Tầm nhìn chính sách
Xuất khẩu lao động ngành điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản: Thực trạng và triển vọng
Nguyễn Thị Liên - Đại học Ngoại thương Hà Nội - Thứ Tư, 03/06/2020 2:04 CH
Vietnet24h - Nhật Bản đang trở thành nước dẫn đầu trong số những thị trường Việt Nam xuất khẩu lao động. Mối quan hệ ngoại giao ngày càng khăng khít giữa hai nước, cùng với sự bù đắp về thiếu hụt lao động, nét văn hóa Đông Á tương đồng và vị trí địa lý là những nhân tố đóng góp cho sự tăng mạnh về số lượng lao động xuất khẩu trong một thập niên trở lại đây.

Chính phủ hai nước Việt Nam - Nhật Bản đã đạt được những bước tiến quan trọng, đặt nền tảng hỗ trợ cho việc xuất khẩu lao động ngành điều dưỡng, hộ lý. Các doanh nghiệp đã xúc tiến triển khai các đơn hàng sang Nhật Bản; người lao động đã thực hiện nghiêm túc các quy định, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của ngành nghề khi sang Nhật Bản làm việc. Tuy nhiên, nhu cầu nguồn nhân lực trong ngành vẫn còn rất lớn, nhưng số lao động xuất khẩu thì chưa cao so với các ngành nghề còn lại, điều kiện ứng tuyển còn rất khắt khe khiến cho lao động gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu đã đề xuất các nhóm giải pháp đến từ phía Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động, trong đó kiến nghị nên bổ sung thêm các đơn vị được cấp phép xuất khẩu lao động ngành điều dưỡng, hộ lý; doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng đào tạo lao động và minh bạch trong quá trình tuyển chọn đơn hàng; người lao động cần nâng cao ý thức về nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi làm việc tại nước ngoài.

Xuất khẩu lao động là một trong những hoạt động nhận được nhiều sự quan tâm từ Đảng và Nhà nước cùng người dân, do đây là hoạt động xuất khẩu liên quan đến tài nguyên con người. Hiện nay, Nhật Bản đang trở thành nước dẫn đầu trong số những thị trường Việt Nam xuất khẩu lao động. Mối quan hệ ngoại giao ngày càng khăng khít giữa hai nước, cùng với sự bù đắp về thiếu hụt lao động, nét văn hóa Đông Á tương đồng và vị trí địa lý là những nhân tố đóng góp cho sự tăng mạnh về số lượng lao động xuất khẩu trong một thập niên trở lại đây. 

Ngành điều dưỡng, hộ lý là một ngành mới được đưa vào trong danh sách các ngành nghề đào tạo lao động xuất khẩu. Với đặc thù và yêu cầu riêng biệt, ngành điều dưỡng, hộ lý có những điều kiện nhất định đối với lao động, trong đó có năng lực và thái độ. Dự báo trong tương lai, Nhật Bản ngày càng cần nhiều nhân lực trong ngành nghề này. Nhưng cho đến nay, số lao động xuất khẩu sang Nhật Bản theo diện điều dưỡng, hộ lý là không nhiều. Chính phủ chưa có các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động này, các doanh nghiệp chưa có quy trình tuyển chọn và đào tạo chất lượng cao, người lao động còn thiếu kỹ năng, hiểu biết. Bài viết này tập trung tìm hiểu về thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động ngành điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản, từ đó đánh giá triển vọng và đề xuất các giải pháp để thúc đẩy hoạt động này trong thời gian tới.

