Môi trường & Năng lượng
Khắc phục điểm nghẽn logistics tại Đông Nam Bộ để tạo động lực phát triển kinh tế
Mộc Đức - Thứ Ba, 19/07/2022 4:24 CH
Vietnet24h - Đây là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết 53-NQ/TW năm 2005 và Kết luận 27-KL/TW năm 2012 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

tăng tVừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Kết luận số 27-KL/TW ngày 2/8/2012 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW.

Cần khắc phục điểm nghẽn về hậu cần

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - cho biết: Phát triển công nghiệp công nghệ cao và nâng cấp hệ thống dịch vụ logistics là vấn đề then chốt, là xu thế tất yếu để thúc đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh và bền vững đối với mọi quốc gia, nhất là đối với nền kinh tế đã có độ mở rất cao (trên 200%) như nước ta. Bởi các ngành này được ví như “bộ não” và “động mạch” của nền kinh tế quốc dân, có vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực sản xuất mới gắn với khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và kết nối, hỗ trợ, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

“Việt Nam có vị trí địa chính trị, kinh tế thuận lợi; là một trong những nước đi đầu trong tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới; hiện là một trong 20 quốc gia hàng đầu về thương mại quốc tế. Đây là những lợi thế riêng có, là nền tảng quan trọng để Việt Nam phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ logistics, đặc biệt là đối với khu vực đang giữ vai trò “đầu tàu” của nền kinh tế - một trong những trọng điểm công nghiệp của đất nước như vùng Đông Nam Bộ”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 53 và gần 10 năm thực hiện Kết luận 27 của Bộ Chính trị, vùng Đông Nam Bộ đã đạt được những bước phát triển quan trọng về kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh; khẳng định vai trò là “đầu tàu” kinh tế của cả nước, dẫn đầu về phát triển công nghiệp, thu hút FDI và góp phần giúp Việt Nam từng bước trở thành “công xưởng” của thế giới, với nhiều dự án quy mô lớn, sản phẩm có thương hiệu trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao (điển hình là các tập đoàn công ty hàng đầu thế giới như Intel, Sanofi, Samsung…); đồng thời đây cũng là khu vực tập trung hạ tầng logistics quan trọng của đất nước, đảm nhận 45% tổng khối lượng hàng hóa và hơn 60% khối lượng hàng container của cả nước (thông qua hệ thống cảng biển lớn như cảng Cát Lái, Cái Mép - Thị Vải); hỗ trợ tích cực cho các vùng kinh tế khác để tiêu thụ và xuất nhập khẩu hàng hóa.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng chỉ ra những bất cập, hạn chế mà vùng cần khắc phục như: Phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao còn phụ thuộc nhiều vào khu vực đầu tư nước ngoài; Tỷ lệ nội địa hóa các ngành chế tạo, điện tử tin học, viễn thông, điện tử chuyên dụng đạt thấp (chỉ từ 5 -15%); Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Dịch vụ logistics phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng; chi phí logistics còn cao; sự liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất - xuất nhập khẩu và doanh nghiệp logistics hiệu quả thấp; chưa hình thành được các trung tâm logistics quy mô lớn, có vai trò trung chuyển hàng hóa đa phương thức của vùng. Tắc nghẽn về giao thông, hạn chế về cơ sở hạ tầng và thiếu sự kết nối, hợp tác liên kết vùng - là những nút thắt phát triển logistics của vùng Đông Nam Bộ.

Để khắc phục các hạn chế nêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giúp vùng tiếp tục phát triển hiệu quả các điểm tiềm năng, lợi thế của vùng trong phát triển công nghiệp, công nghệ cao và dịch vụ logistics gồm:

Một là, đẩy nhanh việc xây dựng hoàn thành Quy hoạch các tỉnh, thành phố và Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh, đảm bảo cân đối vùng, miền và phù hợp với định hướng Quy hoạch Quốc gia, các Quy hoạch ngành Quốc gia, trong đó cần xác định việc ưu tiên phát triển công nghiệp, công nghệ cao và logistics là điều kiện quan trọng, xu thế tất yếu để đảm bảo phát triển nhanh và bền vững. Theo đó cần xây dựng các định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển phù hợp và bố trí không gian hợp lý nhằm khơi thông các điểm nghẽn về hạ tầng, khắc phục hạn chế về liên kết vùng và khai thác phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của cả vùng và từng địa phương.

