Tin VEIA
Những kiến nghị của doanh nghiệp ngành điện tử đã được Thủ tướng lắng nghe
Hạnh Vy - Chủ Nhật, 08/08/2021 6:10 CH
Vietnet24h - Sáng nay, ngày 8 tháng 8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc với đại diện doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh nhiều địa phương đang phải thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, thua lỗ, đời sống nhân dân nói chung và công nhân nói riêng gặp khó khăn. Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, đóng cửa, rút khỏi thị trường.

Phát biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp trong sự phát triển kinh tế đất nước. Trong điều kiện khó khăn gây ra bởi dịch bệnh, doanh nghiệp vẫn luôn đồng hành, sát cánh, tin tưởng vào Chính phủ, ủng hộ Chính phủ trong cuộc chiến chống lại Covid 19.

Với phương châm "chia sẻ, thấu hiểu", Thủ tướng đã đưa ra khẩu hiệu của hội nghị để các đại biểu trao đổi là" "Đánh giá - Giải pháp - Thiết thực - Hiệu quả", trên tinh thần "Lợi ích hài hòa - Rủi ro chia sẻ".

Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành tham dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.

Đại diện cho các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên BCH Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) đã có cơ hội được chia sẻ những khó khăn của doanh nghiệp ngành điện tử đang phải đối diện và đưa ra những kiến nghị tại Hội nghị.

Ngành điện tử là ngành có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước, trong vòng 10 năm trở lại đây, luôn đứng đầu kim ngạch xuất khẩu của các ngành công nghiệp chế biến chế tạo và chiếm tỷ trọng từ 30 – 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. 

Năm 2020 tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành điện tử năm đạt 91,98 tỷ Đô la Mỹ(1), chiếm 34,05% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó kim ngạch xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 42,93 tỷ Đô la Mỹ; điện thoại và linh kiện là 49,05 tỷ Đô la Mỹ. Về nhập khẩu: Tổng kim ngạch nhập khẩu ngành điện tử năm 2020 (2) là 74,28 tỷ USD. Như vậy, ngành điện tử đã thực hiện xuất siêu 17,7 tỷ đồng năm 2020. 

Sang năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn, biến động do bệnh dịch covid-19, song 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của ngành điện tử đạt 48,91 tỷ USD, chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và tiếp tục đứng đầu trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Về nhập khẩu, kim ngạch nhập ngành điện tử đạt 42,57 tỷ USD. Như vậy, 6 tháng đầu năm 2021, ngành điện tử tiếp tục thực hiện xuất siêu 6,4 tỷ USD. Trong bối cảnh 6 tháng đầu năm, cả nước vẫn đang còn phải nhập siêu 1,47 tỷ USD (3) thì việc ngành điện tử xuất siêu đến 6,4 tỷ USD đã đóng góp đáng kể vào việc cân đối ngoại tệ của đất nước. 

Các sản phẩm của doanh nghiệp ngành điện tử mang tính ứng dụng cao, là sản phẩm thiết yếu của người tiêu dùng trong mùa dịch đảm bảo làm việc và học tập trực tuyến (điện thoại di động, máy tính, TV, các thiết bị ngoại vi…), cũng đồng thời là một trong những bộ phận thiết yếu của nhiều ngành kinh tế khác như quân đội, an ninh quốc phòng, đặc biệt là của ngành y tế (máy thở, máy X quang, máy siêu âm, máy lọc máu, thậm chí đến cả thiết bị đo thân nhiệt từ xa). 

Đại diện một số hiệp hội và doanh nghiệp tham dự Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.

Về lực lượng lao động ngành điện tử, theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến hết năm 2017 đã có trên 1 triệu lao động thuộc ngành này. Con số này tăng nhanh trong những năm gần đây. Hiện nay, lao động của ngành điện tử ước khoảng 1,5 triệu lao động. Ngành điện tử là ngành sản xuất tập trung vốn và công nghệ, tuy nhiên tại Việt Nam, có thêm đặc thù là tập trung lao động, do Việt Nam đang ở phân khúc cuối cùng của chuỗi sản xuất toàn cầu ngành điện tử, tập trung vào những công đoạn đòi hỏi nhiều lao động. 

