Đây là diễn biến mới nhất trong chuỗi động thái từ Chính phủ Mỹ nhằm mục đích ngăn cấm các công ty Mỹ mua thiết bị từ Huawei và ZTE. Huawei và ZTE sẽ có 30 ngày để tranh luận về quyết định này và sớm nhất là đến năm 2020, quyết định cuối cùng về việc loại bỏ thiết bị của Huawei và ZTE mới được đưa ra.
Chủ tịch FCC Ajit Pai lần đầu đề xuất ngăn chặn các công ty – vốn có nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia – nhận vốn từ Quỹ Dịch vụ Toàn cầu (USF) của FCC vào tháng 3/2018, nhưng không chỉ đích danh Huawei hay ZTE. Quỹ này mang lại trợ cấp để cung cấp dịch vụ ở vùng sâu vùng xa hoặc những khu vực khó tiếp cận đến và cho thư viện và trường hợp.
'Trong bối cảnh về các mối đe dọa của Huawei và ZTE đối với an ninh của Mỹ và tương lai 5G của chúng tôi, FCC sẽ không ngồi yên và hy vọng điều tốt nhất sẽ xảy ra vào thứ Sáu vừa qua'', Chủ tịch FCC Ajit Pai cho biết. ''Đây không phải là một vấn đề chính trị.''
Ủy viên thuộc FCC Geoffrey Starks – một đảng viên Dân chủ - cho biết có thể phải tốn đến 2 tỉ USD để thay thế thiết bị trong mạng lưới ở vùng nông thôn Mỹ.
Huawei gọi quyết định này là “trái pháp luật” và yêu cầu FCC “phải suy nghĩ lại quyết định hết sức sai lầm của mình.” Đó là lý luận quyết định của FCC được dựa ''nền tảng của không có gì khác hơn là phi lý và vô căn cứ.''
Khoảng hơn 10 công ty viễn thông Mỹ ở vùng nông thông – vốn phụ thuộc vào các thiết bị không quá đắt đỏ từ Huawei và ZTE – đang bàn luận với Ericsson và Nokia để thay thế thiết bị của Trung Quốc, Reuters ghi nhận trong tháng 6/2019.
Hồi tháng 9, Quốc hội Mỹ đề xuất dự luật hỗ trợ 1 tỷ USD cho các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông không dây nhỏ và ở nông thôn để loại bỏ thiết bị từ công ty Huawei và ZTE của Trung Quốc, nhằm đảm bảo an ninh quốc gia.
FCC có thể khai thác quỹ của mình để trả tiền thay thế nếu dự luật này không được thông qua.