Tư vấn tiêu dùng
Ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ Hiệp định RCEP
Lê Cường - Thứ Tư, 20/01/2021 4:15 CH
Vietnet24h - Chính phủ đã xác định công nghiệp phụ trợ là thành phần kinh tế quan trọng trong sự phát triển của đất nước thời gian tới. Thế nhưng, với việc ký kết Hiệp định RCEP gần đây, nếu để hàng Trung Quốc chất lượng thấp tràn ngập thị trường thì các doanh nghiệp trong ngành mới non trẻ này sẽ chịu hậu quả khôn lường.
So với các Hiệp định khác, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được coi là ‘dễ dãi’ nhất về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. Mới đây, Việt Nam đã ký kết Hiệp định này ngày 15/11/2020 và trong bối cảnh cần hoàn thiện thể chế chính sách cho phù hợp, nỗi lo về nhập khẩu hàng hóa chất lượng thấp từ nước ngoài sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam lại dấy lên. 
 
Để thực hiện hoàn thiện thể chế chính sách cho RCEP, sáng nay, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã tổ chức hội thảo xin ý kiến của các chuyên gia kinh tế đầu ngành về vấn đề này. Chủ tọa Hội thảo có TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng, cùng các khách mời danh dự có ông Aedan Puleston, Bí thư thứ hai, Đại sứ quán Australia cùng các và khách mời khác...
Các chuyên gia kinh tế nước ngoài tham dự hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Viện Trưởng Trần Thị Hồng Minh cho biết thông tin về tiến triển đối với RCEP hầu như rất hạn chế trong suốt 3 quý đầu năm 2020, và chỉ được đề cập nhiều hơn gần thời điểm ký kết Hiệp định này. Mặc dù vậy, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương vẫn theo dõi sát những diễn biến của Hiệp định. 
 
“Ngay đầu năm 2020, tôi cũng đã chỉ đạo thực hiện nghiên cứu về thực hiện RCEP hiệu quả gắn với cải thiện tính tự chủ của nền kinh tế Việt Nam”, TS Hồng nói. 
 
Nền kinh tế Việt Nam cũng đang phải chịu khó khăn và hệ lụy tiêu cực do đại dịch COVID-19. Trong đó, những cụm từ như “gián đoạn” hay “đứt gãy” chuỗi cung ứng được nhắc đến thường xuyên, và thực tế đã có những thời điểm gây ra nhiều quan ngại cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. 
 
Đặt trong bối cảnh ấy, Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định xuất khẩu vẫn là một cấu phần quan trọng trong “cỗ xe tam mã” để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, Việt Nam đã có những kết quả quan trọng về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có việc phê chuẩn và thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), và mới nhất là ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào ngày 15/11/2020.
 
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương có bài tham luận tại Hội thảo đã chỉ rõ những thách thức đan xen khi ký kết RCEP. 
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương
Đối với đầu tư nước ngoài, RCEP cũng có cả cơ hội và thách thức đan xen nhau. Việt Nam có thêm cơ hội thu hút FDI từ sự dịch chuyển đầu tư ra khỏi Trung Quốc do tác động của chiến tranh thương mại, công nghệ Mỹ - Trung Quốc, cũng như những xu hướng cân nhắc mới trong và sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, thách thức cũng không nhỏ, bởi: (i) nhìn nhận và xử lý hiệu quả nhập siêu gắn với đầu tư nước ngoài ở thị trường RCEP là một thách thức lớn, thậm chí trở nên phức tạp hơn; (ii) sàng lọc chất lượng của dự án FDI là chủ trương đúng, nhưng thực hiện không dễ sau khi RCEP đi vào thực thi; (iii) kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài từ RCEP và hệ lụy đối với kinh tế vĩ mô vẫn là một vấn đề phức tạp; và (iv) khó khăn trong cân đối giữa thu hút, bảo vệ nhà đầu tư và quyền xây dựng chính sách của Việt Nam. 
 
