Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp nhà nước sở hữu 1,6 triệu tỷ đồng tiền vốn: nhưng đa phần đang lụi tàn
Lê Cường - Thứ Sáu, 29/01/2021 10:41 CH
Vietnet24h - Ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thường hoạt động không hiệu quả. Nguyên nhân chính là Nhà nước thực hiện quá mức quyền sở hữu và can thiệp quá sâu vào điều hành doanh nghiệp.
Sáng 29/1, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương tổ chức Hội Thảo “Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo nguyên tắc thị trường”. 
Trên bình diện quốc tế, hiện nay, ở hầu hết các quốc gia, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn  đang tồn tại khách quan, phát  triển và có vai trò quan trọng nhất định. Tuy nhiên, DNNN có những thách thức riêng, đặc biệt trong đảm bảo quyền tự chủ, tự  chịu trách nhiệm theo nguyên tắc thị  trường. Thách thức xuất phát từ  việc Nhà nước thực hiện quá mức quyền sở  hữu và can thiệp quá  sâu vào điều hành doanh nghiệp dẫn đến phạm vi trách nhiệm của DNNN không rõ ràng, thiếu trách nhiệm giải trình,  DNNN thiếu động cơ hoạt động hiệu quả, v.v. Thách thức từ  bộ  máy quản lý DNNN cồng kềnh, thiếu nhạy bén kinh doanh và đánh giá độc lập khi bộ  máy quản lý, đặc biệt Hội đồng quản trị  (HĐQT) không được giao đầy đủ  trách nhiệm, bị  chỉ đạo bởi lãnh đạo cấp cao hay cơ quan chủ sở hữu.
 
Mặc dù được sở hữu nguồn vốn rất lớn khoảng 1,6 triệu tỷ đồng, nhưng các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang ‘lụi tàn’. Đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phần kinh tế này rất hạn chế. 
 
Phát biểu tại hội thảo, Ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã nói ví von rằng: “Trong 5 năm vừa qua, DNNN chỉ như một diễn viên không được tham gia diễn xuất trong bộ phim ‘Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam’,  nghĩa là luôn vắng bóng, không hề có mặt”, Ông Cung nói.  
Ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
“Việc quản lý vận hành DNNN, có rất nhiều lựa chọn như chúng ta thuê các doanh nghiệp quản lý có uy tín nước ngoài (VD: IBM...). Nhưng DNNN thường không muốn làm, muốn để cho có sự nhùng nhằng, mỗi người đều có quyền và hưởng lợi một phần nào trong đó,” ông Nguyễn Đình Cung nói. “Nếu muốn minh bạch thì quá đơn giản, chẳng qua là không muốn làm thôi. Như vậy, không có ai vì việc chung cả. Sự lụi tàn của DNNN cũng vì nhẽ đó”. 
 
Qua gần 35 năm đổi mới, Việt Nam đã sửa đổi rất nhiều thể chế và pháp luật để  DNNN ngày càng hoạt động theo cơ chế  thị  trường  hơn, trong đó, đã có nhiều quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DNNN, xóa bỏ bao cấp đối với DNNN, đặc biệt là Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp,  Luật Doanh nghiệp,  Luật Ngân sách nhà nước và hệ thống văn bản hướng dẫn.  Nhiều văn bản như Nghị  quyết  số  24/2016/QH14  của Quốc hội và Nghị  quyết số  27/NQ-CP  của Chính phủ  năm 2016, v.v. đều xác định  phải  xử  lý dứt điểm các DNNN thua lỗ, các dự  án đầu tư của DNNN không hiệu quả  theo nguyên tắc và cơ chế  thị  trường; xem xét, thực hiện phá sản DNNN theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp. 
 
Tuy nhiên, trên thực tế, cho đến nay, DNNN chưa có đầy đủ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để hoạt động bình đẳng theo cơ chế thị trường. Các cơ quan quản lý nhà nước còn tham gia quyết định nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh  của DNNN.  Hơn nữa,  trong nhiều  trường hợp, việc  tuân thủ  nguyên tắc ràng buộc ngân sách và kỷ  luật tài chính đối với DNNN  chưa được thực hiện, chẳng hạn, nhiều DNNN thuộc diện bị  giải thể, phá sản nhưng vẫn được hỗ  trợ  dưới nhiều hình thức để  tiếp tục tồn tại.  Điều này đã ảnh hưởng đến quá trình hình thành môi trường kinh doanh thuận lợi, công bằng ở Việt Nam.
 
Ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Nghiên cứu cải cách và Phát triển doanh nghiệp trong bài tham luận đưa ra những ví dụ cụ thể như trường hợp: Quy định huy động vốn, cầm cố tài sản đang “trói” chặt EVN trong bối cảnh DN này có nhu cầu đầu tư lớn cho các dự án; Quy định hiện hành về điều kiện bổ nhiệm người quản lý, trước hết là điều kiện về quy hoạch cán bộ, sẽ rất khó để tìm kiếm, lựa chọn, ký kết hợp đồng với người quản lý giỏi từ thị trường để bổ nhiệm vào các chức danh quản lý DNNN (CEO).
Phạm Đức Trung, Trưởng ban Nghiên cứu cải cách và Phát triển doanh nghiệp (CIEM)
Sự can thiệp quá sâu sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của DNNN như: Hạn chế quyền tự do thỏa thuận tiền lương: khống chế mức hưởng tối đa.
Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch HĐTV VNR, cho biết cả vạn công nhân thuộc 20 công ty của VNR đang không có lương, và lo nhất là nếu các gác chắn mà nghỉ việc thì nguy cơ dừng chạy tàu là hoàn toàn có thể.
 
Ông Minh lưu ý việc chậm trễ này “không phải do Uỷ ban Quản lý vốn” mà do cơ chế, cụ thể là cơ chế thay đổi sau khi doanh nghiệp chuyển từ Bộ GTVT về Uỷ ban.
 
Trong gói 7.000 tỉ nâng cao kết cấu hạ tầng đường sắt mà Quốc hội đã giao cho ngành Giao thông, Tổng Công ty đã được Bộ GTVT dành cho 2 gói, nhưng là trước khi chuyển về Uỷ ban. “Nhưng do giờ không thuộc Bộ GTVT nên Bộ không giao nữa. Trong khi chúng tôi quản lý toàn bộ hệ thống hạ tầng. Nếu giao cho người khác thì không khác gì “anh này cầm chai nước cho anh kia uống, sặc là cái chắc”, ông Minh cho biết thêm.
 
Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đưa ra phân tích đề về cơ cấu tổ chức, phạm vi thẩm quyền của chủ sở hữu nhà nước và quyền của doanh nghiệp. Ông Hiếu nói: “Nếu là cổ đông của một doanh nghiệp tư nhân thì chỉ có quyền định hướng chiến lược và giám sát thực hiện chiến lược. Các quyền còn lại là của doanh nghiệp. Thế nhưng, đối với doanh nghiệp có sở hữu nhà nước thì trong sự phân quyền của cổ đông lại có xu hướng ‘ôm thêm quyền’ mà đáng nhẽ  phải giao cho doanh nghiệp”. 
 
Những thủ tục lấy ý kiến biểu quyết ở DNNN cũng rất rườm rà mất thời gian.
“Các cổ đông của doanh nghiệp tư nhân khi đi họp chỉ cần giơ tay biểu quyết những vấn đề cần lấy ý kiến. Nhưng nếu là DNNN (chẳng hạn như Ủy ban quản lý vốn) thì cổ đông đó phải xin ít nhất 6 cơ quan và thời gian thường rất dài. 
Vậy vướng mắc chủ yếu ở đây là quy trình hành chính để cơ quan chủ sở hữu nhà nước có thể thực thi được quyền của mình”. Ông Phan Đức Hiếu lý giải. 
 