Hiện nay, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh là do nhu cầu thị trường tăng cao (ảnh hưởng của dịch Covid-19 dẫn đến người lao động bắt buộc phải làm việc tại nhà). Ngoài ra, dịch Covid-19 khiến các công ty sản xuất máy tính tại Trung Quốc, công xưởng sản xuất của thế giới phải đóng cửa, nhiều doanh nghiệp trang bị máy tính cá nhân cho lao động làm việc tại nhà, không đến công sở làm việc để phòng chống dịch bệnh lây lan. Nhờ đó, doanh nghiệp điện tử trong nước nhận được nhiều đơn hàng hơn. Song cũng đang đứng trước nguy cơ bị phá vỡ hợp đồng, mất đơn hàng, đứt gãy chuỗi cung ứng và đứt gãy lực lượng lao động sản xuất có tay nghề do phải dừng sản xuất trong thời kỳ cách ly xã hội của các vùng kinh tế trọng điểm, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp điện tử sản xuất như: Bắc Ninh, Bắc Giang, TP. Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp phía Nam. 

Một số doanh nghiệp đầu chuỗi có xu hướng tìm kiếm và chuyển một phần sản xuất sang những nơi an toàn hơn. Hãng Apple tiếp tục tìm kiếm các đối tác sản xuất của họ tại Trung Quốc, mặc dù nhà sản xuất lớn nhất theo hợp đồng của họ đã đặt nhà máy tại Bắc Giang vào cuối năm ngoái. Nhà máy của Samsung tại khu vực Bắc Ninh đã buộc phải bị gián đoạn sản xuất trong quý II năm nay. Tập đoàn Samsung cũng có dấu hiệu tìm kiếm các đối tác gia công khác ngoài Việt Nam. Do ảnh hưởng có bệnh dịch, dẫn đến doanh thu xuất khẩu mảng điện thoại di động của họ đã giảm nhẹ vào năm 2020, mặc dù đang có xu hướng phục hồi vào năm nay, nếu tình hình dịch bệnh trong nước được khống chế. 

Tại các doanh nghiệp điện tử phía Nam, hầu hết phải dừng sản xuất do không đủ điều kiện thực hiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường 2 điểm đến”. Một số công ty cố gắng duy trình sản xuất ở mức 30% hoặc 50% nhưng cho biết tình trạng thực hiện “3 tại chỗ” khó có thể lâu dài, do tâm lý người lao động không muốn phải ăn ở tạm bợ tại công ty, cũng như việc duy trì công suất tối thiểu cũng khó đảm bảo đơn hàng với các đối tác. Chi phí doanh nghiệp tăng cao. Riêng chi phí test covid-19 cho người lao động, trung bình doanh nghiệp phải chi thêm khoảng 3 triệu đồng/1người/1 tháng. Ngoài ra, còn các chi phí phòng dịch khác như: mua bổ sung thêm trang thiết bị phục vụ ăn ở cho lao động tại chỗ; chi phí sát trùng, khử khuẩn, vệ sinh công nghiệp, v.v. Thậm chí ngay cả khi doanh nghiệp phải đóng cửa vẫn có nhiều khoản chi phí phải trả như trả lương ngừng việc cho người lao động, trả tiền thuê đất, trả lãi vay ngân hàng, chi phí điện, nước, hạ tầng để duy trì hệ thống máy móc thiết bị trong lúc dừng sản xuất, v.v. 

