Huawei khẳng định trên Reuters rằng FedEx đã chuyển hai gói hàng sang Mỹ trong khi nó được gửi đi từ Nhật Bản và địa chỉ nhận là công ty Huawei ở Trung Quốc. Hãng vận chuyển này cũng bị tố cố gắng điều hướng hai gói hàng khác được gửi từ Việt Nam tới các văn phòng Huawei ở châu Á.
Trong tuyên bố của mình, tập đoàn viễn thông Trung Quốc nêu rõ, hai bưu kiện được gửi vào ngày 19/5 và 20/5 từ Tokyo, dành cho trụ sở Huawei ở Trung Quốc nhưng lại đến Memphis, Tennessee, trụ sở của FedEx tại Mỹ hôm 23/5. Hai bưu kiện khác được gửi đi ngày 15/5 từ Hà Nội với điểm đến là các văn phòng của Huawei tại Hong Kong và Singapore, nhưng lại bị giữ lại sau khi đến các trạm trung chuyển của FedEx ở Hong Kong và Singapore vào ngày 21/5 với lý do “vận chuyển ngoại lệ”.
Công ty viễn thông Trung Quốc cung cấp hình ảnh theo dõi vận đơn của FedEx nhưng thông tin chưa được xác minh. FedEx từ chối bình luận với lý do chính sách của hãng là không tiết lộ thông tin khách hàng. Huawei cho biết bốn gói hàng này chỉ chứa tài liệu, không liên quan tới công nghệ.
"Gần đây, khi chúng tôi gửi các tài liệu thương mại quan trọng bằng FedEx, chúng không được chuyển tới đích mà bị chuyển hướng hoặc được yêu cầu điều hướng tới FedEx ở Mỹ, làm giảm niềm tin của chúng tôi", phát ngôn viên của Huawei Joe Kelly nói. "Chúng tôi sẽ phải xem xét lại các yêu cầu hỗ trợ chuyển phát tài liệu và hậu cần do hậu quả trực tiếp của những sự cố này".
Hai gói hàng được gửi ngày 19 và 20/5 từ Tokyo (Nhật Bản) cho Huawei Trung Quốc nhưng lại kết thúc tại Memphis, Tennessee, chi nhánh của Huawei ở Mỹ, vào ngày 23/5.
Các gói hàng khác được gửi từ Hà Nội ngày 17/5 tới văn phòng của Huawei ở Hong Kong và Singapore, đã được giữ lại tại bưu cục địa phương vào 21/5 vì "ngoại lệ giao hàng". Theo website của FedEx, tình huống này xảy ra khi có một sự kiện bất ngờ ảnh hưởng đến việc giao hàng, chẳng hạn hải quan chậm trễ, nghỉ lễ...
Huawei cho biết đã gửi khiếu nại tới cơ quan quản lý bưu chính của Trung Quốc, nơi đang tiếp nhận và điều tra sự việc.
Huawei cũng nói với Reuters rằng cả hai kiện hàng Việt Nam nêu trên đều được chuyển bằng đơn vị thầu chuyên giao hàng cho họ, và chứa tài liệu khẩn.
Cho tới nay, chưa bên nào xác nhận được nguyên nhân FedEx không chuyển các kiện hàng trên như yêu cầu. Vì vậy không rõ liệu hành động của FedEx có liên quan gì tới chỉ đạo của chính quyền Mỹ trong việc đưa Huawei vào danh sách đen vài ngày trước khi các kiện hàng kia được chuyển hay không.
Mỹ luôn coi Huawei là mối đe dọa an ninh quốc gia vì công ty này có quan hệ chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc dù Huawei nhiều lần phủ nhận. Ngày 15/5, Bộ thương mại Mỹ đưa Huawei và khoảng 68 chi nhánh vào danh sách cấm mua các bộ phận và linh kiện từ công ty Mỹ, nếu không có sự chấp thuận của chính phủ. Ngày 21/5, Mỹ nới lỏng lệnh cấm trong ba tháng, cho phép hãng tiếp tục mua hàng hóa do Mỹ sản xuất để duy trì hoạt động cho các nhà mạng hiện tại.
Về phần mình, FedEx từ chối đưa ra bình luận, đồng thời cho biết theo quy định của công ty, họ không được phép tiết lộ thông tin khách hàng. Huawei từ chối giải thích lý do tại sao họ nghĩ rằng các gói hàng này bị chuyển hướng. Vẫn chưa rõ liệu sự cố này có liên quan đến việc chính phủ Mỹ đưa Huawei cùng các chi nhánh vào "danh sách đen thương mại" và cấm các công ty tại Mỹ làm ăn với Huawei hồi giữa tháng 5 hay không.