Hai là, tiếp tục nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách đồng bộ, đủ mạnh và khả thi, nhằm đa dạng hóa các hình thức đầu tư để thúc đẩy phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, đặc biệt là hình thành các định chế tài chính mới xứng tầm khu vực ASEAN tại Thành phố Hồ Chí Minh; phát triển hạ tầng giao thông và hạ tầng trung tâm logistics, đảm bảo tính kết nối nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh của vùng; đồng thời chủ động tạo quỹ đất sạch và hạ tầng đồng bộ tại các khu, cụm công nghiệp để thu hút các công ty, tập đoàn kinh tế lớn, có kinh nghiệm, uy tín năng lực về tài chính, công nghệ và quản trị, có năng lực tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu vào đầu tư sản xuất kinh doanh ổn định, lâu dài, góp phần đưa vùng Đông Nam Bộ thật sự trở thành trung tâm phát triển công nghiệp, công nghệ cao, trung tâm dịch vụ logistics của đất nước khu vực và thế giới.

Ba là, chú trọng quy hoạch và đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, chủ động xây dựng, hoàn thiện hạ tầng xã hội, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống - sinh hoạt của người lao động; Có chính sách hỗ trợ đầu tư cho một số trường đại học - cao đẳng nghề trọng điểm trong vùng để nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, nhất là các công nghệ cơ bản và xây dựng các chương trình đào tạo tiên tiến về công nghiệp, công nghệ cao và logistics; Chú trọng đào tạo theo modul, gắn đào tạo với thực hành để hình thành đội ngũ người lao động tinh thông kiến thức, tay nghề, kỹ năng và có tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới.

Bốn là, đẩy mạnh thực hiện liên kết vùng trong phát triển các ngành công nghiệp, công nghệ cao và hệ thống logistics, nhất là liên kết hạ tầng giao thông, hệ thống trung tâm lưu chuyển hàng hóa đến các trung tâm logistics và liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất - xuất nhập khẩu với doanh nghiệp logistics. Tạo cơ chế đột phá để xây dựng các tập đoàn mạnh về logistics. Đổi mới công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phân phối hàng hóa qua nền tảng số và các kênh thương mại điện tử; đồng thời tiếp tục khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do mà nước ta đã ký kết để phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đa dạng hóa thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, công nghệ cao và dịch vụ logistics.

Năm là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính. Chú trọng rà soát, tiếp tục cắt giảm mạnh mẽ, phân cấp nhiều hơn và xây dựng chế tài, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc hành chính; chú trọng nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 ở hầu hết các thủ tục, hướng đến phát triển chính quyền số, nhằm rút ngắn thời gian và tiết giảm thực chất chi phí cho doanh nghiệp, người dân, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và lợi thế thu hút đầu tư của các địa phương trong vùng.s

Để tiếp tục thúc đẩy vùng Đông Nam Bộ phát triển tương xứng với vai trò là “đầu tàu”, “cực động lực” tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố phía Nam và cả nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định: Bộ Công Thương thống nhất sự cần thiết ban hành mới Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ; đồng thời có cơ chế điều phối vùng và cơ chế đối thoại thường xuyên - đột xuất giữa các bộ, ngành với các địa phương, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn - vướng mắc; khai thác có hiệu quả các tiềm năng - lợi thế của vùng cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. Đây là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; diện tích trên 30,5 ngàn km2 (9,2% diện tích của cả nước); dân số khoảng 21,9 triệu người (22% dân số cả nước); GRDP chiếm hơn 35% cả nước; đóng góp trên 40% tổng thu ngân sách; thu nhập bình quân đầu người cao gấp 1,58 lần, đô thị hóa gấp 1,8 lần trung bình cả nước.

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 53 và Kết luận số 27 thể hiện sự quan tâm đặc biệt, và là chủ trương có ý nghĩa chiến lược nhằm huy động cao nhất các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của vùng để phát triển mạnh, đi đầu cả nước, là cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước trong khu vực.

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 53, cơ cấu kinh tế của vùng dịch chuyển theo hướng hiện đại, tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo có xu hướng tăng, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng cao vượt mục tiêu đặt ra; tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ của vùng cao nhất cả nước; các ngành dịch vụ chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, logistics, viễn thông, vận tải, du lịch phát triển mạnh; đóng góp vào ngân sách cả nước của vùng Đông Nam bộ và cao nhất trong 6 vùng kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, năng suất lao động của vùng đạt mức cao nhất cả nước (năm 2020 đạt 265,3 triệu đồng/lao động) thể hiện chất lượng, trình độ tiến bộ của kinh tế vùng ở mức cao. Đã hình thành trung tâm công nghiệp hàng đầu của cả nước tại vùng, đóng góp tỷ trọng lớn trong xuất khẩu, tạo việc làm, thu ngân sách nhà nước.