Chính vì vậy, khác với CPTPP và EVFTA, RCEP nhận được nhiều ý kiến trái chiều hơn. Có ý kiến cho rằng RCEP vẫn có lợi ích ròng về kinh tế, có ý kiến cho rằng RCEP làm tăng rủi ro nhập siêu trong khi không có nhiều tác động về thể chế đối với Việt Nam. Trong khi đó, chúng ta lại chứng kiến những đề xuất mới mang dáng dấp “cạnh tranh” với RCEP, chẳng hạn như chuỗi cung ứng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
 
Đa phần các chuyên gia kinh tế đều bày tỏ nỗi lo về hàng Trung Quốc chất lượng thấp sẽ tràn ngập thị trường Việt Nam.
 
Trước đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị Quyết 115/NQ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2020 về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, một lần nữa khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc phát triển công nghiệp hỗ trong giai đoạn 5, 10 năm tới. Thế nhưng, sau cảnh báo Hiệp định RCEP có tiêu chuẩn chất lượng thấp hơn so với các hiệp định CPTPP và EVFTA của Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WHO và Hội nhập, VCCI đưa ra,  việc nhập khẩu hàng hóa chất lượng thấp từ Trung Quốc và các nước Asean sẽ tăng lên gây ảnh hưởng không nhỏ đối với ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam.
 
 “Nguy cơ nhập khẩu hàng Trung Quốc chất lượng thấp bùng phát tràn ngập thị trường là khó tránh khỏi. Điều này không đem lại nhiều lợi ích mà còn gây ảnh hưởng xấu các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam”. TS. Nguyễn Thị Thu Trang phát biểu.
Tiến Sỹ Trang lo ngại hàng Trung Quốc chất lượng thấp tràn vào Việt Nam sẽ tác động xấu đến ngành công nghiệp phụ trợ còn non yếu
“Việc nhập khẩu dễ dàng hàng hóa từ một nước sẽ làm tăng gian lận thương mại và thặng dư thương mại. Như ở Mỹ, dưới thời tổng thống Trump, đã trừng phạt 10 quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ”, bà Trang nói. “Đây chỉ là một trong số các hiệp định, chúng ta có nhiều sự lựa chọn tương tự khác, và cần nghiên cứu về ‘tương lai của RCEP’ trong bối cảnh các chính sách Trung Quốc ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và RCEP nói riêng”.
 
Cùng quan điểm với bà Trang, chuyên gia kinh tế, Phó GS, TS Lê Xuân Bá cho rằng mỗi Hiệp định đều có những lợi ích và thách thức khác nhau. Việc tham gia cần được nghiên cứu kỹ lưỡng: “Chúng ta cần tính toán cẩn thận, nếu lợi nhiều thì làm, lợi ít mà tác hại nhiều thì không làm. Tiềm năng xuất khẩu chưa thấy đâu nhưng nguy cơ hàng rẻ chất lượng thấp tràn ngập thị trường thì phải tính đến”.
 
“Nếu chúng ta làm cái dễ quen rồi thì sẽ mất đi động lực nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa. RCEP là Hiệp định có tiêu chí chất lượng thấp hơn, như vậy về lâu dài sẽ không có lợi cho sự phát triển về chất lượng của nền kinh tế Việt Nam”, TS. Lê Xuân Bá nói.  
 
Kết thúc Hội thảo TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng phát biểu: Việt Nam và các nước ASEAN có vai trò trung tâm trong việc hình thành ý tưởng và quá trình đàm phán Hiệp định này, thì phần thực thi cũng phải giữ được vai trò trung tâm. Theo đó, các nước ASEAN phải gia tăng hợp tác hiệu quả, thay vì cạnh tranh với nhau theo hướng “đua xuống đáy”. Các lĩnh vực cần lưu tâm chính là những lĩnh vực cải cách liên quan đến thương mại và đầu tư (như môi trường đầu tư, kết nối trong chuỗi giá trị, v.v.) và những nội dung khác cần tiếp tục thỏa thuận và hoàn thiện sau khi RCEP đi vào thực thi. Đây cũng chính là tiền đề quan trọng để các nước đối tác tôn trọng và cùng phát huy vai trò trung tâm của ASEAN. 
 
