Chiếc bình hoạt động bằng cách sử dụng khoang bên ngoài chứa đầy kali cacbonat có tác dụng nhanh chóng làm mát và ức chế oxy khi chiếc bình bị đập vỡ. Một khoang nhỏ hơn bên trong thì có thể cho nước vào để cắm hoa như mọi bình hoa khác.
Ý tưởng chủ đạo ở đây là, một người gặp hỏa hạn có thể nhanh chóng cầm và ném Firevase vào lửa, khi bị vỡ, nó sẽ giải phóng ra một lượng K2CO3 đủ để giúp dập tắt ngọn lửa một cách hiệu quả.
Đã có 100.000 Firevase đầu tiên được sản xuất như một phần của chiến dịch công khai nhằm thúc đẩy việc sử dụng bình chữa cháy tại nhà ở Hàn Quốc. Mặc dù thực tế là có một bình chữa cháy tại nhà đã là luật bắt buộc kể từ năm 2017, nhưng chưa đến 60% hộ gia đình ở nước này sở hữu một bình chữa cháy.
Hai công ty Chiel và Samsung Fire & Marine Insurance đang tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch, hướng tới mục tiêu an toàn cháy nổ khi có kế hoạch chế tạo thêm 200.000 bình hoa đa năng nữa. Đây thực sự là một ví dụ thuyết phục, mặc dù có đôi chút kỳ lạ, cho thấy chỉ cần một chút tinh tế là đã có thể cứu sống rất nhiều sinh mạng.
Với Firevase, nhờ vật liệu dập lửa được cuốn bên trong một lọ hoa mang tính thẩm mĩ, các gia chủ có lẽ sẽ không phiền khi bày chúng ở chỗ công khai để tiện đem ra sử dụng khi gặp sự cố. Sau cùng, trong lúc Samsung và Chiel đang theo đuổi sứ mệnh giữ an toàn cho người Hàn Quốc thì viễn cảnh lọ hoa thông minh Firevase trở nên phổ biến khắp thế giới cũng là rất hứa hẹn.