thiết bị và linh kiện điện tại Ấn Độ đã diễn ra thành công Vietnet24h - ELECRAMA là triển lãm hàng đầu của hệ sinh thái ngành công nghiệp điện Ấn Độ và là triển lãm độc lập lớn nhất trong ngành thiết bị và linh kiện điện, đồng thời cũng là triển lãm T&D lớn nhất thế giới, là cánh cổng dẫn đến thế giới điện.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế Ấn Độ - Việt Nam Vietnet24h - Ngày 24 tháng 12 năm 2024, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam đã tổ chức một diễn đàn chủ đề "Cuộc gặp gỡ Ấn Độ - Việt Nam về Hợp tác Kinh tế" nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam.
Sắp diễn ra hội thảo “Vai trò của chất kết dính băng keo trong chuỗi cung ứng điện tử” Vietnet24h - Hội thảo: “Vai trò của chất kết dính băng keo trong chuỗi cung ứng điện tử” kết hợp giao thương B2B sẽ được tổ chức vào chiều ngày 27 tháng 11 năm 2024 tại SECC quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Nâng tầm doanh nghiệp điện tử Việt Nam dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu Vietnet24h - Hội thảo: “Nâng tầm doanh nghiệp điện tử Việt Nam dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu” do Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra ngày 28 tháng 11 năm 2024 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Quốc tế Hà Nội, 91 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
TRIỂN LÃM NGŨ KIM VÀ DỤNG CỤ CẦM TAY LẦN THỨ 9 Điểm hẹn Giao thương và Trải nghiệm Vietnet24h - Triển lãm Quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 – VIETNAM HARDWARE & HAND TOOLS EXPO 2024 (VHHE) sẽ chính thức diễn ra từ ngày 05-07/12/2024 tại Trung tâm Triển lãm SECC, Tp. Hồ Chí Minh.
Triển lãm Tìm nguồn cung ứng Vật liệu và Linh kiện Điện tử Quốc tế Thâm Quyến năm 2024 đã có một kết thúc hoàn hảo! Vietnet24h - Vào ngày 8 tháng 11, Triển lãm Tìm nguồn cung ứng Vật liệu và Linh kiện Điện tử Quốc tế Thâm Quyến năm 2024 ("ES SHOW") đã kết thúc thành công tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Thâm Quyến (Bao'an), tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Nhà máy thông minh GREEN Intelligence chung tay cùng Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam hướng tới chương mới của công cuộc hiện đại hóa Vietnet24h - Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế NEPCON ASIA 2024 tại Thâm Quyến, đoàn công tác của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam đã có chuyến thăm và làm việc chuyên sâu tại nhà máy của Công ty Green Intelligence.
Nỗ lực tham gia có hiệu quả vào chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt Vietnet24h - Để thúc đẩy ngành sản xuất điện tử Việt Nam phát triển đạt chất lượng cao và tăng cường trao đổi chuyên sâu, hợp tác thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất điện tử, Hội nghị “Sản xuất thông minh trong ngành điện tử: “Kết nối và phát triển chuỗi cung ứng” do Tạp chí Công nghệ mới Step by Step thuộc Nhà xuất bản Quốc tế ACT International phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) đồng tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.
SK Telecom có ​​kế hoạch giới thiệu chip Blackwell của NVIDIA cho hệ sinh thái AI của Hàn Quốc Vietnet24h - Yoo Young-sang, chủ tịch SK Telecom, đã công bố vào ngày 26 tháng 3 về kế hoạch giới thiệu sản phẩm kế nhiệm dòng H của NVIDIA, Blackwell, như một bộ xử lý đồ họa (GPU) cho các trung tâm dữ liệu.
Cổ phiếu Intel tăng 14% khi nhà sản xuất chip này bổ nhiệm CEO mới Vietnet24h - Cổ phiếu của Intel tăng hơn 14% sau khi công bố Lip-Bu Tan là CEO mới.
SK Networks, Qualcomm hợp tác để phát triển các giải pháp AI, IoT Vietnet24h - Việc hợp tác với Qualcomm sẽ cung cấp cho SK Networks các giải pháp IoT tiên tiến, bao gồm Dragonwing QCS6490, hỗ trợ các mô hình ngôn ngữ lớn trên thiết bị.
MobiFone đạt thành tích xuất sắc về ứng dụng chuyển đổi số cho TP. Hà Nội Vietnet24h - Sáng 3/3, Tổng Công ty viễn thông MobiFone đã vinh dự nhận bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác triển khai ứng dụng chuyển đổi số dùng chung 3 cấp trong cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội TP. Hà Nội.
SK hynix bắt đầu xây dựng nhà máy tại cụm chip Yongin Vietnet24h - Nhà sản xuất chip nhớ Hàn Quốc SK hynix đã bắt đầu xây dựng nhà máy chế tạo chip đầu tiên tại Cụm bán dẫn Yongin sau khi được Thành phố Yongin chấp thuận, công ty cho biết hôm thứ Ba (25/2).
Cổ phiếu IBM tăng 9% nhờ lợi nhuận vượt dự kiến Vietnet24h - IBM đã báo cáo thu nhập quý IV vào thứ Tư, vượt qua kỳ vọng của Phố Wall về thu nhập và doanh thu.
