Đáp lại, Sáu công ty cũng trả lời rằng họ sẽ cập nhật các chính sách về bảo hành.
FTC cảnh báo các công ty về điều khoản bảo hành trong đó cụ thể là quy định rằng người tiêu dùng không thể sử dụng các bộ phận, phụ kiện của bên thứ ba, hoặc nếu ‘con tem bảo hành’ đã bị gỡ bỏ sẽ không được bảo hành. Quy đinh này là phạm pháp luật của Mỹ.
Một trong số những điều khoản bảo hành vi phạm luật khác bao gồm việc gỡ bỏ các miếng dán bảo hành. Trong trường hợp của Microsoft, FTC cho biết Microsoft vi phạm vấn đề bảo hành của Xbox One khi công ty đưa ra văn bản như sau,” Microsoft không chịu trách nhiệm và bảo hành này không áp dụng nếu như Xbox One hoặc phụ kiện được… sửa bởi bất kỳ ai khác ngoài Mircosoft.”
Đây là câu chữ mà FTC xem là vi phạm định luật Bảo hành 1975 Magnuson-Moss. Quy định cấm các công ty thu hơn 5 USD phí sửa chữa sản phẩm hoặc giới hạn sửa chữa trên thiết bị vẫn được bảo hành. Trường hợp ngoại lệ là nếu công ty đổi và sửa chữa miễn phí, hoặc đã được FTC cho phép.
Còn về miếng dán bảo hành, chúng thường được dán lên vị trí các con vít hoặc ở những phần của thiết bị buộc phải gỡ tem ra để mở thiết bị bên trong. Việc sử dụng những miếng dán này là điều mà FTC “cực kỳ quan ngại”.
Nintendo cũng đã tuyên bố nói rằng họ sẽ tôn trọng bảo đảm bảo hành “cho các lỗi không phải do người sử dụng hoặc do hành vi trái phép khác”, trong khi Sony cập nhật chính sách của mình để xác định việc của họ vẫn không áp dụng bảo hành trong trường hợp bộ phận hoặc phụ kiện của bên thứ ba gây ra thiệt hại nếu chúng được tự ý cài đặt hoặc sản phẩm bị hỏng do sửa chữa bởi những người không phải đại lý ủy quyền của hãn - nhưng vẫn sẽ được áp dụng bản hành nếu bạn chỉ xóa dán tem. Hyundai nói rằng họ đã sửa các từ ngữ trên trang web của mình.
Một người phát ngôn của HTC cũng đã đưa ra một tuyên bố cho The Verge, nói rằng “Chúng tôi có thể xác nhận HTC đã nhận được một lá thư từ FTC. Chúng tôi chủ động làm việc để giải quyết những lo ngại của FTC và đảm bảo sự tuân thủ của HTC với tất cả các luật điều chỉnh bảo hành sản phẩm. ”