Môi trường & Năng lượng
Kết nối hệ sinh thái sản xuất điện tử thông minh tại Việt Nam: Định hướng tương lai
Tiểu Phương - Thứ Năm, 31/10/2024 5:06 CH
Vietnet24h - Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất điện tử. Các tập đoàn lớn như Samsung, Intel, LG đã đặt nhà máy tại Việt Nam, tạo ra hàng triệu việc làm và đóng góp đáng kể vào GDP quốc gia. Theo thống kê, sản xuất điện tử đã chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, cho thấy tầm quan trọng của ngành này trong nền kinh tế nước nhà.

Ngành sản xuất điện tử đã trở thành một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu điện tử đã đạt hơn 109 tỷ USD, đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu trong tất cả các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Các tập đoàn lớn như Samsung, Intel và LG đã đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam, giúp tạo ra hàng triệu việc làm và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất.

Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực điện tử nhờ vào nguồn nhân lực dồi dào, chi phí sản xuất cạnh tranh và môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, để duy trì đà phát triển này, việc kết nối hệ sinh thái sản xuất điện tử thông minh là cần thiết hơn bao giờ hết.

Tại Hội thảo: "Kết nối hệ sinh thái sản xuất điện tử thông minh tại Việt Nam” được tổ chức trong khuôn khổ Triển lãm Thiết bị Điện tử Thông minh IEAE, Bà Đỗ Thị Thúy Hương – Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam, UVBCH Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam đã nêu bật cái nhìn tổng quan về chuỗi cung ứng ngành điện tử Việt Nam. Chuỗi cung ứng được đầu tư tương đối đầy đủ nhưng mạnh về sản xuất gia công linh kiện, cụm linh kiện. Theo sau các dự án FDI lớn về gia công lắp ráp của các ông lớn đầu chuỗi, những năm kế tiếp sau đó, số lượng dự án và vốn đầu tư vào hạng mục sản xuất gia công linh kiện/phụ kiện/cụm linh kiện gia tăng đáng kể.

Bà Đỗ Thị Thúy Hương – Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam, UVBCH Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam.

Năm 2021, Foxconn đầu tư 453 triệu USD SX lắp ráp máy tính bảng, đầu năm 2023, công ty con của Foxconn cũng đã đầu tư 621 triệu USD để sản xuất linh kiện điện tử cho máy tính và bo mạch chủ. Việt Nam trở thành một địa điểm sản xuất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng được minh chứng qua các khoản đầu tư lớn của các nhà cung cấp hàng đầu như Foxconn, Pegatron,… Sự phát triển này đồng nghĩa với việc Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã đề ra lộ trình phát triển ngành công nghiệp bán dẫn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với cách tiếp cận độc đáo, thể hiện lý thuyết và lộ trình theo công thức:

C = SET+1

Trong đó C là Chip (chip bán dẫn)

S là Specialized (phát triển chip chuyên biệt)

E là Electronics (Ngành công nghiệp điện tử)

T là Talent (Nguồn nhân lực công nghệ)

+1 là Việt Nam (cho thấy Việt Nam là điểm đến an toàn cho chuỗi cung ứng bán dẫn

toàn cầu).

Bà Đỗ Thị Thuỳ Hương cho rằng, chiến lược này mang lại cơ hội cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, tạo điều kiện để khép kín chuỗi cung ứng và làm nâng cao năng lực của ngành, tính chủ động của doanh nghiệp Việt.

Nếu đạt được mục tiêu mà chiến lược đề ra, Việt Nam sẽ thực sự là một nước công nghiệp phát triển, có vị trí quan trọng trên bản đồ công nghiệp bán dẫn thế giới, giống như Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc hiện nay.

Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn được chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (2024 - 2030), thu hút đầu tư FDI có chọn lọc, thành lập ít nhất 100 doanh nghiệp thiết kế, 01 nhà máy sản xuất chip bán dẫn quy mô nhỏ và 10 nhà máy đóng gói, kiểm tra sản phẩm bán dẫn; phát triển một số sản phẩm bán dẫn chuyên ngành trong một số ngành, lĩnh vực.

- Giai đoạn 2 (2030 - 2040): phát triển ngành công nghiệp bán dẫn kết hợp tự chủ và FDI, hình thành ít nhất 200 doanh nghiệp thiết kế, 02 nhà máy sản xuất chip bán dẫn, 15 nhà máy đóng gói và kiểm tra sản phẩm bán dẫn, từng bước tự chủ về công nghệ thiết kế và sản xuất các sản phẩm bán dẫn chuyên dụng

- Giai đoạn 3 (2040 - 2050): ít nhất 300 doanh nghiệp thiết kế, 03 nhà máy sản xuất chip bán dẫn, 20 nhà máy đóng gói và kiểm tra sản phẩm bán dẫn, làm chủ nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực bản dẫn.