Việc nhập xuất và lưu thông hàng hóa phức tạp và không thống nhất giữa các địa phương có dịch và vùng giáp ranh, đã làm kéo dài thời gian lưu thông, tăng chi phí cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các quy định chưa thống nhất giữa các địa phương đan xen vùng dịch gây nhiều khó khăn cho các chuyên gia, người lao động khi di chuyển từ chỗ ở đến nơi làm việc. Các yêu cầu về test covid-19 đối với người lao động còn bất cập, tạo nguy cơ lây nhiễm khi tập trung quá đông người tại các địa điểm test covid và mất nhiều thời gian chờ đợi, thậm chí người lao động phải mất cả ngày chờ kết quả xét nghiệm để có thể di chuyển qua các chốt kiểm dịch. 

Do đó, cần coi lực lượng lao động ngành điện tử là lực lượng trên tuyến đầu của sản xuất, góp phần quan trọng trong đảm bảo mục tiêu kép của Chính phủ. Đồng thời đưa khối doanh nghiệp ngành sản xuất chủ chốt là một bộ phận quan trọng cùng tham gia chống dịch với những đóng góp đáng kể cho phòng chống dịch, như: tham gia sản xuất, cung ứng các vật tư, thiết bị y tế thiết yếu; cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho đời sống dân sinh trong mùa dịch như: điện thoại di động, máy vi tính, màn hình, thiết bị ngoại vi trong nhà dùng cho làm việc và học tập trực tuyến, v.v. Do vậy, lực lượng lao động ngành điện tử cần được quan tâm ưu tiên tiêm vắc xin sớm. Đồng thời, đề nghị Chính phủ hỗ trợ các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp thẩm định, đàm phán và nhập khẩu vắc xin khi các hiệp hội tìm được nguồn cung phù hợp.

Hội nghị được kết nối với các điểm cầu của cả nước.

Cộng đồng doanh nghiệp ngành điện tử đã gửi 8 kiến nghị lên Thủ tướng, cụ thể như sau:
1. Giải pháp căn cơ là cần cho người lao động các doanh nghiệp ngành điện tử được tiêm vắc xin sớm nhất và nhanh nhất có thể, đồng thời nên ứng dụng mạnh công nghệ thông tin trong việc tổ chức tiêm chủng để tiến trình này diễn ra nhanh chóng, kịp thời và khoa học; 

2. Cho phép doanh nghiệp chủ động đưa ra các giải pháp tổ chức sản xuất an toàn trong mùa dịch và đăng ký thực hiện với chính quyền địa phương sở tại, thay vì áp dụng cứng nhắc các biện pháp “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 địa điểm”; 

3. Cho phép doanh nghiệp được tự tổ chức test Covid-19 cho người lao động tại doanh nghiệp 1 tuần/1 lần và yêu cầu doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất an toàn với phương châm “Vắc xin + 5K”; 

4. Chỉ đạo để chính quyền địa phương và y tế địa phương thống nhất một quy trình hướng dẫn y tế về phòng dịch đối với doanh nghiệp để đảm bảo cho doanh nghiệp kịp thời tách các ca F0 ra khỏi doanh nghiệp để có thể tiếp tục tổ chức sản xuất. 

5. Hàng hóa, linh kiện, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của ngành điện từ cần được xem là hàng hóa thiết yếu, được đưa vào “luồng xanh” để vận chuyển, lưu thông. 

6. Những quy định đối với hàng hóa nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, việc đi lại đối với chuyên gia, người lao động qua các tỉnh, địa phương thuộc diện cách ly, giãn cách cần được sự chỉ đạo xuyên suốt từ Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng từ khâu vận tải; 

7. Cần có đường dây nóng xử lý khẩn cấp những tình huống phát sinh trong và ngoài vùng dịch để xử lý kịp thời những vướng mắc cho doanh nghiệp trong lưu thông con người và hàng hóa. 