Những thách thức này ít nhiều đều ảnh hưởng đến mức độ tự chủ của nền kinh tế Việt Nam, song vẫn có thể xử lý được. Việt Nam cần tiếp tục ủng hộ chủ nghĩa đa phương. RCEP không phải là FTA duy nhất hay là FTA cuối cùng mà Việt Nam có với các đối tác. Vì vậy, việc thực hiện RCEP cần đặt trong một cân nhắc tổng thể và toàn diện hơn về việc tham gia và đóng góp vào chủ nghĩa đa phương trong bối cảnh mới.
Làm thế nào để việc cải cách thể chế ban hành luật ở Việt Nam: Nhanh - Hiệu quả - Thường xuyên - Bền vững Vietnet24h - Phát triển kinh tế số đang là mục tiêu hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhưng cơ chế ban hành luật ở nước ta hiện nay, theo nhận định của nhiều chuyên gia luật, thường gây chồng chéo, mâu thuẫn, cản trở sự phát triển của kinh tế. Cuộc hội thảo “dòng chảy pháp luật kinh doanh 2020” do VCCI tổ chức gần đây đã ghi nhận được nhiều ý kiến đóng góp hữu ích cũng như các giải pháp được đề xuất cho ‘nút thắt’ này.
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Apple vô hiệu hóa thông báo AI cho tin tức trong phần mềm iPhone beta của mình Vietnet24h - Apple đã vô hiệu hóa tính năng tóm tắt Apple Intelligence cho các ứng dụng tin tức dành cho người dùng phần mềm beta trên iPhone, iPad và Mac.
TV Samsung Neo QLED và TV Lifestyle đạt chứng nhận ‘EyeCare Circadian’ từ VDE Vietnet24h - Chứng nhận đánh giá độ thoải mái thị giác và khả năng hỗ trợ nhịp sinh học tự nhiên.
Samsung, Hyundai thu hút người mua nhà bằng dịch vụ giao hàng bằng robot Vietnet24h - Samsung C&T và Hyundai E&C đang cạnh tranh để thu hút chủ nhà và người mua nhà bằng dịch vụ giao hàng bằng robot tự lái của họ, được thiết kế để hoạt động trong các khu chung cư.
Apple Intelligence “thống trị” bộ nhớ iPhone: Dung lượng lên 7 GB Vietnet24h - Công nghệ AI tiên tiến từ Apple đang mang lại trải nghiệm đột phá, nhưng cái giá phải trả là dung lượng bộ nhớ ngày càng lớn. Với iOS 18.2, Apple Intelligence đã chiếm tới 7 GB, và dự kiến còn tăng thêm trong tương lai.
Khám phá Oppo Reno 13 5G: điện thoại mỏng nhất tầm giá với AI tiếng Việt đột phá Vietnet24h - Oppo Reno 13 5G không chỉ gây ấn tượng với thiết kế siêu mỏng mà còn sở hữu tính năng AI hỗ trợ tiếng Việt, đáp ứng nhu cầu sáng tạo và công việc hiệu quả. Với mức giá từ 15,99 triệu đồng, Reno 13 5G là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích công nghệ và sự tiện ích.
Samsung đưa “Eclipsa Audio” – công nghệ âm thanh 3D phát triển cùng Google lên dòng TV và Soundbar 2025 Vietnet24h - Eclipsa Audio sẽ có mặt trên toàn bộ dòng TV 2025 của Samsung, từ Crystal UHD đến Neo QLED 8K.
Khi AI y tế bịa chuyện: Lỗi nhỏ, hậu quả lớn Vietnet24h - Việc AI tự ý thêm thông tin sai lệch trong chẩn đoán và tư vấn y khoa đã dấy lên lo ngại về tính an toàn. Dù đầy tiềm năng, AI vẫn cần được giám sát chặt chẽ để tránh gây hậu quả nghiêm trọng.
Điều khiển AirPods chỉ bằng cử chỉ: iOS 18.4 mang đến trải nghiệm mới lạ Vietnet24h - Bản cập nhật iOS 18.4 đưa Siri lên tầm cao mới, giúp người dùng AirPods dễ dàng điều khiển thiết bị chỉ với một cái gật đầu.
Samsung nhảy vào cuộc chiến các thiết bị thực tế tăng cường Vietnet24h - Liệu Project Moohan có khắc phục được những nhược điểm của Vision Pro của Apple không?