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, cần nỗ lực, quyết tâm rất lớn từ Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp. Chính phủ đã đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có phát triển chip chuyên dụng, phục vụ cho ngành công nghiệp điện tử trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó là nhiệm vụ phát triển công nghiệp điện tử: “Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn sẽ góp phần hỗ trợ, nâng cao và làm vững mạnh thêm ngành công nghiệp điện tử, giúp Việt Nam tự chủ hơn, có giá trị gia tăng cao hơn, vững vàng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Tuy nhiên, bà Hương cũng lưu ý, các mục tiêu được đề ra trong 3 giai đoạn gồm giai đoạn 1 (2024 - 2030), giai đoạn 2 (2030 - 2040) và giai đoạn 3 (2040 - 2050) đang khá tham vọng. 
Xây dựng một nhà máy đúc chip quy mô nhỏ thì giá trị đầu tư thấp nhất là 5 tỷ USD, nhà máy đúc chip tiên tiến cần 20 tỷ USD. Những 'ông lớn' trong ngành công nghệ bán dẫn của thế giới như TSMC, Intel đều cần trợ cấp của các chính phủ nơi các quốc gia thu hút đầu tư bán dẫn.


Hệ sinh thái sản xuất điện tử thông minh là một mạng lưới các thành phần tương tác với nhau để tối ưu hóa quy trình sản xuất, bao gồm:

- Nhà sản xuất: Các công ty sản xuất thiết bị và linh kiện điện tử.

- Nhà cung cấp linh kiện: Các nhà cung cấp nguyên vật liệu và linh kiện.

- Cơ sở nghiên cứu và phát triển (R&D): Các viện nghiên cứu và trường đại học.

- Chính phủ: Cung cấp chính sách hỗ trợ và khung pháp lý cho ngành.

- Tổ chức giáo dục: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Sự kết nối giữa các thành phần này sẽ giúp tạo ra một chuỗi cung ứng linh hoạt, cải thiện hiệu quả sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Khi các nhà sản xuất và nhà cung cấp kết nối chặt chẽ, họ có thể tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giảm thiểu chi phí và thời gian sản xuất. Công nghệ thông minh sẽ giúp theo dõi và điều chỉnh quy trình sản xuất theo thời gian thực, từ đó nâng cao năng suất và tạo ra sự bền vững trong quy trình sản xuất.

Ông Trần Xuân Quang – Giám đốc Công ty GSS – Chuyên gia tư vấn và đào tạo lâu năm về tuân thủ và bền vững đã có sự chia sẻ về Tuân thủ các quy tắc về sản xuất bền vững. Tuân thủ các quy tắc về sản xuất bền vững trong chuỗi cung ứng ngành điện tử bao gồm việc áp dụng các phương pháp và tiêu chuẩn nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội, và kinh tế trong toàn bộ quy trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Ông Trần Xuân Quang – Giám đốc Công ty GSS

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần quản trị rủi ro trong kinh doanh bền vững để đảm bảo rằng các mục tiêu về môi trường, xã hội và kinh tế đạt được một cách hiệu quả. Quản trị tốt rủi ro và tuân thủ các quy tắc về sản xuất bền vững sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện hình ảnh thương hiệu, tăng sự tin cậy, uy tín với các đối tác, khách hàng. Tiết kiệm chi phí hoạt động, thúc đẩy tinh thần của nhân viên, tạo ra môi trường làm việc tích cực, năng động. Tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, các nhà đầu tư và ngân hàng mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội. Cuối cùng thực hiện trách nhiệm xã hội giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật và tránh rủi ro pháp lý.

Để giúp doanh nghiệp chuẩn bị hành trang tốt nhất khi tham dự các kỳ hội chợ, giao thương trong nước và quốc tế, ông Nguyễn Ngọc Sơn – chuyên gia tư vấn quốc tế và đào tạo của VASI đã chia sẻ những kinh nghiệm từ các kỳ triển lãm quốc tế. 
VNPT Technology - công ty thành viên của Tập đoàn VNPT được thành lập năm 2011, là đơn vị tiên phong về công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế và sản xuất các sản phẩm điện tử tại Việt Nam. Với hơn 13 năm kinh nghiệm phát triển các sản phẩm đa dạng và sản xuất thông minh, chúng tôi đã sản xuất hơn 16 triệu sản phẩm cung cấp cho 20 quốc gia trên thế giới. Chúng tôi cam kết cung cấp cho khách hàng các dịch vụ thiết kế sáng tạo và sản xuất chuyên nghiệp để đáp ứng toàn diện và hiệu quả mọi nhu cầu của khách hàng.