Những ý kiến đóng góp của khách mời
Ông Lê Xuân Bá, chuyên gia kinh tế phát biểu đã đưa ra một giải pháp rất hay cho DNNN. Theo ông nên lấy hiệu quả tài chính là tiêu chí đánh giá. Nếu DNNN thua lỗ thì ‘loại’ ngay. 
Ông Lê Xuân Bá, chuyên gia kinh tế 
“Cần xem xét còn tư duy bảo thủ giáo điều hay không – đó là những tư duy muốn tỷ lệ DNNN chiếm đa số trong nền kinh tế,” ông Lê Xuân Bá nói. “Nên lấy hiệu quả tài chính làm thước đo quan trọng nhất. Nếu DNNN lấy khẩu hiệu là ‘hiệu quả kinh tế xã hội” thì đến khi thua lỗ họ rất dễ vin vào cớ “tại vì em làm ra hiệu quả xã hội là chính”. 
 
“Cần giảm tỷ lệ DNNN chiếm 30% GDP xuống còn 15% GDP là phù hợp với sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay”, ông Bá kiến nghị.  
 
Ông Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economics Việt Nam cũng bày tỏ sự đáng tiếc về nguồn vốn khổng lồ mà DNNN đang sở hữu nhưng không mang lại hiệu quả. 
Ông Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economics Việt Nam
Ông Bình nói: “Tổng số của các DNNN đang sở hữu hiện nay là rất lớn khoảng 1,6 triệu tỷ đồng nhưng đóng góp cho cho sự tăng trưởng kinh tế trong thời gian vưa qua rất hạn chế. Nếu chúng ta chuyển nguồn lực này sang một khu vực khác của nền kinh tế - khu vực đang sử dụng vốn hiệu quả hơn - thì kinh tế sẽ phát triển tốt hơn trong thời gian tới”. 
 
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương kiến nghị những giải pháp:  
- Sửa đổi Luật số 69 để quy định về quyền tự chủ của HĐTV và bộ máy điều hành.
- Không nên quy định cơ quan đại diện chủ sở hữu (và các cơ quan nhà nước liên quan có thẩm quyền “quyết định” các vấn đề của DNNN.
- “Quyết định” là thuộc quyền và trách nhiệm cuối cùng của doanh nghiệp, không phải của cơ quan bên ngoài, kể cả các dự án đầu tư lớn.
- Thể chế hóa những yêu cầu của NQ số 12-NQ/TW mà đến nay chưa làm được.
- Tách bạch nhiệm vụ KD và nhiệm vụ chính trị - XH.
- Hạn chế tối đa bảo lãnh của Chính phủ đối với DNNN.
- Triển khai cơ chế trả lương, thưởng theo thỏa thuận đối với TGĐ và một số chức danh quản lý chủ chốt của DN.
- Thực hiện việc tách người quản lý DN khỏi chế độ viên chức, công chức. Triển khai rộng rãi cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm qua thi tuyển cạnh tranh, công khai, minh bạch đối với tất cả các chức danh quản lý, điều hành và các vị trí công việc khác trong DN.
 
Trong sự phát triển thần tốc của công nghệ và kinh tế số, tình trạng cải cách luật ở Việt Nam nếu tiếp tục diễn ra chậm sẽ không theo kịp và trở thành rào cản cho sự phát triển. Những bài toán khó ấy sẽ mãi không tìm thấy lời giải nếu vẫn thực hiện sửa đổi Luật theo cách cũ.
 
