Theo báo cáo “Người tiêu dùng số - The Connected Consumer” quý 1/2023, do Decision Lab phối hợp Hiệp hội Tiếp thị di động Việt Nam vừa công bố mới đây, trong 40 ví điện tử được cấp phép hoạt động ở thị trường Việt Nam, thanh toán không tiền mặt qua ví điện tử MoMo đứng vị trí dẫn đầu với 68%; ví điện tử ZaloPay đứng thứ hai với 53%; ViettelPay đứng thứ ba với 27%; tiếp đến là là ShopeePay (25%), VNPay (16%) và Moca (7%)...
Trong quí 1/2023, nếu chỉ tính riêng nền tảng thanh toán Payoo (đơn vị cung cấp hạ tầng thanh toán và giải pháp công nghệ) thì giá trị thanh toán bằng QR qua mạng lưới đối tác đã tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Những lĩnh vực có số lượng giao dịch QR nhiều phải kể đến là dịch vụ ăn uống; thời trang, mỹ phẩm; siêu thị và cửa hàng tiện lợi; nội thất và đồ dùng gia đình; cửa hàng bán lẻ khác.
Hình thức thanh toán không tiếp xúc bằng thẻ vật lý qua công nghệ giao tiếp trường gần (NFC) cũng tăng trưởng trong năm qua. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, số lượng giao dịch không tiếp xúc qua thẻ gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay ngày càng phong phú và đa dạng, từ thanh toán thẻ truyền thống đến các phương thức mới như mã QR, thanh toán không tiếp xúc, eVoucher... đã giúp cho tăng trưởng thanh toán không tiền mặt năm sau luôn cao hơn năm trước.
Về mảng này, các ứng dụng ví điện tử và trung gian thanh toán của doanh nghiệp Việt đang chiếm ưu thế tuyệt đối trước các đối thủ ngoại tại thị trường trong nước.
Nếu chỉ tính riêng nền tảng thanh toán Payoo (đơn vị cung cấp hạ tầng thanh toán và các giải pháp công nghệ ), giá trị thanh toán bằng QR qua mạng lưới đối tác trong quý 1/2023 trên cả 2 kênh online và qua POS đã tăng trưởng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng thanh toán bằng QR trong các hình thức thanh toán ở nhiều lĩnh vực vượt hơn 30%. Trong đó, top 5 lĩnh vực có số lượng giao dịch QR nhiều nhất theo thứ tự là: dịch vụ ăn uống; thời trang, mỹ phẩm; siêu thị và cửa hàng tiện lợi; nội thất và đồ dùng gia đình; cửa hàng bán lẻ khác.
Trong khi đó, theo dữ liệu từ mạng lưới VisaNet, số lượng giao dịch không tiếp xúc trên thẻ Visa tại Việt Nam trong năm 2022 đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2021. Cũng theo dữ liệu nghiên cứu, việc sử dụng ví điện tử để thanh toán, đặc biệt là thanh toán trực tuyến và quét mã QR, cũng tăng mạnh trong năm vừa qua.
Ngoài ra, một hình thức thanh toán mới nổi trong thời gian gần đây là thanh toán không tiếp xúc bằng thẻ vật lý qua công nghệ giao tiếp trường gần (NFC). Hình thức này cũng tăng trưởng nhanh chóng trong năm qua. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, số lượng giao dịch không tiếp xúc qua thẻ gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước.
Theo các chuyên gia kinh tế - tài chính, từ sau đại dịch COVID-19, thanh toán không tiền mặt ở khối tư nhân tăng trưởng qua từng quý, từng năm rõ rệt hơn bao giờ hết. Có thể thấy, ở lĩnh vực F&B (dịch vụ nhà hàng và quầy uống), thanh toán không tiền mặt từ đầu năm đến nay đã tăng gấp đôi về số lượng và 25% về giá trị so với cùng kỳ. Trong khi đó, lĩnh vực siêu thị ghi nhận sự tăng trưởng 64% về số lượng và 32% về giá trị so với cùng kỳ.