Việc kết nối hệ sinh thái sản xuất điện tử thông minh tại Việt Nam là bước đi cần thiết để phát triển bền vững ngành điện tử. Với sự hỗ trợ của chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức giáo dục, Việt Nam có cơ hội lớn để trở thành trung tâm sản xuất điện tử thông minh trong khu vực. Sự phát triển của hệ sinh thái này không chỉ mang lại lợi ích cho ngành điện tử mà còn góp phần nâng cao vị thế kinh tế của Việt Nam trên trường quốc tế. Việc xây dựng hệ sinh thái sản xuất điện tử thông minh là trách nhiệm của tất cả các bên liên quan và sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế.

Hội thảo: Tăng cường năng lực doanh nghiệp điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng Vietnet24h - Nếu quý vị muốn biết về: Cập nhật các quy định xuất khẩu đối với hàng điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ và bối cảnh chính sách kinh tế toàn cầu và tác động lên chuỗi cung ứng điện tử, cùng nhiều thông tin hữu ích, hãy nhanh tay đăng ký tham dự Hội thảo.
Cơ hội kết nối hệ sinh thái sản xuất điện tử thông minh tại Việt Nam Vietnet24h - Hãy nhanh tay đăng ký tham dự Hội thảo: “Kết nối hệ sinh thái sản xuất điện tử thông minh tại Việt Nam” kết hợp với kết nối B2B giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc trong lĩnh vực điện tử và thiết bị thông minh tại Triển lãm Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam 2024 (IEAE).
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Bắc Kinh áp dụng DeepSeek để dẫn đầu việc áp dụng AI khi tìm kiếm động lực tăng trưởng mới Vietnet24h - DeepSeek cũng đã làm rung chuyển hệ sinh thái AI của Trung Quốc, với các tổ chức nhà nước cũng như các công ty công nghệ lớn, bao gồm cả các đối thủ cạnh tranh, tận dụng kiến ​​trúc nguồn mở của nó.
Đài Loan cam kết đàm phán với Hoa Kỳ, đầu tư nhiều hơn để xoa dịu Trump Vietnet24h - Tổng thống Đài Loan Lai Ching-te đã cam kết vào thứ Sáu (14/2) sẽ đàm phán với Hoa Kỳ về những lo ngại của Tổng thống Donald Trump đối với ngành công nghiệp chip và đầu tư nhiều hơn vào và mua nhiều hơn từ quốc gia này, đồng thời tăng chi tiêu quốc phòng.
Hàn Quốc: Khủng hoảng thiếu hụt nhân tài chip được củng cố bởi nỗi ám ảnh về trường y Vietnet24h - Với các trường y khoa đang hút cạn những tài năng hàng đầu như một 'hố đen', các chuyên gia về chip kêu gọi một chính sách phát triển tài năng có hệ thống
Tổng thống Pháp Macron sẽ đầu tư 109 tỷ euro vào AI cho khu vực tư nhân của Pháp Vietnet24h - Pháp sẽ công bố các khoản đầu tư của khu vực tư nhân với tổng trị giá khoảng 109 tỷ euro (112,5 tỷ đô la) trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo của mình trong Hội nghị thượng đỉnh Paris AI sẽ khai mạc vào thứ Hai (10/2), Tổng thống Emmanuel Macron cho biết.
Hàn Quốc: Bộ Môi trường tham gia vào động thái chặn quyền truy cập vào DeepSeek Vietnet24h - Hôm nay, thứ Năm, 6/2, Bộ Môi trường Hàn Quốc đã tham gia cùng nhiều bộ khác của chính phủ Hàn Quốc trong việc chặn quyền truy cập vào dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) của Trung Quốc DeepSeek giữa những lo ngại về việc thu thập dữ liệu người dùng.
Hàn Quốc: Quyền Tổng thống Choi cho biết DeepSeek là 'cú sốc mới', gây ra những thay đổi trong ngành Vietnet24h - Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok cho biết hôm thứ Tư (5/2) rằng, DeepSeek đã nổi lên như một "cú sốc mới", dự báo rằng mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất từ ​​công ty khởi nghiệp Trung Quốc có thể định hình lại bối cảnh công nghiệp.