Kinh tế tư nhân của vùng phát triển năng động, mạnh mẽ. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới cao nhất cả nước, tăng khoảng 81% trong giai đoạn 2011- 2020, chiếm 41,4% số lượng doanh nghiệp. Vùng là địa bàn thu hút FDI, phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn nhất cả nước.

Trong vùng, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại lớn nhất, là động lực lôi kéo, thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước và nhất là khu vực phía Nam. Bên cạnh đó, các lĩnh vực văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo đạt một số kết quả nổi bật.

Làm gì để thu hút lao động giỏi trong ngành Điện tử Việt Nam? Vietnet24h - Trong bối cảnh phục hồi và phát triển sau đại dịch Covid-19, Việt Nam đang đứng trước cơ hội hiếm có để tạo ra nhiều việc làm tốt hơn, môi trường làm việc tốt hơn, nâng cao năng suất và nâng tầm kỹ năng lao động trong chuỗi cung ứng điện tử.
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Hàng tỷ đô la bị đe dọa: Kế hoạch bãi bỏ Đạo luật CHIPS của Trump khiến các nhà sản xuất chip Hàn Quốc lo lắng Vietnet24h - Bất ổn chính trị kéo dài khiến các công ty Hàn Quốc không còn quyền đàm phán với Hoa Kỳ.
Nỗ lực bãi bỏ Đạo luật CHIP của Trump gây ra cuộc tranh luận về Chiến lược bán dẫn của Hoa Kỳ Vietnet24h - Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tuyên bố ý định bãi bỏ Đạo luật CHIPs trong phiên họp chung của Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 4 tháng 3 (giờ địa phương).
Cổ phiếu công nghệ giảm 7% kể từ khi Trump nhậm chức vì chiến tranh thương mại làm gia tăng sự bất ổn Vietnet24h - Cổ phiếu công nghệ đã giảm hơn 7% kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.
Nhật Bản ưu tiên phần mềm nội địa cho an ninh mạng Vietnet24h - Tính đến năm 2021, các công ty trong nước chiếm khoảng 40% các sản phẩm đối phó an ninh mạng của Nhật Bản. Nhưng đối với các sản phẩm mới nhất, tỷ lệ này thường dưới 10%.
Hàn Quốc: Bộ trưởng Công nghiệp đưa ra giải pháp thay thế 'mang tính xây dựng', 'cùng có lợi' trong bối cảnh lo ngại về thuế quan của Trump Vietnet24h - Bộ trưởng Công nghiệp Hàn Quốc bày tỏ sự tin tưởng vào thứ Tư (26/2) rằng, Seoul và Washington sẽ có thể tìm ra một giải pháp thay thế "mang tính xây dựng" và "cùng có lợi".
Bắc Kinh áp dụng DeepSeek để dẫn đầu việc áp dụng AI khi tìm kiếm động lực tăng trưởng mới Vietnet24h - DeepSeek cũng đã làm rung chuyển hệ sinh thái AI của Trung Quốc, với các tổ chức nhà nước cũng như các công ty công nghệ lớn, bao gồm cả các đối thủ cạnh tranh, tận dụng kiến ​​trúc nguồn mở của nó.
Đài Loan cam kết đàm phán với Hoa Kỳ, đầu tư nhiều hơn để xoa dịu Trump Vietnet24h - Tổng thống Đài Loan Lai Ching-te đã cam kết vào thứ Sáu (14/2) sẽ đàm phán với Hoa Kỳ về những lo ngại của Tổng thống Donald Trump đối với ngành công nghiệp chip và đầu tư nhiều hơn vào và mua nhiều hơn từ quốc gia này, đồng thời tăng chi tiêu quốc phòng.
Hàn Quốc: Khủng hoảng thiếu hụt nhân tài chip được củng cố bởi nỗi ám ảnh về trường y Vietnet24h - Với các trường y khoa đang hút cạn những tài năng hàng đầu như một 'hố đen', các chuyên gia về chip kêu gọi một chính sách phát triển tài năng có hệ thống
Tổng thống Pháp Macron sẽ đầu tư 109 tỷ euro vào AI cho khu vực tư nhân của Pháp Vietnet24h - Pháp sẽ công bố các khoản đầu tư của khu vực tư nhân với tổng trị giá khoảng 109 tỷ euro (112,5 tỷ đô la) trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo của mình trong Hội nghị thượng đỉnh Paris AI sẽ khai mạc vào thứ Hai (10/2), Tổng thống Emmanuel Macron cho biết.
