Để so sánh, Samsung đã thu về 14.87 nghìn tỷ won (khoảng 13.3 tỷ USD) lợi nhuận trong Q2/2018. Ngoài ra, do doanh số bán hàng chậm trong phân khúc cao cấp, lợi nhuận từ mảng di động cũng giảm 42% mặc dù tổng số smartphone mà hãng bán ra lại tăng. Được biết, doanh thu của Samsung tăng 8% là nhờ doanh số bán hàng vững chắc từ các mẫu điện thoại Galaxy A tầm trung.
Thị trường bán dẫn đình trệ là một rào cản khác mà Samsung phải đối mặt trong giai đoạn này. Nhu cầu sụt giảm và giá chip nhớ cũng giảm mạnh khiến doanh thu từ mảng bán dẫn của hãng chỉ đạt doanh thu 16.09 nghìn tỷ won (khoảng 13.6 tỷ USD) và lợi nhuận hoạt động 3.4 nghìn tỷ won, giảm gần 71% so với một năm trước.
Doanh thu quý II của hãng này là 56.130 tỷ won. Samsung đang lên kế hoạch ra mắt 2 điện thoại cao cấp nữa vào nửa cuối năm, để hồi phục lợi nhuận. Dù vậy, thị trường smartphone toàn cầu yếu đi có thể hạn chế đà tăng.
Hãng cũng kỳ vọng thị trường chip nhớ hồi phục trong nửa cuối năm. “Nhu cầu máy chủ được dự báo tăng dần khi khách hàng điều chỉnh hàng tồn kho và mua trở lại. Nhu cầu PC cũng có thể đi lên”, Samsung cho biết, ám chỉ nhu cầu DRAM của hãng cũng sẽ tăng theo.
Đối thủ của Samsung – Apple cũng vừa công bố doanh thu từ iPhone giảm trong quý II. Tuy nhiên, doanh thu tổng lại tăng, nhờ các mảng dịch vụ nội dung như âm nhạc hay ứng dụng. Đây là mảng Samsung còn thiếu.
Đối với thị trường điện thoại di động, Samsung cho biết họ đã đạt "các lô hàng lớn đối với những sản phẩm đại trà, tuy nhiên kết quả chung vẫn bị kéo lại bởi doanh số bán hàng chủ lực giảm, cũng như chi phí quảng cáo tăng", báo cáo cho biết thêm.
Kết quả được Samsung tung ra chỉ vài giờ sau khi Apple công bố kết quả quý II-2019 của mình. Tuy doanh thu kém, Apple lại có kết quả tăng trưởng tốt hơn mong đợi nhờ phát triển dịch vụ hỗ trợ để bù đắp.
Kết quả kinh doanh của các hãng chip Hàn Quốc quý III có thể chịu ảnh hưởng từ lệnh hạn chế xuất khẩu vật liệu bán dẫn của Nhật Bản. Hai quốc gia này đang căng thẳng quanh vấn đề lao động cưỡng ép thời chiến tranh. SK Hynix (Hàn Quốc) tuần trước cũng cảnh báo khả năng sản xuất chip bị gián đoạn do quyết định của Nhật Bản. Họ cho biết sẽ giảm đầu tư và sản xuất để kiềm chế nguồn cung.
Tokyo đã áp một số rào cản đối với một số loại hóa chất xuất khẩu đến Hàn Quốc. Các hóa chất này vốn đóng vai trò quan trọng, trong hoạt động sản xuất linh kiện điện tử của doanh nghiệp Hàn.
Đề cập tới trở ngại từ phía Nhật, Samsung viết: "Hãng đang đối mặt với các thách thức từ sự thiếu chắc chắn không chỉ trong hoại động kinh doanh, mà còn từ những thay đổi trong môi trường kinh tế vĩ mô toàn cầu".
Samsung hiện đang là đế chế doanh nghiệp gia đình (chaebol) lớn nhất của Hàn Quốc, cũng như đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế nước này.