Trung Quốc công bố các biện pháp chống lại Google và các công ty Mỹ khác khi căng thẳng thương mại leo thang Vietnet24h - Trung Quốc đã công bố một loạt các biện pháp vào thứ Ba (4/2) nhắm vào các doanh nghiệp Hoa Kỳ bao gồm Google, các nhà sản xuất thiết bị nông nghiệp và chủ sở hữu thương hiệu thời trang Calvin Klein, vài phút sau khi mức thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực.
Đài Loan sẽ tổ chức các cuộc thảo luận khẩn cấp sau khi Trump cam kết áp thuế đối với chip bán dẫn Vietnet24h - Chính phủ Đài Loan sẽ sớm tổ chức các cuộc thảo luận khẩn cấp sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công bố kế hoạch áp thuế toàn diện đối với chất bán dẫn nhập khẩu, Thủ tướng Cho Jung-tai cho biết hôm thứ Tư tuần này (29/1).
Quy định về AI có thể thay đổi như thế nào vào năm 2025 Vietnet24h - Với việc Donald Trump chuẩn bị nhậm chức tổng thống vào ngày 20 tháng 1, cách nước Mỹ tiếp cận vấn đề quản lý trí tuệ nhân tạo có thể sẽ có sự thay đổi lớn.
Những ngày nghỉ lễ được hưởng nguyên lương năm 2025 Vietnet24h - Nếu không tính ngày nghỉ cuối tuần liền lễ, Tết, người lao động sẽ được nghỉ việc, hưởng nguyên lương 11 ngày mỗi năm; người lao động nước ngoài được nghỉ 13 ngày mỗi năm.
Sự hợp tác giữa TSMC và Intel có thể làm trầm trọng thêm tình hình khó khăn của Samsung trong lĩnh vực đúc chip Vietnet24h - Với sự hậu thuẫn của Washington cho việc mở rộng hoạt động tại Hoa Kỳ của TSMC, Samsung có thể gặp khó khăn trong việc duy trì ảnh hưởng toàn cầu của mình, các chuyên gia cho biết.
Giám đốc công nghệ của Samsung kêu gọi các nhà sản xuất chip hợp tác vì tương lai do AI thúc đẩy Vietnet24h - Giám đốc công nghệ của Samsung Electronics, Song Jai-hyuk, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa các bên tham gia trong chuỗi cung ứng chip trí tuệ nhân tạo (AI), cho biết những nỗ lực hợp tác của họ có thể vượt qua những thách thức ngày càng tăng trong việc phát triển chất bán dẫn tiên tiến.
Chiến lược AI trên thiết bị của Samsung gây căng thẳng với các nhà khai thác viễn thông Vietnet24h - Khi Samsung Electronics tăng cường chiến lược trí tuệ nhân tạo trên thiết bị trong các điện thoại thông minh hàng đầu của mình, các công ty viễn thông tại Hàn Quốc phải đối mặt với những lo ngại ngày càng tăng về hoạt động kinh doanh dịch vụ AI của họ.
Alibaba phát hành mô hình AI mà họ cho là vượt trội hơn DeepSeek Vietnet24h - Công ty công nghệ Trung Quốc Alibaba đã phát hành phiên bản mới của mô hình trí tuệ nhân tạo Qwen 2.5 vào thứ Tư (29/1), được cho là đã vượt qua DeepSeek-V3 được ca ngợi rất nhiều.
Jensen Huang chào hàng sự hợp tác với TSMC trong lĩnh vực robot và xe tự lái Vietnet24h - Nvidia và Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC), những đối tác lâu năm, đang hợp tác để tạo ra những thị trường mới và những cơ hội mới trong các lĩnh vực như robot và xe tự lái, và còn rất nhiều việc phải làm trong những năm tới
Zuckerberg dự kiến ​​chi 60 tỷ đô la cho tăng trưởng AI của Meta trong năm nay, Vietnet24h - Hôm thứ sáu, CEO của Meta, Mark Zuckerberg đã thông báo rằng công ty có kế hoạch đầu tư khoảng 60 đến 65 tỷ đô la vào chi phí vốn trong năm nay để xây dựng cơ sở hạ tầng AI.
Google đồng ý đầu tư mới 1 tỷ đô la vào Anthropic Vietnet24h - Google đã đồng ý đầu tư mới hơn 1 tỷ đô la vào công ty khởi nghiệp AI tạo sinh Anthropic
Samsung sẽ sản xuất 200.000 chiếc điện thoại thông minh gập ba Vietnet24h - Samsung đang có kế hoạch sản xuất khoảng 200.000 chiếc điện thoại thông minh gập ba mới của mình - một chiếc điện thoại thông minh có thể gập lại hai lần - với việc sản xuất linh kiện bắt đầu vào quý 2.