Hàn Quốc: Bộ Môi trường tham gia vào động thái chặn quyền truy cập vào DeepSeek Vietnet24h - Hôm nay, thứ Năm, 6/2, Bộ Môi trường Hàn Quốc đã tham gia cùng nhiều bộ khác của chính phủ Hàn Quốc trong việc chặn quyền truy cập vào dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) của Trung Quốc DeepSeek giữa những lo ngại về việc thu thập dữ liệu người dùng.
Hyundai Motor Group mở nhà máy sản xuất xe điện được chào hàng rầm rộ tại Hoa Kỳ Vietnet24h - Hyundai Motor Group đã tổ chức lễ khai trương hoành tráng cho Hyundai Motor Group Metaplant America (HMGMA) tại Georgia vào thứ Tư (giờ địa phương), với mục tiêu đưa nơi này trở thành trụ cột sản xuất chính cho xe điện (EV) và xe hybrid của hãng sản xuất ô tô này.
Các gã khổng lồ công nghệ Hoa Kỳ đang đặt cược lớn vào robot hình người — nhưng Trung Quốc đã đi trước Vietnet24h - Sự phấn khích của các nhà đầu tư xung quanh robot ngày càng tăng khi có nhiều lời nhắc đến từ các nhà lãnh đạo công nghệ như Jensen Huang của Nvidia và các kế hoạch đầy tham vọng của Elon Musk của Tesla.
Giám đốc điều hành lượng tử của Google cho biết công nghệ 'còn 5 năm nữa mới có thể đột phá thực sự' Vietnet24h - Một trong những giám đốc điều hành cấp cao của Google chuyên nghiên cứu máy tính lượng tử cho biết ông tin rằng công nghệ này chỉ còn cách năm năm nữa là có thể chạy các ứng dụng thực tế mà máy tính hiện đại không thể tính toán được.
2 bằng sáng chế OLED của Solus Advanced bị công ty con của Samsung vô hiệu hóa Vietnet24h - Hai bằng sáng chế mới nhất mà Solus Advanced Materials nộp đã bị đối thủ Novaled, một công ty con của Samsung Group, vô hiệu hóa.
Đồng hồ gập của Apple: Bước đột phá đáng mong đợi Vietnet24h - Một bằng sáng chế mới của Apple hé lộ khả năng hãng đang phát triển Apple Watch có màn hình gập, giúp thiết bị linh hoạt hơn và hoạt động độc lập hơn. Nếu thành hiện thực, đây có thể là một trong những sản phẩm sáng tạo nhất của Apple.
CEO Huang Jensen của Nvidia cho biết chip nhanh hơn là cách tốt nhất để giảm chi phí AI Vietnet24h - Phát biểu tại hội nghị GTC của Nvidia vào thứ Ba, Huang cho biết những thắc mắc của khách hàng về chi phí và lợi tức đầu tư vào bộ xử lý đồ họa (GPU) của công ty sẽ không còn nữa khi có những con chip nhanh hơn.
Samsung hướng đến AI, các thỏa thuận M&A để thúc đẩy tăng trưởng cổ phiếu Vietnet24h - CEO gợi ý về thỏa thuận M&A 'có ý nghĩa' trong năm nay để thúc đẩy hoạt động kinh doanh chip AI.
Hơn 20 công ty công nghệ Đài Loan tham gia Hội nghị Trí tuệ nhân tạo toàn cầu GTC của Nvidia 2025 Vietnet24h - Một số công ty Đài Loan sẽ tham gia hội nghị trí tuệ nhân tạo toàn cầu tại California vào tuần này, do gã khổng lồ công nghệ Mỹ Nvidia Corp. tổ chức, đây là công ty hàng đầu trong thiết kế bộ xử lý đồ họa.
Những khó khăn của nhà máy đúc Samsung trầm trọng hơn trong bối cảnh đàm phán liên doanh TSMC-Intel Vietnet24h - Hoạt động kinh doanh xưởng đúc của Samsung có thể gặp "nguy cơ nghiêm trọng" nếu TSMC và các nhà thiết kế chip lớn của Hoa Kỳ thành lập một liên doanh để vận hành các cơ sở sản xuất chất bán dẫn của Intel.
