Tổng cộng đã có 43.000 tình nguyện viên tham gia thử nghiệm và được tiêm đủ 2 liều, hoặc vaccine thử nghiệm hoặc giả dược để đối chứng.
Thông báo từ phía hai công ty, tới nay không phát hiện nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng nào và hy vọng vaccine sẽ được giới chức Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp trong tháng này.
"Hôm nay là một ngày vĩ đại cho khoa học và nhân loại' - ông Albert Bourla, chủ tịch và giám đốc điều hành Pfizer, tuyên bố ngày 9-11. Cho đến trước thông báo của Pfizer, chưa có loại vắc xin nào được chứng minh là có hiệu quả cao trong thời gian ngắn như vậy.
Vắc xin của Pfizer và BioNTech bao gồm 2 liều, tiêm cách nhau 3 tuần. Các thử nghiệm ở Mỹ, Đức, Brazil, Argentina, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy khả năng bảo vệ của vắc xin đạt tới 90% một tuần sau liều thứ 2.
Theo thỏa thuận trị giá 1,95 tỷ USD với chính phủ Mỹ, công ty này dự kiến sẽ sản xuất 100 triệu liều vaccine trong khoảng thời gian từ tháng 12 tới tháng 3 năm sau.
Vaccine sau đó sẽ được phân phối miễn phí tới những đối tượng đươc ưu tiên bao gồm đội ngũ chăm sóc y tế và người cao tuổi.
Pfizer và BioNTech hiện có các hợp đồng cung cấp vắc xin cho Mỹ, Liên minh châu Âu, Anh, Canada và Nhật Bản. Hai công ty cho biết họ có thể cung cấp 50 triệu liều vào cuối năm nay và khoảng 1,3 tỉ liều trước cuối năm 2021.
Vì đại dịch vẫn đang hoành hành, các nhà sản xuất dược hi vọng chính phủ các nước trên thế giới sẽ cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vắc xin của họ trong khi tiếp tục thử nghiệm bổ sung. Điều này cho phép vắc xin xuất hiện trên thị trường nhanh hơn bình thường nhưng gây lo ngại về việc các nhà khoa học đã hiểu rõ bao nhiêu về các mũi tiêm.
Ứng cử viên vaccine chủng ngừa Covid-19 của Pfizer sử dụng công nghệ tương tự như của Moderna, một loại vaccine khác đang được thử nghiệm giai đoạn cuối. Theo đó, loại vaccine này sử dụng một sứ giả di truyền gọi là mRNA để nhắc nhở hệ thống miễn dịch nhận ra virus.
Chưa có vaccine nào sử dụng công nghệ này được chấp thuận cho bất kỳ loại virus nào. Mặc dù vậy, loại vaccine này có thể có một số lợi thế so với vaccine truyền thống như nhanh hơn và dễ sản xuất hơn. Tuy nhiên, vaccine Pfizer yêu cầu phải bảo quản cực lạnh ở âm 70 độ C, điều này có thể khiến việc phân phối và sử dụng vaccine trở nên khó khăn hơn. Còn vaccine của Moderna yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ tủ đông thông thường.
Tuy nhiên, có một số thách thức trong việc vận chuyển vì vaccine Covid-19 phải được bảo quản trong nhiệt độ đông lạnh dưới -80 độ C.
Cũng trong ngày 9-11, Bộ Y tế Nga cũng thông báo về hiệu quả của vaccine Sputnik V mà nước này đang thử nghiệm cũng đạt hơn 90%.