Cụ thể, Phòng thí nghiệm không quân Mỹ (AFRL) vừa tuyên bố, đã thử nghiệm thành công hệ thống vũ khí laser có khả năng bắn hạ nhiều loại tên lửa vào hôm 23/4 vừa qua.
Theo AFRL, hệ thống phòng thủ sử dụng tia laser (SHiELD) đã bắn hạ các tên lửa nhờ sử dụng một thiết bị đặt dưới mặt đất.
Chương trình SHiELD với mục đích tạo ra một hệ thống vũ khí laser trang bị trên máy bay, được sử dụng cho việc tự vệ trước các tên lửa không đối không (AAM) và đất đối không (SAM) của đối phương.
“Cuộc thử nghiệm quan trọng này cho thấy vũ khí năng lượng đang trên đường trở thành thứ có khả năng thay đổi chiến tranh trong tương lai”, tiến sĩ Kelly Hammett, giám đốc bộ phận phát triển vũ khí năng lượng trực tiếp của AFRL, cho hay.
Trước đó, Defense News cho rằng, vũ khí công nghệ laser có thể phóng ra luồng siêu nhiệt tàng hình và không gây ra bất cứ tiếng động nào, thông qua việc sử dụng năng lượng điện từ các loại vật liệu làm bằng đất hiếm để kích hoạt các electron và phát nhiệt.
Tiến sĩ Kelly Hammett - Giám đốc bộ phận phát triển vũ khí năng lượng trực tiếp của AFRL cho hay: "Cuộc thử nghiệm này cho thấy vũ khí năng lượng trực tiếp đang trên đường trở thành thứ có khả năng thay đổi cục diện chiến tranh trong tương lai".
Khác với loại phòng vệ bị động trên, SHiELD sẽ đóng vai trò như hệ thống vũ khí phòng vệ chủ động, qua đó tự động phát hiện các mối đe dọa vô hiệu hóa bằng tia laser, đồng thời, nó cũng có thể đóng vai trò như một loại vũ khí tấn công.
Trong chương trình thử nghiệm vừa qua, hệ thống vũ khí laser được đặt dưới mặt đất. Song, phiên bản gắn trên máy bay chiến đấu chắc chắn sẽ được thiết kế nhỏ và nhẹ hơn nhiều.
Được biết, các nhà khoa học quân sự luôn cố gắng cung cấp cho máy bay các biện pháp phòng vệ như pháo sáng hay chim mồi nhằm tăng khả năng sống sót của nó trước các loại tên lửa của đối phương.
SHiELD cũng không phải là công nghệ laser duy nhất được thử nghiệm bởi quân đội Hoa Kỳ - trước đó họ đã thử nghiệm một hệ thống gắn trên máy bay trực thăng tấn công Apache AH-64. Vào mùa hè năm ngoái hệ thống này cũng được Hải quân Hoa Kỳ nghiên cứu để cài đặt trên tàu chiến.