8. Các kiến nghị về chính sách thuế: a. Giảm 50% tất cả các loại thuế: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thu nhập cá nhân cho người lao động, thuế khác đồng thời xin giãn thời gian nộp từ 6 - 12 tháng. b. Giảm 50% tiền thuê đất cho hai năm 2020 & 2021 và xin giãn thời gian nộp 12 tháng vì chi phí này hiện tại là gánh nặng của doanh nghiệp. c. Giãn thời gian trả nợ vay đến hạn cho doanh nghiệp từ 6-12 tháng, lãi suất vay giảm 30% so với lãi suất theo quy định thông thường đối với các khoản đã vay và khoản vay mới. d. Giảm 50% chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và xin giãn thời gian nộp từ 6 - 12 tháng. e. Giảm giá bán điện, nước, xăng. 

Toàn bộ các kiến nghị của doanh nghiệp ngành điện tử đã Thủ tướng lắng nghe, ghi nhận và  được phản ánh trong báo cáo tổng hợp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng chí Vũ Tiến Lộc.

Trong kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh bốn nội dung chính: 1. Ghi nhận, đánh giá cao cộng đồng doanh nghiệp đang chung tay đóng góp chống dịch với Đảng và Nhà nước; 2. Sẽ ban hành nghị quyết hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong tình hình hiện nay đáp ứng cao nhất có thể các yêu cầu của doanh nghiệp; 3. Mục tiêu cao nhất của Chính phủ là đảm bảo sức khỏe của người dân trên hết và trước hết. 4. Không để xảy ra khủng hoàng kinh tế.

1 Theo số liệu thống kê do TCHQ cung cấp. 
2 Nguồn số liệu: TCHQ.  
3. Số liệu của Tổng Cục thống kê 6 tháng đầu năm 2021  

