Cuối tuần trước, giới chức Singapore đã yêu cầu quản trị viên của trang mạng States Times Review Alex Tan, gắn kèm nội dung đính chính bên cạnh một bài đăng hôm 23.11 về các cuộc bầu cử tại Singapore vì những thông tin được cho là thiếu chính xác nghiêm trọng. Tuy nhiên, quản trị viên hiện đang ở nước ngoài này đã từ chối yêu cầu và cho rằng mình là một công dân Australia nên không phải tuân thủ yêu cầu của Chính phủ Singapore.
Động thái này cho thấy Singapore đang tăng cường áp dụng luật chống thông tin giả mạo mới vừa có hiệu lực tại quốc gia này. Theo luật, người vi phạm có thể đối mặt án tù lên đến 10 năm và tiền phạt 735.000 USD.
Sau đó, giới chức Singapore đã gửi yêu cầu tới Facebook để gắn thông báo đính chính vào bài đăng này kèm theo một đường link dẫn tới trang web có tuyên bố chính thức của chính phủ Singapore. Trong yêu cầu gửi tới Facebook, giới chức Singapore nêu rõ bài báo của ông Tan chứa những nội dung sai sự thực và có những cáo buộc trắng trợn về dàn xếp bầu cử tại Singapore. Hiện, Facebook chưa đưa ra phản hồi chính thức với yêu cầu trên.
Facebook đã phải khuất phục trước yêu cầu của chính phủ Singapore. Ngày 30/11, Facebook đã bổ sung "Thông báo đính chính" tới bài đăng mà chính phủ Singapore khẳng định là thông tin sai sự thật. Nội dung thông báo của Facebook: "Facebook được pháp luật yêu cầu phải nói với bạn rằng chính phủ Singapore nói rằng bài đăng này có thông tin sai lệch".
Như vậy, Facebook là công ty công nghệ đầu tiên phải tuân thủ theo luật của một quốc gia về chống tin giả.
Để hợp tác với các chính phủ trong việc ngăn chặn nạn tin giả và tình trạng lợi dụng mạng xã hội để thao túng dư luận, facebook tạo ra bộ lọc để loại bỏ những nội dung bị các chính phủ cáo buộc vi phạm luật pháp địa phương, với gần 18.000 trường hợp trên toàn cầu được ghi nhận trong vòng 1 năm qua tính đến tháng 6.2019, theo báo cáo facebook. Tuy nhiên, POFMA của Singapore là đạo luật đầu tiên trên thế giới yêu cầu facebook đăng thông tin cải chính theo yêu cầu của chính phủ nước sở tại.