Bài viết được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính, trong đó các số liệu thứ cấp được trích từ thống kê và báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động - thương binh và xã hội. Các phương pháp thống kê và phân tích, mô tả và so sánh số liệu được áp dụng trong nghiên cứu này.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tổng quan về hoạt động xuất khẩu lao động ngành điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản giai đoạn 2012-2019

Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao vào ngày 21 tháng 9 năm 1973. Theo đó, hai bên hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau như thương mại, đầu tư trực tiếp, vốn viện trợ ODA, hợp tác lao động, văn hóa giáo dục và du lịch. Nhật Bản được coi là đối tác chiến lược hàng đầu, nhà tài trợ ODA lớn nhất và là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam tính đến năm 2019. Đây cũng là thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất, với 80,002 người lao động xuất khẩu trong năm 2019, tại Đài Loan là 54,480 người, Hàn Quốc là 7,215 người, Romania là 1,400 người (Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

Kể từ ngày 25/12/2008 khi Hiệp định đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được ký kết và bắt đầu có hiệu lực từ 1/10/2009, các cam kết dành ưu đãi của hai nước cho nhau dần được thực thi, các hoạt động khác nằm trong khuôn khổ cũng được thúc đẩy triển khai. Đáng chú ý là chương trình Economic Partnership Agreement (EPA) được ký kết năm 2012, là một trong những hoạt động triển khai Hiệp định VJEPA. Đây là chương trình Tuyển chọn điều dưỡng, hộ lý người Việt Nam sang học tập và làm việc tại Nhật Bản do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì. Có thể nói, đây là bước đi cơ bản, đặt nền móng cho sự phát triển của ngành đào tạo điều dưỡng, hộ lý xuất khẩu sang Nhật, song song với các ngành nghề khác như Cơ khí, Xây dựng, Dệt may, Nông nghiệp,... 

Hiện nay đang có hai chương trình là chương trình EPA của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và chương trình Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh Điều dưỡng của Việt Nam với các nội dung nằm trong Biên bản ghi nhớ hợp tác về chế độ Thực tập sinh Kỹ năng (MOC). Chương trình MOC được Nhật Bản và Việt Nam ký kết vào ngày 6/6/2017 và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/11/2017. Đây là hai chương trình đều do Chính phủ hợp tác triển khai, tuy nhiên, hai chương trình có những đặc điểm khác nhau.

Tiêu chí so sánh

Chương trình EPA

Chương trình MOC

Nội dung chương trình

Nằm trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). Mục tiêu đưa các ứng viên điều dưỡng, hộ lý từ Việt Nam sang Nhật Bản vừa học vừa làm, sau đó thi chứng chỉ quốc gia Nhật Bản về điều dưỡng.

Biên bản ghi nhớ Hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, trong đó có chế độ thực tập sinh kỹ năng. Nhật Bản tiếp nhận thực tập sinh ngành điều dưỡng, hộ lý từ Việt Nam sang làm việc.

Đơn vị tuyển chọn, đào tạo và cử đi

Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

13 Doanh nghiệp Xuất khẩu lao động được cấp phép

Yêu cầu trình độ

Tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng, hộ lý. Đã có kinh nghiệm. Trình độ tiếng Nhật đạt N2 trở lên trong kỳ thi tiếng Nhật JLPT

Tốt nghiệp THPT trở lên. Đạt trình độ tiếng Nhật tối thiểu N4 trong kỳ thi tiếng Nhật JLPT

Thời gian thi tuyển

1 lần 1 năm từ tháng 9 - tháng 11

Thi tuyển hàng tháng

Thời gian làm việc

4 năm

3 năm

Chi phí học tập, sinh hoạt

Được hỗ trợ hoàn toàn

Phải đóng phí

Thời gian đào tạo tại Việt Nam

12 tháng

5 tháng

Có thể thấy, chương trình EPA là chương trình mang lại nhiều lợi ích cho người lao động hơn, nhưng số lượng tuyển chọn không nhiều, thời gian tuyển chọn ngắn nên tỷ lệ cạnh tranh rất cao. Khi tham gia chương trình EPA, người lao động sẽ được đào tạo rất kỹ lưỡng, yêu cầu phải đạt được những trình độ nhất định trước khi sang Nhật Bản làm việc. Chính vì thế, số lao động được phép xuất khẩu không nhiều. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã triển khai chương trình thứ 2, thông qua Biên bản ghi nhớ giữa hai nước, và cấp phép cho một số doanh nghiệp để có thể tuyển chọn và đào tạo lao động ngành điều dưỡng, hộ lý, nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động này và tạo điều kiện cho người lao động.