Nhà phát triển chương trình AI DeepSeek của Trung Quốc khiến cộng đồng AI kinh ngạc Vietnet24h - DeepSeek, một nhà phát triển phần mềm AI của Trung Quốc, đang gây hoang mang trong cộng đồng AI khi tuyên bố họ có thể đào tạo một chương trình hàng đầu trong ngành với chi phí 5,6 triệu đô la so với chi phí từ 100 triệu đến 1 tỷ đô la mà các nhà phát triển AI hàng đầu của Hoa Kỳ đưa ra
Samsung Electronics thực hiện thưởng theo cổ phiếu cho các giám đốc điều hành Vietnet24h - Samsung Electronics đã thông báo trên bảng tin nội bộ rằng một phần tiền thưởng lợi nhuận vượt mức (OPI) dành cho các giám đốc điều hành sẽ được trả bằng cổ phiếu của công ty.
Samsung SDS ra mắt dịch vụ AI cho tự động hóa doanh nghiệp tại CES 2025 Vietnet24h - Samsung SDS đã tiết lộ các dịch vụ tự động hóa doanh nghiệp dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) tại triển lãm công nghệ CES 2025 ở Las Vegas.
Cuộc cách mạng AI toàn cầu: OpenAI chính thức chuyển sang mô hình vì lợi nhuận Vietnet24h - Với sự chuyển đổi này, OpenAI không chỉ tìm cách gia tăng nguồn vốn để đẩy mạnh nghiên cứu trí tuệ nhân tạo mà còn phải đối mặt với những tranh cãi trong nội bộ công ty và từ các đối thủ cạnh tranh. Liệu mô hình mới này sẽ giúp OpenAI duy trì vị thế dẫn đầu trong thị trường AI đầy cạnh tranh?
Cựu CEO của Microsoft Steve Ballmer cho biết, với tư cách là cổ đông, thuế quan là 'không tốt' Vietnet24h - Cựu giám đốc điều hành Microsoft Steve Ballmer cho biết mọi người sẽ cảm nhận được tác động từ lệnh áp thuế nhập khẩu của Tổng thống Trump được công bố trong tuần này.
Sự ra đi của Han Jong-hee, kiến ​​trúc sư của Samsung TV, để lại khoảng trống lớn đối với công ty và giới công nghệp điện tử Hàn Quốc Vietnet24h - Hơn 30 năm gắn bó, ông Han Jong-hee đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của công ty hàng đầu thế giới.
Intel thông báo ba thành viên hội đồng quản trị sẽ nghỉ hưu sau khi thay đổi CEO Vietnet24h - Sự thay đổi này diễn ra sau khi Intel bổ nhiệm Lip-Bu Tan làm CEO mới vào đầu tháng này.
Tổng giám đốc điều hành Samsung Electronics Han Jong-hee qua đời vì đau tim Vietnet24h - Phó chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Samsung Electronics Han Jong-hee qua đời vì một cơn đau tim, công ty cho biết hôm thứ Ba. Ông hưởng thọ 63 tuổi.
Lisa Su của AMD đã đánh bại Intel, giờ đây bà đang đuổi theo ngay sau Nvidia Vietnet24h - Theo một cuộc khảo sát của AP, CEO của AMD Lisa Su đã là nữ CEO được trả lương cao nhất trong năm năm liên tiếp.
Các CEO gốc Hoa đạt được danh hiệu Grand Slam' trong 4 công ty bán dẫn hàng đầu của Hoa Kỳ Vietnet24h - Gần đây, với việc Intel bổ nhiệm Lip-Bu Tan (tên tiếng Trung là Chen Liwu, 65 tuổi), cựu CEO của Cadence, làm lãnh đạo mới, truyền thông Trung Quốc đã tập trung vào thực tế là các nhà lãnh đạo của cả bốn công ty bán dẫn lớn của Hoa Kỳ hiện đều là người gốc Hoa.
Tổng giám đốc điều hành mới của Intel nhận được 66 triệu đô la tiền quyền chọn và cổ phiếu thưởng ngoài mức lương 1 triệu đô la Vietnet24h - Theo hồ sơ nộp lên SEC vào thứ sáu, Tổng giám đốc điều hành Intel Lip-Bu Tan sẽ nhận được tổng số tiền lương là 1 triệu đô la và khoảng 66 triệu đô la tiền quyền chọn mua cổ phiếu và các khoản trợ cấp trong những năm tới.
Jensen Huang sẽ có bài phát biểu quan trọng tại Computex Đài Bắc Vietnet24h - Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc điều hành của Nvidia Corp. Jensen Huang sẽ có bài phát biểu quan trọng đầu tiên tại Computex Taipei 2025.
Intel bổ nhiệm Lip-Bu Tan làm CEO, cổ phiếu công ty tăng 12% Vietnet24h - Việc bổ nhiệm Lip-Bu Tan diễn ra ba tháng sau khi Pat Gelsinger từ chức giám đốc điều hành.
Samsung Electronics chính thức được bầu làm giám đốc nhóm của cơ quan tiêu chuẩn truyền thông quốc tế Vietnet24h - Samsung Electronics Co. cho biết hôm thứ Tư (12/3) rằng, một trong những viên chức của công ty đã được bầu làm chủ tịch của một nhóm kỹ thuật quan trọng theo Dự án Đối tác Thế hệ thứ 3, một tổ chức phát triển tiêu chuẩn viễn thông quốc tế hàng đầu.