IRNA đưa tin hôm Chủ nhật là quốc gia này đang cố gắng ngăn chặn khủng hoảng tiền tệ. "Ngân hàng và các tổ chức tín dụng và trao đổi tiền tệ nên tránh bất kỳ việc bán hoặc mua các loại tiền tệ này hoặc thực hiện bất kỳ hành động nào để thúc đẩy chúng", IRNA cho biết.
Trước khi đưa ra lệnh cấm trên, CBI không cấm sử dụng tiền điện tử theo luật mà chỉ cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn. Do đó, kể từ ngày 22/4, tất cả những ai vi phạm quy định mới sẽ bị phạt dựa trên những quy định và điều khoản liên quan.
Bitcoin là đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới, đồng thời là đồng tiền điện tử phát triển "nóng" bởi tốc độ tăng "phi mã" đến chóng mặt của đồng tiền này. Trung tuần tháng 12 năm ngoái, đã có thời điểm đồng tiền này được giao dịch ở mức gần 20.000 USD/Bitcoin. Cơn sốt tiền ảo sau đó đã lan rộng trên toàn cầu khiến các nhà quản lý bắt đầu thắt chặt hoạt động liên quan đến tiền kỹ thuật số. Nhiều quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ đã cấm giao dịch tiền ảo. Giới chức Liên minh châu Âu (EU) cũng lên tiếng yêu cầu phải siết chặt kiểm soát các loại tiền điện tử.
Tháng này Iran đã chính thức thống nhất tỷ giá hối đoái và thị trường của mình đồng thời cấm thay đổi tiền ngoài ngân hàng, sau khi đồng tiền của họ giảm xuống mức thấp nhất.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ quyết định vào ngày 12 tháng 5 liệu có nên khôi phục các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ đối với Tehran hay không, đó sẽ là một cú đánh nghiêm trọng đối với hiệp ước 2015 giữa Iran và sáu cường quốc lớn. Ông đã gây áp lực cho các đồng minh châu Âu làm việc với Washington để sửa chữa thỏa thuận này.