Thực trạng xuất khẩu trong ngành điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản giai đoạn 2012-2019
Số lao động xuất khẩu của Việt Nam tăng trong những năm vừa qua. Từ năm 2012, tổng số lao động của Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác là 80,320 người, con số này liên tục tăng cho đến cuối năm 2019, số lao động xuất khẩu đạt 147,387 người, tăng hơn 87%. 

Biểu đồ 1: Số lao động Việt Nam xuất khẩu giai đoạn 2012-2019

Đơn vị: Người

 

Kể từ năm 2018, Nhật Bản vượt qua Đài Loan, trở thành thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất của Việt Nam. Vào năm 2019, số lao động xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 54% trong tổng số lao động xuất khẩu. Kể từ khi hai Chính phủ ký kết Hiệp định VJEPA, số lao động xuất khẩu sang Nhật Bản đã liên tục tăng, dù những năm đầu còn gặp nhiều khó khăn do đây là một thị trường khó tính, đòi hỏi khắt khe về trình độ, năng lực và thái độ. Hơn nữa, tiếng Nhật còn là một trong những ngôn ngữ khó trên thế giới, trở thành rào cản lớn đối với người lao động Việt.

Biểu đồ 2: Số lao động xuất khẩu sang Nhật Bản giai đoạn 2012-2019

Đơn vị: Người

Có 7 nhóm ngành nghề chính (76 ngành nghề) bao gồm: Nông nghiệp, Xây dựng, Chế biến thực phẩm, Dệt may, Cơ khí và kim loại, Ngư nghiệp và nhóm khác được Chính phủ Nhật Bản cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc. Trong đó có 14 ngành nghề được cấp Visa đặc định, loại visa mới khác với Visa lao động trước đó, được triển khai từ Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOC) về khung pháp lý cơ bản triển khai chương trình “Lao động kỹ năng đặc định” giữa Bộ Tư pháp Nhật Bản và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Quản lý lao động ngoài nước). Điều dưỡng, hộ lý nằm trong số 14 ngành nghề trên. Do đó, khi lao động ngành điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản làm việc sẽ được cấp loại visa này. 

Số lượng lao động xuất khẩu theo ngành điều dưỡng, hộ lý chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng số lao động xuất khẩu sang Nhật Bản. Chương trình EPA của Chính phủ là một chương trình uy tín và có quyền hạn tuyển chọn, tiến cử lao động theo ngành này sang Nhật bản. Theo các con số thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, từ khi triển khai chương trình đến nay, có 1440 lao động tham gia, 1109 lao động chính thức được xuất khẩu sang Nhật Bản1. Con số này chỉ chiếm 0,01% so với tổng số lao động xuất khẩu trong riêng năm 2019.

Biểu đồ 3: Số lao động xuất khẩu ngành điều dưỡng, hộ lý theo chương trình EPA

Đơn vị: Người

Biểu đồ trên cho thấy, mặc dù tổng số lao động xuất khẩu sang Nhật Bản tăng liên tục qua các năm với mức tăng mạnh, số lao động ngành điều dưỡng, hộ lý lại có xu hướng ổn định, mức độ tăng không nhiều. Con số thực tế còn khá khiêm tốn so với những ngành nghề khác.

Nguyên nhân có thể đến từ nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó bản thân ngành điều dưỡng, hộ lý là một ngành yêu cầu trình độ khá cao. Lao động không những phải đáp ứng trình độ về điều dưỡng, y tá, mà còn phải có trình độ tiếng Nhật đạt mức thành thạo (N2) để có thể giao tiếp cơ bản và chuyên môn đối với người bệnh. Ngoài ra, lao động phải đáp ứng về sức khỏe, kỹ năng và thái độ tốt để có thể làm việc trong môi trường áp lực cao như Nhật Bản. Không những vậy, lao động theo ngành điều dưỡng, hộ lý khi sang Nhật Bản vừa học vừa làm, muốn có cơ hội ở lại làm việc thì cần đạt chứng chỉ quốc gia của Nhật Bản về điều dưỡng, hộ lý. Tính đến thời điểm hiện tại, có 48/69 ứng viên thi đỗ chứng chỉ này. Chính những điều này là rào cản khiến cho số lao động tham gia và được tuyển chọn là không nhiều.