“Về việc sửa đổi luật 69, theo thông tin tôi được biết thì Bộ Tài chính đang tiến hành lấy ý kiến. Dự kiến sẽ trình Quốc hội khóa XV xem xét ở kỳ họp thứ 2. Như vậy, nếu tính cả thời gian luật có hiệu lực vào 1/1/2022 thì chúng ta mất khoảng 1 năm rưỡi”. ông Phan Đức Hiếu bày tỏ quan ngại. 
Cần cải cách môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong Asean Vietnet24h - Việc cải cách môi trường sinh thái kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam đang là vấn đề rất ‘hot’ của kinh tế trong những năm gần đây. Các chuyên gia đầu ngành vẫn đang nỗ lực nghiên cứu và đưa ra giải pháp xóa bỏ rào cản trong thể chế chính sách.
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
TRIỂN LÃM NGŨ KIM VÀ DỤNG CỤ CẦM TAY LẦN THỨ 9 Điểm hẹn Giao thương và Trải nghiệm Vietnet24h - Triển lãm Quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 – VIETNAM HARDWARE & HAND TOOLS EXPO 2024 (VHHE) sẽ chính thức diễn ra từ ngày 05-07/12/2024 tại Trung tâm Triển lãm SECC, Tp. Hồ Chí Minh.
Triển lãm Tìm nguồn cung ứng Vật liệu và Linh kiện Điện tử Quốc tế Thâm Quyến năm 2024 đã có một kết thúc hoàn hảo! Vietnet24h - Vào ngày 8 tháng 11, Triển lãm Tìm nguồn cung ứng Vật liệu và Linh kiện Điện tử Quốc tế Thâm Quyến năm 2024 ("ES SHOW") đã kết thúc thành công tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Thâm Quyến (Bao'an), tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Nhà máy thông minh GREEN Intelligence chung tay cùng Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam hướng tới chương mới của công cuộc hiện đại hóa Vietnet24h - Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế NEPCON ASIA 2024 tại Thâm Quyến, đoàn công tác của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam đã có chuyến thăm và làm việc chuyên sâu tại nhà máy của Công ty Green Intelligence.
Nỗ lực tham gia có hiệu quả vào chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt Vietnet24h - Để thúc đẩy ngành sản xuất điện tử Việt Nam phát triển đạt chất lượng cao và tăng cường trao đổi chuyên sâu, hợp tác thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất điện tử, Hội nghị “Sản xuất thông minh trong ngành điện tử: “Kết nối và phát triển chuỗi cung ứng” do Tạp chí Công nghệ mới Step by Step thuộc Nhà xuất bản Quốc tế ACT International phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) đồng tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.
Sắp diễn ra Hội thảo: Sản xuất thông minh trong ngành điện tử: Kết nối và Phát triển chuỗi cung ứng Vietnet24h - Hội thảo do Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) phối hợp cùng Nhà xuất bản quốc tế ACT (Trung Quốc) và Tạp chí Điện tử Vietnet24h tổ chức vào ngày 08 tháng 8 năm 2024 tại Khách sạn Melia Hà Nội.
Hội thảo quốc tế IPC về Chất Lượng & Độ Tin Cậy Cao tại Việt Nam Vietnet24h - IPC (Institute of Printed Circuits) là Hiệp Hội Thương Mại Toàn Cầu cho Ngành Công Nghiệp Điện Tử thành lập vào năm 1957 tại Hoa Kỳ. Nay là một trong những tổ chức có ảnh hưởng nhất trong ngành công nghiệp sản xuất điện tử của Mỹ và thế giới. IPC được Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) công nhận là Tổ Chức Phát Triển Tiêu Chuẩn.
Hội thảo: “Sáng tạo bền vững trong sản xuất điện tử, tự động hoá và hơn nữa”, thông điệp về sản xuất bền vững trong nền kinh tế tuần hoàn Vietnet24h - Ngày 12 tháng 6 sắp tới sẽ diễn ra hội thảo “Sáng tạo bền vững trong sản xuất điện tử, tự động hoá và hơn nữa” do Công ty RX Tradex và Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam tổ chức tại Bắc Ninh.