OpenAI phát hành Sora, công cụ tạo video AI hấp dẫn Vietnet24h - OpenAI, công ty đã trở nên phổ biến vào năm ngoái nhờ sự phổ biến rộng rãi của ChatGPT, lần đầu tiên công bố Sora vào tháng 2 và sẽ triển khai cho người dùng tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác vào thứ Hai (9/12).
Giải pháp đánh bay hôi miệng, lấy lại tự tin trong giao tiếp Vietnet24h - Hôi miệng không chỉ là vấn đề về sức khỏe mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự tự tin và giao tiếp hàng ngày, đặc biệt đối với những người làm công việc tư vấn, kinh doanh hoặc giao tiếp trực tiếp. Mùi hôi khó chịu từ miệng khiến bạn gặp khó khăn trong các cuộc trò chuyện, khiến người khác ngại ngùng và ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, đừng lo lắng, vì những giải pháp đơn giản có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả.
Giới chức Mỹ kiện TikTok vì lo ngại thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi nghiện mạng xã hội Vietnet24h - TikTok, nền tảng video nổi tiếng, đã trở thành mục tiêu của các vụ kiện từ 13 bang ở Mỹ, với cáo buộc gây nghiện cho thanh thiếu niên và làm tổn hại đến sức khỏe tâm thần của họ thông qua những thuật toán được thiết kế để tăng thời gian sử dụng.
Cách sử dụng ChatGPT vừa ra mắt chế độ giọng nói nâng cao cho trò chuyện âm thanh của OpenAI Vietnet24h - Mặc dù công cụ này phản hồi nhanh và có thể nói bằng nhiều giọng khác nhau, nhưng bạn có thể gặp phải giới hạn về tốc độ nếu sử dụng nhiều lần trong một ngày.
Đánh giá sơ bộ về iPhone 16 mới ra lò của Apple Vietnet24h - iPhone 16 Pro Max có thời lượng pin tốt hơn và camera tuyệt vời, nhưng Apple Intelligence vẫn chưa xuất hiện
Apple Watch Series 10 chỉ có những nâng cấp nhỏ, nhưng điểm cộng lớn là sạc nhanh hơn Vietnet24h - Apple Watch là một phần của bộ phận Thiết bị đeo, Gia đình và Phụ kiện của công ty, đã báo cáo doanh thu 8,1 tỷ đô la trong quý tài chính thứ ba, giảm 2% so với một năm trước.
Apple phát hành iOS 18 cho iPhone, nhưng không bao gồm Apple Intelligence Vietnet24h - Đây là bản cập nhật iPhone lớn nhất trong năm của Apple, nhưng bản cập nhật này không bao gồm Apple Intelligence, hệ thống AI sắp ra mắt của công ty.
Lý do nhiều người không ưa chuộng smartphone màn hình gập Vietnet24h - Đã nhiều năm trôi qua kể từ khi smartphone màn hình gập lần đầu tiên xuất hiện, nhưng doanh số của thiết bị đầy sáng tạo này vẫn chưa thể cạnh tranh với smartphone thông thường. Dù các thương hiệu liên tục thúc đẩy sản phẩm ra thị trường, nhiều người vẫn tỏ ra không mặn mà với dòng sản phẩm này. Vậy điều gì khiến smartphone màn hình gập chưa thể đạt được thành công mong đợi? Hãy cùng khám phá.
Liệu trẻ em có nên dùng Apple Watch? Vietnet24h - Apple vừa tung ra một trang web tiếp thị mới, quảng cáo Apple Watch như một cách để các bậc cha mẹ giữ liên lạc với con cái của họ.
Đánh giá sơ bộ về máy tính bảng Surface Pro của Microsoft Vietnet24h - Phiên bản thứ 11 của máy tính bảng chuyển đổi Surface Pro của Microsoft dựa trên chip Qualcomm tiêu thụ năng lượng, dẫn đến thời lượng pin hơn 8 giờ trong các thử nghiệm ban đầu.
Cảnh báo: mạng lưới lừa đảo với chiêu thức giả mạo ứng dụng bảo hiểm xã hội số Vietnet24h - Trong bối cảnh không gian mạng ngày càng trở nên phức tạp, Cục An toàn thông tin, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, đã phát đi một thông báo khẩn cấp về những chiêu trò lừa đảo mới mẻ, đặc biệt là các vụ việc giả mạo ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số.