Triển vọng và định hướng
Theo Tổ chức Phúc lợi quốc tế Nhật Bản (JICWELS), các ứng viên điều dưỡng, hộ lý của Việt Nam được đánh giá cao về tinh thần làm việc chăm chỉ, ngoại ngữ khá, thái độ cầu thị. Hơn nữa, trong năm năm tới, Nhật Bản ước tính cần khoảng 25,000 hộ lý, điều dưỡng viên. Việt Nam là một trong số những nước mà Nhật Bản đang tích cực hợp tác tuyển chọn, đào tạo lao động ngành nghề này. Có thể nhận thấy, sự thiếu hụt về lực lượng lao động, cùng tình trạng dân số già đang là những vấn đề nan giải mà Nhật Bản gặp phải. Để khắc phục tình trạng này, Nhật Bản đã liên tiếp đưa ra những chính sách hỗ trợ lao động các nước đến làm việc. Với riêng Việt Nam, song song với việc ký kết những hiệp định, biên bản ghi nhớ với chính phủ, Nhật Bản cũng thay đổi một số các quy chế về visa, cư trú, xuất nhập cảnh, tạo điều kiện dễ dàng cho người lao động.

Chính phủ Việt Nam nên có các chính sách tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội được làm việc, cư trú, đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất. Chính phủ cũng nên thí điểm thêm với 1 số doanh nghiệp xuất khẩu lao động ngoài 13 doanh nghiệp đã được cấp phép, tạo điều kiện để doanh nghiệp tự mình tuyển chọn, đào tạo và tiến cử lao động.

Phía doanh nghiệp xuất khẩu lao động trước hết cần tự ý thức được vai trò của mình, đặt quyền lợi của người lao động song song với lợi ích của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chủ động minh bạch các thông tin về cư trú, tài chính, chế độ cho người lao động; đưa ra các biện pháp quản lý người lao động tốt, tránh phát sinh những tình huống xấu. Doanh nghiệp cần phải có quy trình tuyển dụng, đào tạo tốt, liên tục phối hợp giữa lý thuyết và thực tế để người lao động làm quen dần với môi trường làm việc.

Ngoài ra, bản thân người lao động cần tự giác chấp hành các quy định của hai nước về nhập cảnh, cư trú, cần phải rõ ràng trong việc kê khai thông tin, có lý lịch đạo đức, phẩm chất tốt. Người lao động cũng cần tuân thủ theo sự quản lý của doanh nghiệp và nơi làm việc, có thái độ chăm chỉ, có kiến thức vững vàng; tránh các tình trạng bỏ trốn, vi phạm pháp luật nơi làm việc.

Tóm lại, xuất khẩu lao động theo ngành điều dưỡng, hộ lý trong tương lai còn nhiều triển vọng. Để nắm lấy cơ hội và bắt kịp xu thế, không chỉ Chính phủ mà bản thân doanh nghiệp và người lao động cần đồng lòng, hợp tác chặt chẽ để có thể thúc đẩy hoạt động này trong thời gian tới. 