Nhiều cơ hội giao thương được mở ra cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam và Trung Quốc Vietnet24h - Triển lãm Quốc tế Điện tử và Thiết bị Thông minh (IEAE2024) được tổ chức từ ngày 23 đến 25 tháng 5 năm 2024 tại SECC TP. Hồ Chí Minh đã mở ra nhiều cơ hội giao thương, hợp tác kinh doanh, sản xuất giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Mời tham dự Hội thảo “Định hình một tương lai bền vững với các nhà sản xuất điện tử” Vietnet24h - Hội thảo sẽ mang đến những thông tin cập nhật về thị trường thiết bị điện tử tiêu dùng và xu hướng tiêu dùng; Tư vấn tái cấu trúc và chuyển đổi số trong sản xuất điện tử; Cập nhật các tiêu chuẩn xuất khẩu đi thị trường Âu, Mỹ đối với các nhà sản xuất thiết bị điện tử.
Đón xem Triển lãm Quốc tế Điện tử & Thiết bị Thông minh Việt Nam (IEAE): Nơi hội tụ của công nghệ thông minh tiên tiến nhất Vietnet24h - Triển lãm IEAE là triển lãm duy nhất trong lĩnh vực Điện tử & Thiết bị thông minh do Công ty VINEXAD (Bộ Công Thương) và Công ty CHAOYU EXPO đồng tổ chức, diễn ra từ ngày 23 đến 25 tháng 5 sắp tới tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Sài Gòn (SECC), TP HCM.
JS VTB GÂY ẤN TƯỢNG ĐẶC BIỆT TẠI VIETNAM MOTOR SHOW 2024 Vietnet24h - Tại sự kiện, Công ty Cổ phần JS VTB giới thiệu hàng loạt sản phẩm, thiết bị công nghệ , giải trí dành cho Ô tô chất lượng cao, mẫu mã đẹp thu hút đông đảo khách tham quan.
VIETTRONICS TÂN BÌNH – KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ TIÊU DÙNG Vietnet24h - Ngày 29/08/2024, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM, Công ty cổ phần Viettronics Tân Bình (VTB) đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong sự kiện “Ngày hội Kết nối Thương hiệu”, một sân chơi uy tín dành cho các doanh nghiệp trong Khối các cơ quan Trung ương tại TP. HCM.
Tổng Kết Dự Án Phát Triển Nhân Tài Công Nghệ Samsung Innovation Campus 2023-2024 Vietnet24h - Tính từ khi được ra mắt năm 2019 cho đến nay, đã có hơn 12.000 học sinh, sinh viên và giáo viên được đào tạo và phát triển năng lực công nghệ cao từ dự án Samsung Innovation Campus của Samsung Việt Nam.
Viettronics Tân Bình: Doanh nghiệp Văn hóa tiêu biểu thời kỳ hội nhập Vietnet24h - Giải thưởng danh giá này được trao tặng tại Diễn đàn “Doanh nghiệp tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời kỳ hội nhập năm 2024” vào ngày 23 tháng 06 năm 2024
Liệu việc đình công kéo dài có ảnh hưởng đến sản xuất chip của Samsung? Vietnet24h - Với việc liên đoàn lao động lớn nhất của Samsung Electronics đe dọa sẽ kéo dài cuộc đình công đến “vô thời hạn”, mối lo ngại về năng suất của nhà sản xuất chip này đang gia tăng.
OpenAI lâm vào khủng hoảng: Từ vụ hack đến những tranh cãi liên tục Vietnet24h - OpenAI, công ty nổi tiếng với ChatGPT, đang phải đối mặt với một loạt vấn đề tai tiếng khi thông tin về một vụ hack nghiêm trọng bị tiết lộ gần đây.
Trí tuệ nhân tạo - Ngành nghề dẫn đầu về mức lương tại Trung Quốc Vietnet24h - Ngành trí tuệ nhân tạo (AI) đang dẫn đầu bảng xếp hạng về mức lương, với các kỹ sư AI nhận được trung bình 3.000 USD (76,8 triệu đồng) mỗi tháng, theo báo cáo quý II/2024 của nền tảng tuyển dụng hàng đầu Zhilian Zhaopin.
Samsung và CMC cùng kết nối chiến lược thúc đẩy ngành bán dẫn ở Việt Nam Vietnet24h - Chủ tịch CMC Nguyễn Trung Chính và Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Jae Yong đã khẳng định cam kết hợp tác chiến lược nhằm đẩy mạnh ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Các đề xuất về thiết kế chip AI, chuyển giao công nghệ 5G và mở rộng mô hình GDC toàn cầu được đưa ra trong bối cảnh hợp tác đôi bên ngày càng chặt chẽ và bền vững.
