Huawei có thể sẽ phải đối mặt với lệnh cấm kinh doanh với các công ty Mỹ có thể vì lý do nghi vấn an ninh mạng. Thông tin này dấy lên nghi vấn về việc liệu Huawei có chịu sự trừng phạt giống như cách Chính phủ Mỹ đang áp đặt lên ZTE? Tuy nhiên, phía Huawei đã bác bỏ khả năng này.
Huawei là nhà sản xuất thiết bị mạng viễn thông lớn trên thế giới và là nhà sản xuất smartphone lớn thứ 3 thế giới. Để có được vị thế như hiện nay, Huawei đã đầu tư rất nhiều cho R&D. Hàng năm, công ty thường dành khoảng 20-30% số tiền trích quỹ cho các nghiên cứu và phát triển cơ bản. Và chip xử lý Kirin là thành tựu lớn nhất có được từ những nỗ lực tập trung cho R&D của Huawei.
Mặc dù Huawei có chip riêng của mình mà có thể không cần tới những con chip xử lý sản xuất từ Qualcomm hay Intel nhưng có rất nhiều linh kiện và các bộ phận trong một chiếc smartphone như cả phần mềm như hệ điều hành, Huawei vẫn rất cần tới các công ty Mỹ.
CEO của Huawei Ken Hu chia sẻ: “Chính sách của Huawei là thực thi nghiêm chỉnh tất cả các luật và quy định của Châu Âu, Mỹ và Liên Hợp Quốc liên quan đến nhiều vấn đề như an ninh mạng, xuất khẩu hàng hóa. Chúng tôi phải chọn các công nghệ tốt nhất, sản phẩm tốt nhất và chúng tôi vẫn tiếp tục mua những con chip sản xuất tại Mỹ trong năm nay”.
Ren Zhengfei - sáng lập kiêm chủ tịch Huawei tiết lộ công ty sẽ mua 50 triệu sản phẩm chip từ Qualcomm. Ông cũng khẳng định, Huawei và Qualcomm, Intel, Broadcom, Apple, Samsung, Microsoft, Google sẽ luôn là những “người bạn tốt” trong mối quan hệ kinh doanh. Các công ty luôn phải “dựa” vào nhau để có thể hoàn thành một chiếc smartphone từ linh kiện nhỏ nhất cho tới phần mềm hoạt động.