VEIA nhận bằng khen đóng góp tích cực xây dựng Bộ luật Lao động 2019 Vietnet24h - Sáng 4/3 tại Hà Nội, VCCI tổ chức trao bằng khen cho hiệp hội các doanh nghiệp đã có nhiều đóng góp tích cực trong xây dựng luật Lao động 2019 và công bố thành lập tổ công tác gồm đại diện của các hiệp hội để hỗ trợ tích cực hơn nữa trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.
Theo VEHO Press - dịch vụ cung cấp thông tin hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp Nhật Bản
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Tổng giám đốc điều hành Intel vạch ra con đường phía trước cho công ty Vietnet24h - Sau cuộc họp hội đồng quản trị kéo dài ba ngày vào tuần trước, Tổng giám đốc điều hành của Intel, Pat Gelsinger đã vạch ra con đường phía trước của công ty trong một lá thư gửi cho nhân viên.
Hoa Kỳ triển khai các biện pháp kiểm soát xuất khẩu liên quan đến chip mới Vietnet24h - Chính quyền Biden đang triển khai các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới đối với các công nghệ quan trọng, bao gồm máy tính lượng tử và hàng hóa bán dẫn, trong bối cảnh Trung Quốc đang đạt được những tiến bộ trong ngành chip toàn cầu.
Các nhà lập pháp lo ngại về quảng cáo ma túy bất hợp pháp trên Facebook và Instagram Vietnet24h - Một nhóm nhà lập pháp lưỡng đảng đã gửi cho Giám đốc điều hành Meta, Mark Zuckerberg một lá thư bày tỏ quan ngại về các quảng cáo ma túy bất hợp pháp trên Facebook và Instagram.
Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Vietnet24h - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 791/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn (Ban Chỉ đạo).
Khuyến nghị cấm trẻ dưới 16 tuổi sử dụng smartphone và mạng xã hội Vietnet24h - Theo báo cáo của Ủy ban giáo dục Hạ viện Anh, việc khuyến nghị cấm trẻ dưới 16 tuổi sử dụng smartphone và tăng độ tuổi tối thiểu để mở tài khoản mạng xã hội lên 16 nhằm giảm tác động tiêu cực của công nghệ đối với sức khỏe và giáo dục của thanh thiếu niên.
Hội nghị thượng đỉnh AI toàn cầu lần thứ hai đảm bảo các cam kết an toàn từ các công ty Vietnet24h - Mười sáu công ty đi đầu trong việc phát triển Trí tuệ nhân tạo đã cam kết vào thứ Ba tại một cuộc họp toàn cầu để phát triển công nghệ này một cách an toàn vào thời điểm các cơ quan quản lý đang cố gắng theo kịp sự đổi mới nhanh chóng và những rủi ro mới nổi.
Hàn Quốc thiết lập hệ thống bản quyền nội dung AI vào cuối năm nay Vietnet24h - Theo Bộ Khoa học và CNTT Hàn Quốc hôm nay thứ Ba (21/5) cho biết, Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch thiết lập các giao thức kỹ thuật số mới bằng cách cải tiến hệ thống bản quyền cho nội dung do AI tạo ra và giải quyết các tin tức giả mạo do deepfake tạo ra.
Hàn Quốc chuẩn bị gói hỗ trợ trị giá hơn 7 tỷ USD cho ngành công nghiệp chip Vietnet24h - Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố sẽ dồn mọi nguồn lực có thể để giành chiến thắng trong "cuộc chiến" về chip, hứa hẹn lợi ích về thuế cho các khoản đầu tư.
Samsung có kế hoạch tăng thêm 1 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam hàng năm Vietnet24h - Giám đốc tài chính (CFO) của Samsung Electronics Park Hark-kyu cho biết khi gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hà Nội hôm thứ Năm vừa qua (10/5), Samsung có kế hoạch bổ sung khoảng 1 tỷ USD vào đầu tư vào Việt Nam hàng năm.