GlobalFoundries chạy đua tìm kiếm tài năng bán dẫn khi nhu cầu về chip tăng cao Vietnet24h - Ngành công nghiệp bán dẫn đang tuyển dụng nhân công trong một thị trường lao động eo hẹp khi sự cạnh tranh giành nhân tài ngày càng gia tăng và nguồn tài trợ từ Đạo luật Khoa học và CHIPS tiếp tục bị phân tán.
Viettronics Tân Bình: Vinh Danh Doanh nghiệp Tiêu Biểu Vì Người Lao Động 2024 Vietnet24h - Ngày 26 tháng 6 vừa qua, Công ty Cổ phần Viettronics Tân Bình (VTB) vinh dự được xướng tên trong Top 67 Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động năm 2024 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức.
Hyundai Motor đề cử CEO nước ngoài đầu tiên trong thời đại Trump Vietnet24h - Hyundai Motor đã bổ nhiệm Jose Muñoz, giám đốc kinh doanh tại Hoa Kỳ và giám đốc điều hành toàn cầu của hãng sản xuất ô tô này, làm giám đốc điều hành nước ngoài đầu tiên.
Elon Musk giàu thêm 70 tỷ đô la kể từ chiến thắng của Trump nhờ cổ phiếu Tesla tăng vọt Vietnet24h - Mức tăng trưởng 39% của Tesla kể từ chiến thắng trong cuộc bầu cử của Donald Trump tuần trước đã giúp giá trị tài sản ròng của Elon Musk tăng thêm khoảng 70 tỷ đô la.
CZ – nhà sáng lập binance – lần đầu lộ diện sau khi ra tù, bật mí về cuộc sống sau song sắt Vietnet24h - Xuất hiện tại Tuần lễ Blockchain Binance, Changpeng Zhao (CZ) – cựu CEO Binance – gây chú ý khi chia sẻ câu chuyện từ những ngày trong tù và tiết lộ kế hoạch mới cho tương lai. Với phong thái thoải mái, CZ còn tiết lộ khả năng chống đẩy đáng nể và quyết tâm khám phá các lĩnh vực mới như AI.
Elon Musk giàu hơn 26 tỷ đô la sau ngày tốt nhất của Tesla trên thị trường chứng khoán kể từ năm 2013 Vietnet24h - Cổ phiếu Tesla tăng vọt 22% vào thứ năm, nâng giá trị tài sản ròng của Elon Musk lên khoảng 26 tỷ đô la.
Mark Zuckerberg: “Civilization là game tôi muốn giỏi nhất thế giới” Vietnet24h - Trong một cuộc phỏng vấn, Mark Zuckerberg chia sẻ niềm đam mê mạnh mẽ với trò chơi chiến thuật Civilization, thậm chí ông đang xem xét việc livestream khả năng chơi game điêu luyện của mình trên Twitch.
CEO Nvidia giàu hơn Intel: Cú bứt phá của Jensen Huang nhờ AI Vietnet24h - Jensen Huang, CEO của Nvidia, sở hữu tài sản cá nhân lên tới 109 tỷ USD, vượt qua vốn hóa của Intel. Với Nvidia đang đứng đầu trong cuộc đua AI tạo sinh, Huang trở thành một trong những doanh nhân quyền lực nhất ngành công nghệ.
Sóng gió tại OpenAI: khi lãnh đạo rời bỏ, nhân tài cũng xuôi theo Vietnet24h - OpenAI đang chứng kiến một làn sóng rời bỏ đáng báo động từ những lãnh đạo chủ chốt. Những quyết định này không chỉ làm rối ren nội bộ mà còn khiến nhiều nhân viên cảm thấy bất an và tìm kiếm cơ hội mới trong ngành công nghệ.
Mark Zuckerberg hiện là người giàu thứ hai thế giới, vượt qua Jeff Bezos Vietnet24h - Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg, CEO của Meta, Mark Zuckerberg đã vượt qua Jeff Bezos để trở thành người giàu thứ hai thế giới.
“Bóng hồng” ChatGPT Mira Murati bất ngờ rời OpenAI sau 6,5 năm Vietnet24h - Mira Murati, Giám đốc công nghệ OpenAI và người được mệnh danh là 'bóng hồng' của ChatGPT, đã thông báo rời công ty. Bước đi này diễn ra giữa thời điểm OpenAI đang đối mặt với nhiều thay đổi quan trọng trong đội ngũ lãnh đạo.
Cựu giám đốc chiến lược của Samsung gia nhập hội đồng quản trị Arm Vietnet24h - Arm cho biết trong một thông cáo báo chí rằng họ đã bổ nhiệm ông Sohn làm thành viên hội đồng quản trị mới. Đây là lần thứ hai Sohn có một ghế trong hội đồng quản trị của Arm.