Cuộc điều tra nhằm xác định liệu công ty phần mềm hàng đầu của Mỹ đang lạm dụng và tìm cách duy trì vị thế trên thị trường thông qua việc tích hợp Teams vào bộ phần mềm Office. Cuộc điều tra được tiến hành trong bối cảnh ngày càng nhiều người sử dụng hình thức họp trực tuyến kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề chống độc quyền Margrethe Vestager, các công cụ làm việc nhóm và liên lạc từ xa như Teams đã trở nên không thể thiếu với nhiều doanh nghiệp tại châu Âu. Do đó, Liên minh châu Âu (EU) cần đảm bảo các thị trường của những sản phẩm này có môi trường cạnh tranh lành mạnh và các khách hàng có thể tự do lựa chọn các sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của họ.
Người phát ngôn của Microsoft cho biết công ty này sẽ hợp tác với cuộc điều tra của EC và nghiêm túc thực hiện các trách nhiệm của mình. Microsoft cũng cam kết tìm ra các giải pháp giúp tháo gỡ những lo ngại này.
Teams là nền tảng cho phép người dùng liên lạc thông qua tin nhắn, cuộc gọi video và chia sẻ file dữ liệu. EC mở cuộc điều tra dựa trên đơn kiến nghị từ Slack hồi tháng 7/2022. Slack là công ty khởi nghiệp của Mỹ có sản phẩm cạnh tranh với Teams, đã đệ đơn kiến nghị lên EC khi thị phần của công ty giảm. Các nền tảng cạnh tranh với Teams còn có Zoom, Google Meet và Cisco Webex.
Microsoft rơi vào “tầm ngắm” của Ủy ban châu Âu (EC), sau khi ứng dụng nhắn tin, làm việc nhóm trực tuyến Slack hồi năm 2020 cáo buộc tập đoàn đã tích hợp ứng dụng hỗ trợ họp trực tuyến Teams một cách không công bằng vào sản phẩm Office 365 của mình. Trước đó, Microsoft đã tích hợp miễn phí Teams vào Office 365 vào năm 2017 để thay thế Skype for Business - phần mềm chuyên dụng cho doanh nghiệp, hỗ trợ nhắn tin tức thời và gọi video trực tuyến.
Đây là lần thứ 2 Microsoft lọt vào tầm ngắm của các cơ quan thực thi cạnh tranh Liên minh châu Âu (EU).
Trước đó, vào năm 2020, ứng dụng nhắn tin không gian làm việc Slack, thuộc sở hữu của Công ty Salesforce, từng lên tiếng về việc gã khổng lồ công nghệ Mỹ gắn ứng dụng Team vào phần mềm Office.
Alfavie, có trụ sở tại thành phố Karlsruhe ở vùng Tây Nam nước Đức cho biết, đã đệ đơn một khiếu nại tương tự khiến nại của Salesforce lên Ủy ban châu Âu (EC).
Theo Alfaview, việc Microsoft kết hợp cả 2 sản phẩm lại với nhau, tạo cho Teams một lợi thế cạnh tranh độc nhất, không thể đánh giá bằng hiệu suất thực và là thứ mà không đối thủ nào có thể làm được. Hành động này gây tác động đáng kể và lâu dài đến sự cạnh tranh trên thị trường phần mềm truyền thông.
Giám đốc điều hành, đồng thời là nhà sáng lập của Alfaview, Niko Fostiropoulos, khẳng định việc liên kết Teams với các ứng dụng khác trong bộ phần mềm Microsoft Office 365 tạo ra lợi thế phân phối đa cực cho tập đoàn công nghệ Mỹ
Microsoft đưa Teams vào bộ ứng dụng đám mây Office 365 và Microsoft 365, có những công cụ văn phòng phổ biến như Word, Excel, Powerpoint và Excel. EC cho rằng việc chuyển đổi sang các nền tảng và ứng dụng đám mây cho phép thêm nhiều công ty gia nhập thị trường, đồng thời lưu ý rằng phần mềm như vậy thường phải đăng ký thuê bao, tức là người dùng sẽ đăng ký dùng lâu dài. Do đó, việc mở rộng bộ công cụ đám mây như cách Microsoft làm (đưa cả ứng dụng Teams vào bộ công cụ Office) sẽ làm giới hạn môi trường cạnh tranh ở châu Âu.
EC lo ngại thông qua động thái này, Microsoft có thể đã tạo cho Teams lợi thế cạnh tranh, theo đó không cho khách hàng được lựa chọn có tiếp cận sản phẩm này hay không bởi họ đã đăng ký thuê bao bộ công cụ của Microsoft. Theo EC, những động thái này có thể cấu thành hành vi hạn chế cạnh tranh, loại bỏ các nhà cung cấp các công cụ khác.
Nếu kết quả điều tra cho thấy Microsoft có vi phạm, công ty có thể chịu phạt nặng hoặc phải thực hiện các biện pháp khắc phục theo yêu cầu của nhà chức trách EU.
Trong thập niên trước, EU cũng đã phạt Microsoft tổng cộng 2,2 tỉ euro (2,4 tỉ USD) do vi phạm các quy tắc cạnh tranh của khối, trong đó có việc bán kèm nhiều sản phẩm với nhau. Năm ngoái, Microsoft bắt đầu đàm phán với EC nhằm ngăn chặn việc điều tra. Hiện chưa rõ khi nào cuộc điều tra sẽ hết hạn.