Thắt chặt quản lý thuê bao di động, đẩy mạnh phòng chống SIM rác Vietnet24h - Các biện pháp quản lý thuê bao di động chặt chẽ hơn được đưa ra nhằm phòng chống SIM rác, đảm bảo an ninh mạng và quyền lợi người dùng.
Samsung đang rất cần tăng năng suất đúc chip cho bộ vi xử lý AI Vietnet24h - Samsung Electronics đang phải đối mặt với nhu cầu cấp thiết là phải tăng năng suất sản xuất tại xưởng đúc cho bộ xử lý trí tuệ nhân tạo (AI) vì Nvidia đã gợi ý khả năng chuyển các đơn đặt hàng khỏi TSMC của Đài Loan, với lý do nhu cầu mạnh mẽ liên tục đối với chipset của công ty.
Giới công nghệ nhìn nhận điều gì ở việc Huawei ra mắt điện thoại gập ba Vietnet24h - Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei đã ra mắt điện thoại thông minh mới vào thứ Ba (10/9), được coi là điện thoại gập ba đầu tiên trên thế giới, vài giờ sau khi đối thủ cạnh tranh của Hoa Kỳ là Apple vén bức màn về chiếc iPhone mới được xây dựng cho AI.
Theo CEO Samsung: Nỗ lực phát triển AI của Samsung còn nhiều việc phải làm Vietnet24h - CEO Han Jong-hee chọn bảo mật là ưu tiên hàng đầu để phổ biến rộng rãi hơn các thiết bị gia dụng hỗ trợ AI.
Bill Gates nói về lợi ích và hạn chế của công nghệ AI trong công việc Vietnet24h - Bill Gates tiết lộ rằng tính năng AI mà ông sử dụng nhiều nhất chính là công cụ tóm tắt cuộc họp, đặc biệt là trong các cuộc họp liên quan đến sức khỏe cộng đồng và trí tuệ nhân tạo.
Genmoji và loạt tính năng mới sắp có mặt trên iOS 18.2 Vietnet24h - Apple sắp ra mắt phiên bản iOS 18.2 với nhiều tính năng đột phá, hứa hẹn sẽ làm hài lòng người dùng với những trải nghiệm cải tiến và tiện ích vượt trội.
Samsung hình dung tương lai thuận tiện hơn nhờ AI Vietnet24h - Samsung Electronics đã mô tả một tương lai mà công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nâng cao và đơn giản hóa cuộc sống hàng ngày trong một cuộc họp báo tại Triển lãm công nghệ IFA 2024 vào hôm qua, thứ Năm (5/9).
Liệu Samsung có được lợi khi Intel rời khỏi cuộc đua đúc chip không? Vietnet24h - Đối mặt với cuộc khủng hoảng thu nhập tồi tệ nhất trong lịch sử 56 năm của mình, Intel được cho là đang xem xét lại hoạt động kinh doanh đúc chip kém hiệu quả của mình, nơi công ty đã đặt mục tiêu đánh bại Samsung Electronics để trở thành công ty số 2 trong ngành vào năm 2030.
Samsung SDI, GM ký hợp đồng xây dựng nhà máy sản xuất pin EV chung trị giá 3,5 tỷ đô la tại Hoa Kỳ Vietnet24h - Hôm nay, thứ Tư (28/8), Samsung SDI và General Motors (GM) đã ký hợp đồng xây dựng một nhà máy chung sản xuất pin xe điện (EV) tại tiểu bang Indiana của Hoa Kỳ bằng cách đầu tư 3,5 tỷ đô la (4,65 nghìn tỷ won).
Cách mạng hay mối đe dọa? khi Robot có thể tự huấn luyện bằng AI Vietnet24h - Tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), một bước tiến đột phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo vừa được công bố: thuật toán "Estimate, Extrapolate, and Situate" (EES) cho phép robot tự huấn luyện mà không cần sự can thiệp của con người.
Hội nghị robot tại Trung Quốc làm nổi bật sự thay đổi diện mạo của người máy Vietnet24h - Độ tin cậy của những sản phẩm robot hình người vẫn là hạng mục cần được cải thiện.
LG Energy Solution tái chế pin hướng tới tương lai bền vững Vietnet24h - LG Energy Solution (LGES) đã tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới trên thị trường tái sử dụng và tái chế pin.