Mark Zuckerberg chỉ trích Apple vì thiếu sự đổi mới và "quy tắc ngẫu nhiên" Vietnet24h - Trong một cuộc phỏng vấn podcast với Joe Rogan, CEO của Meta, Mark Zuckerberg đã chỉ trích những nỗ lực đổi mới gần đây của Apple, như tai nghe Vision Pro.
CEO Nvidia: Samsung sẽ đạt được mục tiêu cung cấp chip HBM, nhưng cần thiết kế mới Vietnet24h - CEO của Nvidia, Jensen Huang, đã bày tỏ sự lạc quan về những nỗ lực của Samsung Electronics trong việc cung cấp chip nhớ HBM băng thông cao tiên tiến nhất cho công ty của ông.
Chủ tịch Tập đoàn SK gặp gỡ Tổng bí thư Tô Lâm thảo luận về hợp tác năng lượng Vietnet24h - Ông Chey đã có cuộc hội đàm với quan chức cấp cao của Việt Nam tại Hà Nội vào thứ Sáu (15/2), cùng với các giám đốc của SK Innovation E&S, SK Energy, SKC và SK Earth On.
Hội nghị năng lượng điện khai mạc tại Seoul giới thiệu nhiều công nghệ tiên tiến Vietnet24h - Một hội nghị về năng lượng điện đã khai mạc tại Seoul vào hôm nay, thứ Tư (12/2), để giới thiệu các công nghệ điện tiên tiến của các công ty trong và ngoài Hàn Quốc.
Tổng thống Trump ra lệnh cho Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, sẽ tuyên bố 'tình trạng khẩn cấp về năng lượng quốc gia' Vietnet24h - Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cho Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris.
Kế hoạch tái chế nhôm từ ô tô và lưu giữ toàn bộ tại Hoa Kỳ của một công ty khởi nghiệp Vietnet24h - Sortera cho biết họ là công ty duy nhất của Hoa Kỳ có công nghệ phân loại để tái sử dụng chất lượng cao nhất — tức là lấy nhôm từ nắp capo ô tô và đưa trở lại nắp capo ô tô.
Samsung Display đạt chứng nhận không rác thải hàng đầu Vietnet24h - Chứng nhận này được xác minh bởi UL Solutions, một tổ chức khoa học an toàn ứng dụng toàn cầu. Samsung Display đã được xếp hạng Bạch kim cho bốn cơ sở trong nước và bốn cơ sở khác ở nước ngoài.
Sự phát triển của AI và những thách thức đối với hệ thống điện Mỹ Vietnet24h - Các trung tâm dữ liệu AI đang ngày càng trở thành nguồn tiêu thụ năng lượng lớn, gây ra những áp lực đáng lo ngại đối với hệ thống lưới điện tại Mỹ. Với mục tiêu duy trì sự ổn định và bền vững, các tập đoàn công nghệ lớn đang tìm kiếm giải pháp năng lượng sạch như hạt nhân để đáp ứng nhu cầu này, nhưng điều này có đủ để giải quyết vấn đề lâu dài?
Đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng hạt nhân: kỳ vọng từ các cường quốc Vietnet24h - Khi các quốc gia như Nga, Pháp, và Mỹ đẩy mạnh phát triển năng lượng hạt nhân, thế giới đang chứng kiến một cuộc chuyển mình mạnh mẽ trong ngành năng lượng. Các thỏa thuận lớn và những bước tiến công nghệ đang mở đường cho một tương lai năng lượng sạch và bền vững hơn.
LG Display, Hanwha Solutions hợp tác phát triển bao bì thân thiện với môi trường bằng nhựa tái chế Vietnet24h - LG Display cho biết hôm thứ Hai (23/12) rằng, họ đã phát triển bao bì thân thiện với môi trường cho các linh kiện điện tử bằng nhựa tái chế sau khi tiêu dùng hợp tác với Hanwha Solutions.
Samsung Display đạt chứng nhận cắt giảm carbon đầu tiên trong ngành với tấm nền điện thoại thông minh Vietnet24h - Samsung Display đã nhận được chứng nhận giảm phát thải carbon quốc tế cho tấm nền màn hình OLED dành cho Galaxy S24 và Galaxy Z Flip 6
Các công ty LG cắt giảm 4,25 triệu tấn khí thải vào năm 2023 Vietnet24h - Bảy công ty liên kết của Tập đoàn LG đã giảm 4,25 triệu tấn khí thải carbon vào năm ngoái như một phần trong nỗ lực của tập đoàn nhằm đạt được trạng thái phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.