Sự kiện này là nền tảng hàng đầu để các nhà cung cấp giải pháp và các đơn vị đi đầu trong lĩnh vực Công nghiệp 4.0 toàn cầu tiếp cận sâu sắc hơn với các thị trường mới và thị trường có sẵn.
Chia sẻ tại buổi kết nối, bà Đỗ Thị Thuý Hương - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) cho biết, doanh nghiệp điện tử Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn khi nhiều hãng điện tử lớn dần dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam tìm kiếm nhà cung ứng. Hãng Apple đã có nhà máy sản xuất tại Việt Nam, bên cạnh việc chỉ sản xuất tai nghe như trước đây, Apple đã sản xuất các sản phẩm cao cấp hơn như máy tính bảng, máy tính để bàn, Ipad,…
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thêm những cơ hội xuất khẩu linh kiện điện tử sang những thị trường khác nhau trên thế giới. Đầu năm 2023, Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam tiếp đón rất nhiều đoàn doanh nghiệp đến từ châu Âu, Đông Âu, Nga… những đoàn doanh nghiệp này có chung mong muốn tìm kiếm những sản phẩm điện tử chất lượng từ Việt Nam.
Cũng nói về những cơ hội cho doanh nghiệp điện tử Việt Nam, ông Darren Seah – Giám đốc Danh mục phụ trách Triển lãm Chuyển đổi Công nghiệp châu Á – Thái Bình Dương (ITAP) cho biết: Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp điện tử Việt Nam nói riêng đang đứng trước cơ hội rất lớn để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam hoàn toàn đặt mình vào vị thế là trung tâm sản xuất điện tử không chỉ của Đông Nam Á mà của cả châu Á với lý do là hiện nay Việt Nam đang hội tụ nhiều yếu tố, khi có nhiều tập đoàn công nghệ lớn đầu tư và hình thành được mạng lưới doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ ngành điện tử tham gia ngày càng sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Chính phủ luôn có những chính sách hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, ông cho rằng điều quan trọng nhất với doanh nghiệp Việt Nam là cần kiểm soát về chất lượng sản phẩm, tăng cường kết nối và hỗ trợ từ các đối tác để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.
Liên quan đến triển lãm ITAP, ông Darren Seah cho rằng, đây là triển lãm có sự tham gia của rất nhiều tập đoàn điện tử đến từ nhiều quốc gia trên thế giới (hơn 300 đơn vị), do đó doanh nghiệp điện tử Việt Nam tham dự cũng có thêm cơ hội hợp tác, đầu tư với những đối tác hàng đầu, từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Sự kiện này là nền tảng hàng đầu để các nhà cung cấp giải pháp và các đơn vị đi đầu trong lĩnh vực Công nghiệp 4.0 toàn cầu tiếp cận sâu sắc hơn với các thị trường mới và thị trường có sẵn, đồng thời giúp cho các công ty lớn trong khu vực và những đối tác liên quan trong chuỗi giá trị chủ động tạo cơ hội để tăng trưởng doanh nghiệp bền vững trong tương lai. Khách tham quan và doanh nhân sẽ được giới thiệu về những đổi mới sáng tạo nổi bật trong công nghệ sản xuất tiên tiến mới nhất, cũng như có cơ hội kết nối và khám phá thông qua các cam kết như Nền tảng Kết nối Quốc tế và sàn đổi mới sáng tạo cũng là nơi để ra mắt hơn 20 sản phẩm mới.
Với trọng tâm là các xu hướng và giải pháp mới trong sản xuất tiên tiến, sự kiện sẽ hướng người tham dự đến những đổi mới sáng tạo liên quan đến các giải pháp Nhà máy Xanh, qua đó giúp ngành công nghiệp sản xuất giảm phát thải carbon trên hành trình hướng tới Phát thải ròng bằng không. Triển lãm cũng sẽ giới thiệu những bước tiến mới trong Máy công cụ thông minh & Các sản phẩm kỹ thuật được tích hợp với công nghệ AI mới nhất và được thiết kế để cải thiện năng suất thông qua tự động hóa quy trình. Đây là hai trong sáu trụ cột của triển lãm lần này, trong đó các lĩnh vực còn lại là Sản xuất kết dính, Số hóa, Tự động hóa công nghiệp và Vận tải thông minh và chuỗi cung ứng.
Giới thiệu về Chuyển đổi Công nghiệp CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG – một sự kiện của HANNOVER MESSE
Do Constellar tổ chức với sự phối hợp của đối tác quốc tế Deutsche Messe, Chuyển đổi Công nghiệp CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG - một sự kiện của HANNOVER MESSE (ITAP) là nền tảng hàng đầu tại Châu Á - Thái Bình Dương để các công ty và chính phủ muốn bắt đầu, mở rộng quy mô và duy trì ứng dụng Công nghiệp 4.0 (I4.0) vào quy trình, giải pháp trong các ngành nghề, lĩnh vực. ITAP cung cấp nơi học tập toàn diện, giàu nội dung và các khu vực hoạt động theo chủ đề cho các công ty ở các giai đoạn chuyển đổi kinh doanh khác nhau để khám phá, hợp tác và đồng sáng tạo các giải pháp nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của họ trong tương lai.
ITAP tập hợp một hệ sinh thái khép kín và giúp xây dựng một cộng đồng chuyên nghiệp để tương tác toàn diện giữa những người thực hành I4.0, nhà cung cấp công nghệ & giải pháp, công ty công nghiệp, nhà sản xuất linh kiện, công ty phần mềm, nhà cung cấp giải pháp sản xuất, công ty dịch vụ & tư vấn và các công ty khởi nghiệp. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web chính thức của ITAP.
|
Về Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA)
Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (viết tắt: VEIA) là tổ chức nghề nghiệp phạm vi toàn quốc.
Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam tập hợp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông trong một tổ chức vững mạnh và đoàn kết để phát triển nền công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông Việt Nam trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.
Hiệp hội đại diện cho toàn ngành công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông trước Chính phủ và các tổ chức nước ngoài, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên và thúc đẩy hợp tác với các nhà sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước. Hiệp hội thực hiện các nhiệm vụ của mình thông qua các hoạt động rộng rãi trong ngành hàng.
Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với nhiều Hội, Hiệp hội cùng ngành hàng trong khu vực và trên thế giới và là thành viên chính thức của các tổ chức xã hội nghề nghiệp quốc tế như Diễn đàn Điện tử các nước ASEAN (2003), Diễn đàn Điện tử Châu Á (2004) và Điễn đàn Điện tử Thế giới (2009).
|