Septic: Giải pháp bể tự hoại thông minh giúp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước Vietnet24h - Với khả năng chống thấm và xử lý chất thải tối ưu, bể tự hoại thông minh Septic đang được nhiều gia đình lựa chọn để thay thế cho các bể phốt bê tông cũ, giúp bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Samsung SDI giới thiệu pin thế hệ tiếp theo tại IAA Transportation 2024 Vietnet24h - Samsung SDI đang giới thiệu dòng sản phẩm pin thế hệ tiếp theo được tối ưu hóa cho xe thương mại điện tại IAA Transportation 2024 ở Hanover, CHLB Đức.
Phát triển Kinh tế tuần hoàn: Xu hướng thế giới và định hướng chính sách tại Việt Nam Vietnet24h - Ngày 12/09/2024 tại Thành phố Hải Phòng đã diễn ra Diễn đàn Phát triển kinh tế tuần hoàn: Xu hướng thế giới và định hướng chính sách tại Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức. Diễn đàn tập trung đánh giá những kết quả đạt được, phân tích những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của việc thúc đẩy phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Viettronics Tân Bình: Doanh nghiệp Xanh năm 2024 Vietnet24h - Vào tối ngày 29/08/2024, tại Khách sạn Rex, Quận 1, TP. HCM, Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM (HUBA) và Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp tổ chức Lễ Tôn vinh và trao Danh hiệu “Doanh nghiệp xanh TP. HCM năm 2024” .
Việc sử dụng nhiên liệu bền vững sẽ bắt buộc cho tất cả các chuyến bay quốc tế từ năm 2027 Vietnet24h - Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) bắt buộc các quốc gia áp dụng Chương trình Bù trừ và Giảm phát thải Carbon cho Hàng không Quốc tế (CORSIA) đối với 193 quốc gia thành viên bắt đầu từ năm 2027.
TSMC đối phó với những lo ngaii về thiếu hụt nguồn nước: ở Kumamoto Vietnet24h - Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC) đang tham gia một chương trình tại Nhật Bản nhằm bảo tồn tài nguyên nước ngầm bằng cách làm ngập các cánh đồng lúa chưa sử dụng, trong bối cảnh lo ngại rằng các nhà máy sản xuất chip của công ty tại tỉnh Kumamoto có thể gây ra tình trạng thiếu nước trong khu vực.
Giải thưởng HR Asia 2024: Huawei Việt Nam đạt hai giải thưởng danh giá về môi trường làm việc và chăm sóc nhân viên Vietnet24h - Huawei Việt Nam đã gặt hái thành công rực rỡ tại lễ trao giải HR Asia Awards 2024 khi được vinh danh với hai giải thưởng danh giá: 'Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024' và 'Doanh nghiệp quan tâm chăm sóc nhân viên nhất'. Đây là những minh chứng rõ nét cho sự cam kết không ngừng của công ty trong việc xây dựng môi trường làm việc lý tưởng và chăm sóc tận tâm cho đội ngũ nhân viên của mình.
Máy bay lai khinh khí cầu hình cá voi: Chinh phục bầu trời toàn cầu với năng lượng tái tạo từ năm 2026 Vietnet24h - Ngày 25/7, Công ty Euro Airship đã công bố một bước đột phá trong ngành hàng không khi ra mắt chiếc máy bay lai khinh khí cầu mang hình dáng cá voi, dự kiến sẽ cất cánh vào năm 2026. Mang tên Solar Airship One, chiếc máy bay đặc biệt này sẽ thực hiện hành trình vòng quanh thế giới không ngừng nghỉ bằng việc tự tạo ra toàn bộ năng lượng và khí hydro.
Nỗ lực quốc tế giải quyết vấn nạn rác vũ trụ: Những công nghệ và sáng kiến mới nhất Vietnet24h - Trong bối cảnh cuộc đua không gian ngày càng sôi động, một vấn đề ngày càng nghiêm trọng nổi lên: rác vũ trụ. Những mảnh vụn từ vệ tinh, tên lửa và các thiết bị không gian đang đe dọa đến an toàn của các sứ mệnh không gian và vệ tinh. Để đối phó với tình trạng này, nhiều quốc gia và công ty công nghệ đã triển khai các giải pháp sáng tạo nhằm làm sạch không gian.