"Ủy ban châu Âu đang yêu cầu các nhà cung cấp các dịch vụ kho ứng dụng cung cấp thêm thông tin về cách Apple và Google xác định rõ ràng mọi rủi ro hệ thống liên quan đến App Store và Google Play", phát ngôn viên của EC cho biết trong một tuyên bố.
Đồng thời, cơ quan này mong muốn các doanh nghiệp công nghệ đi đầu trong lĩnh vực này như Apple, Google có thể chứng minh họ đã tuân thủ mọi quy tắc trên thị trường kỹ thuật số và tính minh bạch về quảng cáo để bảo vệ người dùng trực tuyến.
Yêu cầu cung cấp thông tin là bước đầu tiên trong quy trình vừa được khởi động theo Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số (DSA) của Liên minh châu Âu. Theo quy định, Apple và Google phải có phản hồi trước ngày 15/1/2024.
Động thái này của EC không đồng nghĩa với việc phát hiện dấu hiệu hành vi phạm pháp hay chuẩn bị chế tài trừng phạt.
Ủy ban châu Âu tuyên bố muốn có thêm thông tin về cách Apple và Google đã tích cực xác định mọi rủi ro hệ thống liên quan đến App Store và Google Play.
Cơ quan này cũng muốn các doanh nghiệp tiên phong về công nghệ này chứng minh đã tuân thủ các quy tắc trên thị trường kỹ thuật số và tính minh bạch về quảng cáo để bảo vệ người dùng trực tuyến.
Theo quy định, Apple và Google phải có phản hồi trước ngày 15/1/2024.
Đạo luật DSA được Nghị viện châu Âu và các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu thông qua hồi tháng 4/2022 sẽ yêu cầu các nền tảng trực tuyến cung cấp cho người dùng thông tin chi tiết về việc tại sao họ được đề xuất truy cập vào một số trang web cụ thể và cho phép họ từ chối truy cập.
Bên cạnh đó, tất cả các quảng cáo trên các nền tảng phải gắn nhãn thông tin cá nhân hoặc công ty nào đã trả tiền cho ứng dụng và trong hợp đồng sẽ có phần tóm tắt bằng ngôn ngữ của những quốc gia mà công ty đang hoạt động. Quảng cáo nhắm mục tiêu sẽ bị cấm đối với trẻ vị thành niên và việc sử dụng dữ liệu nhạy cảm như khuynh hướng tình dục, tôn giáo hoặc dân tộc sẽ không được phép.
Các quy tắc này cũng sẽ bảo vệ người dùng khỏi nội dung có hại và bất hợp pháp như thông tin sai lệch liên quan đến chính trị hoặc sức khỏe và đưa ra các quy tắc tốt hơn để bảo vệ quyền tự do ngôn luận.
Nếu không tuân thủ, các nền tảng có thể sẽ phải đối mặt với mức phạt lên tới 6% doanh thu toàn cầu và thậm chí bị cấm hoạt động tạm thời tại châu Âu.