Duy trì sản xuất trong mùa dịch COVID-19: Kiến nghị và giải pháp từ cộng đồng doanh nghiệp Vietnet24h - Ngày 4 tháng 8 vừa qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Viện Quản lý Kinh tế Trung ương và 16 hiệp hội ngành hàng thuộc các khối sản xuất trọng yếu của nền kinh tế đã tổ chức tọa đàm trực tuyến bàn các biện pháp duy trì sản xuất trong mùa dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Tin khác cùng chuyên mục
Tin đọc nhiều
Nỗ lực tham gia có hiệu quả vào chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt Vietnet24h - Để thúc đẩy ngành sản xuất điện tử Việt Nam phát triển đạt chất lượng cao và tăng cường trao đổi chuyên sâu, hợp tác thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất điện tử, Hội nghị “Sản xuất thông minh trong ngành điện tử: “Kết nối và phát triển chuỗi cung ứng” do Tạp chí Công nghệ mới Step by Step thuộc Nhà xuất bản Quốc tế ACT International phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) đồng tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.
Sắp diễn ra Hội thảo: Sản xuất thông minh trong ngành điện tử: Kết nối và Phát triển chuỗi cung ứng Vietnet24h - Hội thảo do Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) phối hợp cùng Nhà xuất bản quốc tế ACT (Trung Quốc) và Tạp chí Điện tử Vietnet24h tổ chức vào ngày 08 tháng 8 năm 2024 tại Khách sạn Melia Hà Nội.
Hội thảo quốc tế IPC về Chất Lượng & Độ Tin Cậy Cao tại Việt Nam Vietnet24h - IPC (Institute of Printed Circuits) là Hiệp Hội Thương Mại Toàn Cầu cho Ngành Công Nghiệp Điện Tử thành lập vào năm 1957 tại Hoa Kỳ. Nay là một trong những tổ chức có ảnh hưởng nhất trong ngành công nghiệp sản xuất điện tử của Mỹ và thế giới. IPC được Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) công nhận là Tổ Chức Phát Triển Tiêu Chuẩn.
Hội thảo: “Sáng tạo bền vững trong sản xuất điện tử, tự động hoá và hơn nữa”, thông điệp về sản xuất bền vững trong nền kinh tế tuần hoàn Vietnet24h - Ngày 12 tháng 6 sắp tới sẽ diễn ra hội thảo “Sáng tạo bền vững trong sản xuất điện tử, tự động hoá và hơn nữa” do Công ty RX Tradex và Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam tổ chức tại Bắc Ninh.
Nhiều cơ hội giao thương được mở ra cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam và Trung Quốc Vietnet24h - Triển lãm Quốc tế Điện tử và Thiết bị Thông minh (IEAE2024) được tổ chức từ ngày 23 đến 25 tháng 5 năm 2024 tại SECC TP. Hồ Chí Minh đã mở ra nhiều cơ hội giao thương, hợp tác kinh doanh, sản xuất giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Mời tham dự Hội thảo “Định hình một tương lai bền vững với các nhà sản xuất điện tử” Vietnet24h - Hội thảo sẽ mang đến những thông tin cập nhật về thị trường thiết bị điện tử tiêu dùng và xu hướng tiêu dùng; Tư vấn tái cấu trúc và chuyển đổi số trong sản xuất điện tử; Cập nhật các tiêu chuẩn xuất khẩu đi thị trường Âu, Mỹ đối với các nhà sản xuất thiết bị điện tử.
Đón xem Triển lãm Quốc tế Điện tử & Thiết bị Thông minh Việt Nam (IEAE): Nơi hội tụ của công nghệ thông minh tiên tiến nhất Vietnet24h - Triển lãm IEAE là triển lãm duy nhất trong lĩnh vực Điện tử & Thiết bị thông minh do Công ty VINEXAD (Bộ Công Thương) và Công ty CHAOYU EXPO đồng tổ chức, diễn ra từ ngày 23 đến 25 tháng 5 sắp tới tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Quốc tế Sài Gòn (SECC), TP HCM.
Hội nghị Thượng đỉnh gia công hiệu suất cao ASEAN 2024: Phụ tùng ô tô, Điện tử và Tự động hóa lắp ráp Vietnet24h - Hội nghị quy tụ hơn 150 đại biểu, bao gồm các chuyên gia sản xuất, diễn giả chuyên môn trong lĩnh vực ô tô, xe máy, phụ tùng ô tô và linh kiện từ nước ngoài và Việt Nam như VASI, VEIA, Vinfast, TechMan Robot, ShareTech,… Sự kiện này không chỉ là cơ hội để các chuyên gia trong ngành chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ mới, quy trình sản xuất tiên tiến mà còn mở ra không gian cho các đại biểu mở rộng mạng lưới, tạo dựng mối quan hệ đối tác mới.
