Đài thiên văn tại Canada là nơi bắt được tín hiệu trên, và họ chính thức công bố tin rạng sáng ngày hôm nay theo giờ Việt Nam.
Tính chất và nguồn gốc chính xác của chùm sóng vô tuyến vẫn còn là ẩn số.
FRB là những chớp sáng của những sóng vô tuyến, chúng dường như đến từ nửa vòng vũ trụ. Đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 60 chớp sóng vô tuyến và 2 chớp sóng lặp lại, tuy nhiên có thể hàng ngàn chớp sóng vô tuyết khác có trên bầu trời mỗi ngày.
Nguyên nhân của những tín hiệu trên chưa được biết rõ nhưng trong số các giả thuyết, các chớp sóng trên có thể xuất phát từ hai ngôi sao có từ trường mạnh vốn đang xoay rất nhanh hợp lại với nhau hoặc từ một dạng tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh.
Trong số tổng cộng hơn 60 đợt bùng nổ sóng vô tuyến nhanh – fast radio burst (FRB) từng được phát hiện, đây mới là lần thứ hai xuất hiện một tín hiệu liên tục lặp lại. "Việc tín hiệu tương tự xuất hiện một lần nữa cho thấy ngoài Vũ trụ bao la, có thể còn nhiều tín hiệu như vậy nữa", Ingrid Stairs, nhà vật lý thiên văn công tác tại Đại học British Columbia cho hay.
"Và càng thêm nhiều chùm sóng lặp lại và các nguồn mới, chúng ta có thể hiểu được những câu đố của Vũ trụ này: chúng tới từ đâu và cái gì đã tạo ra chúng".
Mỗi lần bùng phát này chỉ kéo dài 1 millisecond (0,001 giây). FRB xuất hiện ngẫu nhiên và tồn tại rất ngắn nên rất khó phát hiện và nghiên cứu. Chúng được phát hiện lần đầu tiên hồi năm 2007.
Đáng chú ý, các nhà khoa học cho biết đây là lần thứ hai họ ghi nhận được FRB lặp đi lặp lại.
Đài thiên văn CHIME nằm tại thung lũng Okanagan, tỉnh British Columbia, Canada là một hệ thống ăng-ten dài 100 mét, liên tục quét bầu trời nhằm tìm ra những tín hiệu đáng chú ý. Nó mới đi vào hoạt động năm ngoái, nhưng đã phát hiện được 13 đợt bùng nổ sóng vô tuyến nhanh, trong đó có cả lần tín hiệu lặp lại kia.
"Chúng tôi gặp sóng lặp lần thứ hai, rất giống với lần trước", Shriharsh Tendulkar từ Đại học McGill, Canada nói. "Sự kiện cho thấy tồn tại rất nhiều sóng như vậy".
Một vài người, trong số đó có giáo sư Avi Loeb tới từ trung tâm vật lý vũ trụ Harvard-Smithsonian đưa ra giả thuyết bùng nổ sóng vô tuyến nhanh có thể là dấu hiệu của công nghệ ngoài hành tinh. Nhưng cũng có thể, sóng tới từ một sự kiện vũ trụ khác như vụ nổ của một ngôi sao, từ hố đen phát ra, v.v…
Nhóm các nhà khoa học sẽ tiến hành nghiên cứu mọi khả năng có thể xảy ra. Khi ta đã có đủ bằng chứng, khẳng định được chính xác tính chất của những đợt bùng nổ sóng vô tuyến nhanh, chắc chắn chúng ta sẽ nhận được thông báo.