Hội nghị quốc tế về "Trí tuệ nhân tạo và Bán dẫn - AISC 2025": Cơ hội tiếp cận những bước tiến mới nhất về AI, bán dẫn tại Việt Nam Vietnet24h - Ngày 12/3, Hội nghị quốc tế về trí tuệ nhân tạo và bán dẫn (AISC) 2025 được tổ chức bởi Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) Aitomactic, Hoa Kỳ và chính thức khai mạc tại NIC Hòa Lạc.
Công nghệ đột phá: Trang phục tạo ra điện từ năng lượng Mặt Trời Vietnet24h - Công ty Toyoda Gosei của Nhật Bản đang thử nghiệm áo vest tích hợp pin năng lượng Mặt Trời perovskite siêu mỏng. Sản phẩm không chỉ cấp điện cho thiết bị nhỏ mà còn mở ra tiềm năng lớn trong ngành thời trang thông minh.
VinFast và BNI ký kết quan hệ đối tác chiến lược toàn diện để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và tăng trưởng bền vững Vietnet24h - VinFast và PT Bank Negara Indonesia (Persero) Tbk (BNI) đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) trong Đối thoại doanh nghiệp cấp cao Việt Nam-Indonesia với chủ đề "Việt Nam-Indonesia: Quan hệ đối tác vì sự tiến bộ và thịnh vượng".
Chủ tịch Tập đoàn SK gặp gỡ Tổng bí thư Tô Lâm thảo luận về hợp tác năng lượng Vietnet24h - Ông Chey đã có cuộc hội đàm với quan chức cấp cao của Việt Nam tại Hà Nội vào thứ Sáu (15/2), cùng với các giám đốc của SK Innovation E&S, SK Energy, SKC và SK Earth On.
Hội nghị năng lượng điện khai mạc tại Seoul giới thiệu nhiều công nghệ tiên tiến Vietnet24h - Một hội nghị về năng lượng điện đã khai mạc tại Seoul vào hôm nay, thứ Tư (12/2), để giới thiệu các công nghệ điện tiên tiến của các công ty trong và ngoài Hàn Quốc.
Tổng thống Trump ra lệnh cho Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, sẽ tuyên bố 'tình trạng khẩn cấp về năng lượng quốc gia' Vietnet24h - Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cho Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris.
Kế hoạch tái chế nhôm từ ô tô và lưu giữ toàn bộ tại Hoa Kỳ của một công ty khởi nghiệp Vietnet24h - Sortera cho biết họ là công ty duy nhất của Hoa Kỳ có công nghệ phân loại để tái sử dụng chất lượng cao nhất — tức là lấy nhôm từ nắp capo ô tô và đưa trở lại nắp capo ô tô.
Samsung Display đạt chứng nhận không rác thải hàng đầu Vietnet24h - Chứng nhận này được xác minh bởi UL Solutions, một tổ chức khoa học an toàn ứng dụng toàn cầu. Samsung Display đã được xếp hạng Bạch kim cho bốn cơ sở trong nước và bốn cơ sở khác ở nước ngoài.
Sự phát triển của AI và những thách thức đối với hệ thống điện Mỹ Vietnet24h - Các trung tâm dữ liệu AI đang ngày càng trở thành nguồn tiêu thụ năng lượng lớn, gây ra những áp lực đáng lo ngại đối với hệ thống lưới điện tại Mỹ. Với mục tiêu duy trì sự ổn định và bền vững, các tập đoàn công nghệ lớn đang tìm kiếm giải pháp năng lượng sạch như hạt nhân để đáp ứng nhu cầu này, nhưng điều này có đủ để giải quyết vấn đề lâu dài?
Đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng hạt nhân: kỳ vọng từ các cường quốc Vietnet24h - Khi các quốc gia như Nga, Pháp, và Mỹ đẩy mạnh phát triển năng lượng hạt nhân, thế giới đang chứng kiến một cuộc chuyển mình mạnh mẽ trong ngành năng lượng. Các thỏa thuận lớn và những bước tiến công nghệ đang mở đường cho một tương lai năng lượng sạch và bền vững hơn.
LG Display, Hanwha Solutions hợp tác phát triển bao bì thân thiện với môi trường bằng nhựa tái chế Vietnet24h - LG Display cho biết hôm thứ Hai (23/12) rằng, họ đã phát triển bao bì thân thiện với môi trường cho các linh kiện điện tử bằng nhựa tái chế sau khi tiêu dùng hợp tác với Hanwha Solutions.