Chương trình kết nối doanh nghiệp tại Triển lãm Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam 2023 (IEAE) Vietnet24h - Để giúp các đối tác có nhiều cơ hội kinh doanh hơn, Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) phối hợp cùng Công ty Tổ chức Triển lãm Chaoyu và VINEXAD tổ chức một Chương trình kết nối doanh nghiệp đặc biệt dành cho các doanh nghiệp tham gia triển lãm, các doanh nghiệp hội viên VEIA và các doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử.
Cơ hội kết nối với hệ sinh thái chuỗi cung ứng của Việt Nam tại ITAP 2023 Vietnet24h - Trong khuôn khổ Triển lãm Chuyên đối Công nghiệp 4.0 (ITAP2023), hoạt động kết nối với hệ sinh thái chuỗi cung ứng ngành công nghiêp điện tử Việt Nam được diễn ra với phiên kết nối giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Singapore đã tạo tiếng vang lớn và thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà triển lãm, các cơ quan chính phủ, các hiệp hội, người mua, người bán và khách tới thăm quan tại ITAP 2023.
JS VTB GÂY ẤN TƯỢNG ĐẶC BIỆT TẠI VIETNAM MOTOR SHOW 2024 Vietnet24h - Tại sự kiện, Công ty Cổ phần JS VTB giới thiệu hàng loạt sản phẩm, thiết bị công nghệ , giải trí dành cho Ô tô chất lượng cao, mẫu mã đẹp thu hút đông đảo khách tham quan.
VIETTRONICS TÂN BÌNH – KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ TIÊU DÙNG Vietnet24h - Ngày 29/08/2024, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM, Công ty cổ phần Viettronics Tân Bình (VTB) đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong sự kiện “Ngày hội Kết nối Thương hiệu”, một sân chơi uy tín dành cho các doanh nghiệp trong Khối các cơ quan Trung ương tại TP. HCM.
Tổng Kết Dự Án Phát Triển Nhân Tài Công Nghệ Samsung Innovation Campus 2023-2024 Vietnet24h - Tính từ khi được ra mắt năm 2019 cho đến nay, đã có hơn 12.000 học sinh, sinh viên và giáo viên được đào tạo và phát triển năng lực công nghệ cao từ dự án Samsung Innovation Campus của Samsung Việt Nam.
Viettronics Tân Bình: Doanh nghiệp Văn hóa tiêu biểu thời kỳ hội nhập Vietnet24h - Giải thưởng danh giá này được trao tặng tại Diễn đàn “Doanh nghiệp tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời kỳ hội nhập năm 2024” vào ngày 23 tháng 06 năm 2024
Liệu việc đình công kéo dài có ảnh hưởng đến sản xuất chip của Samsung? Vietnet24h - Với việc liên đoàn lao động lớn nhất của Samsung Electronics đe dọa sẽ kéo dài cuộc đình công đến “vô thời hạn”, mối lo ngại về năng suất của nhà sản xuất chip này đang gia tăng.
OpenAI lâm vào khủng hoảng: Từ vụ hack đến những tranh cãi liên tục Vietnet24h - OpenAI, công ty nổi tiếng với ChatGPT, đang phải đối mặt với một loạt vấn đề tai tiếng khi thông tin về một vụ hack nghiêm trọng bị tiết lộ gần đây.
Trí tuệ nhân tạo - Ngành nghề dẫn đầu về mức lương tại Trung Quốc Vietnet24h - Ngành trí tuệ nhân tạo (AI) đang dẫn đầu bảng xếp hạng về mức lương, với các kỹ sư AI nhận được trung bình 3.000 USD (76,8 triệu đồng) mỗi tháng, theo báo cáo quý II/2024 của nền tảng tuyển dụng hàng đầu Zhilian Zhaopin.
Samsung và CMC cùng kết nối chiến lược thúc đẩy ngành bán dẫn ở Việt Nam Vietnet24h - Chủ tịch CMC Nguyễn Trung Chính và Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Jae Yong đã khẳng định cam kết hợp tác chiến lược nhằm đẩy mạnh ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Các đề xuất về thiết kế chip AI, chuyển giao công nghệ 5G và mở rộng mô hình GDC toàn cầu được đưa ra trong bối cảnh hợp tác đôi bên ngày càng chặt chẽ và bền vững.
