Thông tin này được đưa ra tại tại tọa đàm “Giải bài bảo vệ bản quyền cho ngành công nghiệp âm nhạc – điện ảnh – truyền hình số” do Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam và Thủ Đô Multimedia phối hợp tổ chức ngày 26/9.
Theo báo cáo của Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay, vi phạm bản quyền diễn ra hết sức phức tạp, có hàng loạt website vi phạm bản quyền (website lậu) các giải bóng đá cũng như phim. Theo số liệu từ SimilarWeb, hiện có khoảng 70 website bóng đá lậu, với hơn 1,5 tỷ lượt view trong những năm 2022, 2023.
Số liệu của SimilarWeb cũng chỉ ra rằng, có tới hơn 200 website phim lậu thu hút khoảng 120 triệu lượt xem/tháng, trong đó top 10 có hơn 66 triệu lượt xem mỗi tháng. Đặc biệt, thời gian gần đây phát hiện ra một số website lậu đã chuyển sang hình thức truyện tranh Anime của Nhật. Việc ăn cắp vi phạm bản quyền truyện tranh cũng đã nhận được sự phản ứng rất gay gắt của các đơn vị chủ sở hữu ở Nhật Bản về việc vi phạm bản quyền tại Việt Nam.
Từ tháng 8/2022 đến tháng 8/2023, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử đã phối hợp với Cục An toàn thông tin và các chủ thể quyền để ngăn chặn gần 1.000 website bóng đá lậu như xoilac.1tiengruoi.link, xoivo4.com, coichua.net, tammao.tv, 90link.com, xoilac.live, xemtructiep.xyz... Danh sách các website vi phạm được công bố trên trang banquyen.gov.vn.
Ông Phạm Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm đo kiểm phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, đơn vị trực thuộc Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), cho biết hiện nay, vi phạm bản quyền diễn ra hết sức phức tạp, có hàng loạt website vi phạm bản quyền (website lậu) các giải bóng đá cũng như phim. Theo số liệu từ SimilarWeb, hiện có khoảng 70 website bóng đá lậu, với hơn 1,5 tỷ lượt view trong những năm 2022, 2023.
Số liệu của SimilarWeb cũng chỉ ra rằng, có tới hơn 200 website phim lậu thu hút khoảng 120 triệu lượt xem/tháng, trong đó top 10 có hơn 66 triệu lượt xem mỗi tháng. Đặc biệt, thời gian gần đây phát hiện ra một số website lậu đã chuyển sang hình thức truyện tranh Anime của Nhật. Việc ăn cắp vi phạm bản quyền truyện tranh cũng đã nhận được sự phản ứng rất gay gắt của các đơn vị chủ sở hữu ở Nhật Bản về việc vi phạm bản quyền tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng giám đốc Công ty Thủ Đô Multimedia, cho biết thêm vi phạm bản quyền ở Việt Nam đứng thứ ba tại Đông Nam Á, thứ 9 trên toàn thế giới. 80% vi phạm diễn ra trên các nền tảng số: các nội dung bị vi phạm nhiều nhất gồm: chương trình truyền hình, phim, nhạc, sách. “Thiệt hại từ vi phạm bản quyền tại Việt Nam năm 2022 vào khoảng 350 triệu USD”, ông Hân nói và cho biết, mức thiệt hại từ vi phạm bản quyền cho ba ngành phim, âm nhạc, truyền hình trên toàn thế giới năm 2022 lên tới 65 tỷ USD.
Đại diện của Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) cho biết, mặc dù các biện pháp chặn tên miền cũng đã bắt đầu được thực thi tại Việt nam; các giải pháp quản lý quyền kỹ thuật số (DRM) như Widevine, FairPlay và PlayReady cũng đã được triển khai để ngăn chặn truy cập và phân phối trái phép... nhưng các giải pháp bảo vệ bản quyền hiện tại vẫn chưa đủ sức bảo vệ và cần phương pháp đa chiều để giải quyết các rủi ro đang hiện hữu.
Để đối phó với những mối đe dọa này, các đại biểu tại toạ đàm đều thống nhất, bên cạnh những chính sách điều hành, quản lý, yếu tố công nghệ cũng đóng vai trò rất quan trọng. Một trong những giải pháp công nghệ mà các đại biểu quan tâm tại buổi toạ đàm đó là giải pháp Sigma Active Observer (SAO).
Giải pháp này không chỉ có một lớp bảo mật của Sigma Multi-DRM, mà còn quan sát hoạt động giám sát mọi khía cạnh của phân phối nội dung và phát trực tuyến. Đặc biệt, với việc ứng dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI), giải pháp này có thể xác định các biểu hiện bất thường và các mối đe dọa tiềm năng tại mọi bước, bao gồm việc phát hiện vi phạm phân phối xuyên biên giới và giả mạo gói tin; đồng thời đi sâu vào mẫu hành vi người dùng, tức thời xác định các hoạt động đáng ngờ và bảo vệ khỏi sự can thiệp.