GlobalFoundries chạy đua tìm kiếm tài năng bán dẫn khi nhu cầu về chip tăng cao Vietnet24h - Ngành công nghiệp bán dẫn đang tuyển dụng nhân công trong một thị trường lao động eo hẹp khi sự cạnh tranh giành nhân tài ngày càng gia tăng và nguồn tài trợ từ Đạo luật Khoa học và CHIPS tiếp tục bị phân tán.
Viettronics Tân Bình: Vinh Danh Doanh nghiệp Tiêu Biểu Vì Người Lao Động 2024 Vietnet24h - Ngày 26 tháng 6 vừa qua, Công ty Cổ phần Viettronics Tân Bình (VTB) vinh dự được xướng tên trong Top 67 Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động năm 2024 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức.
Elon Musk giàu thêm 70 tỷ đô la kể từ chiến thắng của Trump nhờ cổ phiếu Tesla tăng vọt Vietnet24h - Mức tăng trưởng 39% của Tesla kể từ chiến thắng trong cuộc bầu cử của Donald Trump tuần trước đã giúp giá trị tài sản ròng của Elon Musk tăng thêm khoảng 70 tỷ đô la.
CZ – nhà sáng lập binance – lần đầu lộ diện sau khi ra tù, bật mí về cuộc sống sau song sắt Vietnet24h - Xuất hiện tại Tuần lễ Blockchain Binance, Changpeng Zhao (CZ) – cựu CEO Binance – gây chú ý khi chia sẻ câu chuyện từ những ngày trong tù và tiết lộ kế hoạch mới cho tương lai. Với phong thái thoải mái, CZ còn tiết lộ khả năng chống đẩy đáng nể và quyết tâm khám phá các lĩnh vực mới như AI.
Elon Musk giàu hơn 26 tỷ đô la sau ngày tốt nhất của Tesla trên thị trường chứng khoán kể từ năm 2013 Vietnet24h - Cổ phiếu Tesla tăng vọt 22% vào thứ năm, nâng giá trị tài sản ròng của Elon Musk lên khoảng 26 tỷ đô la.
Mark Zuckerberg: “Civilization là game tôi muốn giỏi nhất thế giới” Vietnet24h - Trong một cuộc phỏng vấn, Mark Zuckerberg chia sẻ niềm đam mê mạnh mẽ với trò chơi chiến thuật Civilization, thậm chí ông đang xem xét việc livestream khả năng chơi game điêu luyện của mình trên Twitch.
CEO Nvidia giàu hơn Intel: Cú bứt phá của Jensen Huang nhờ AI Vietnet24h - Jensen Huang, CEO của Nvidia, sở hữu tài sản cá nhân lên tới 109 tỷ USD, vượt qua vốn hóa của Intel. Với Nvidia đang đứng đầu trong cuộc đua AI tạo sinh, Huang trở thành một trong những doanh nhân quyền lực nhất ngành công nghệ.
Sóng gió tại OpenAI: khi lãnh đạo rời bỏ, nhân tài cũng xuôi theo Vietnet24h - OpenAI đang chứng kiến một làn sóng rời bỏ đáng báo động từ những lãnh đạo chủ chốt. Những quyết định này không chỉ làm rối ren nội bộ mà còn khiến nhiều nhân viên cảm thấy bất an và tìm kiếm cơ hội mới trong ngành công nghệ.
Mark Zuckerberg hiện là người giàu thứ hai thế giới, vượt qua Jeff Bezos Vietnet24h - Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg, CEO của Meta, Mark Zuckerberg đã vượt qua Jeff Bezos để trở thành người giàu thứ hai thế giới.
“Bóng hồng” ChatGPT Mira Murati bất ngờ rời OpenAI sau 6,5 năm Vietnet24h - Mira Murati, Giám đốc công nghệ OpenAI và người được mệnh danh là 'bóng hồng' của ChatGPT, đã thông báo rời công ty. Bước đi này diễn ra giữa thời điểm OpenAI đang đối mặt với nhiều thay đổi quan trọng trong đội ngũ lãnh đạo.
Cựu giám đốc chiến lược của Samsung gia nhập hội đồng quản trị Arm Vietnet24h - Arm cho biết trong một thông cáo báo chí rằng họ đã bổ nhiệm ông Sohn làm thành viên hội đồng quản trị mới. Đây là lần thứ hai Sohn có một ghế trong hội đồng quản trị của Arm.
Larry Ellison của Oracle đã vượt qua Jeff Bezos để trở thành người giàu thứ hai thế giới Vietnet24h - Cổ phiếu của Oracle đang có tuần tốt nhất kể từ năm 2021 sau báo cáo thu nhập tốt hơn dự kiến ​​và hướng dẫn lạc quan cho năm tài chính tiếp theo.